Các giai đoạn phát triển của Phật giáo:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

2. Tính biểu trƣng, tính biểu cảm và tính linh hoạt trong nghệ thuật ngôn từ Việt Nam

3.2.3. Các giai đoạn phát triển của Phật giáo:

- Sự phát triển của đạo Phật có thể đƣợc chia làm bốn giai đoạn:

Giữa thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ thứ 5 trƣớc CN: Giai đoạn nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.

Kể từ thế kỉ thứ 4 trƣớc Cơng ngun: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra nhiều trƣờng phái qua các lần kết tập về giáo pháp.

Kể từ thế kỉ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan trọng là Trung quán tông và Duy thức tông

Kể từ thế kỉ thứ 7: Sự xuất hiện của Mật tông Phật giáo (Phật giáo Tây Tạng, Kim cƣơng thừa).

Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo đƣợc xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh đạo Phật. Tuy nhiên một số giáo lý của Phật giáo đã đƣợc Hindu giáo tiếp nhận (tiêu biểu nhƣ việc coi Đức Phật là hóa thân thứ 8 của thần Bhrama-vị thần tối cao của Hindu giáo).

Từ thế kỉ thứ 13, đạo Phật đƣợc truyền đi các nƣớc khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nƣớc đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của Thƣợng tọa bộ đƣợc truyền bá rộng rãi tại Sri Lanka, Nepal, Bhutan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Đại thừa đƣợc truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore. Giáo pháp Kim cƣơng thừa - cũng đƣợc xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ. Ngày nay, chƣa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác. Ngƣời ta ƣớc lƣợng có khoảng 400-500 triệu ngƣời (số ngƣời đã quy yTam bảo), nhƣng số ngƣời theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhƣng trong nhà vẫn thờ Phật, Bồ Tát... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngƣỡng truyền thống khác nhƣ thờ Thần Tài-Ông Địa, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng Thƣợng đế... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhƣng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu... thì dựa vào kinh Phật) thì con số cịn cao hơn nhiều, có thể lên tới 1,2-1,6 tỷ ngƣời[1]. Điều này đặc biệt phổ biến tại các nƣớc Đông Á và chịu ảnh hƣởng văn hóa Trung Hoa khi mà Phật Giáo bị "địa phƣơng hóa", đƣợc dung nạp và trở thành một phần trong tín ngƣỡng dân gian. Ngƣời dân ở các nƣớc này mặc nhiên coi việc thờ Phật là lẽ tự nhiên nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, dù nhiều ngƣời chƣa từng đọc qua kinh sách hay trải qua các nghi lễ Phật pháp.

Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam

Phật giáo đƣợc du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử (ở Hƣng Yên ngày nay) học đạo của một nhà sƣ Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nƣơng Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.

Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) đƣợc phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" đƣợc dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy

mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt đƣợc coi nhƣ một vị thần tiên chuyên cứu giúp ngƣời tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hƣởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và đƣợc thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha đƣợc phiên âm thành "Phật đà", "Phật đồ" rồi đƣợc rút gọn thành "Phật".

Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, đƣợc coi là quốc giáo, ảnh hƣởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo đƣợc coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỷ 17, vua Quang Trung cố gắng chấn hƣng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhƣng vì mất sớm nên việc này khơng có nhiều kết quả. Đến thế kỷ 20, mặc dù ảnh hƣởng mạnh của q trình Âu hóa, Phật giáo Việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đơ thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sƣ Khánh Hịa và Thiện Chiếu.

Tóm lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam trải qua bốn giai đoạn:

từ đầu công nguyên đến hết thời kỳ Bắc thuộc là giai đoạn hình thành và phát triển rộng khắp;

thời Nhà Lý - Nhà Trần là giai đoạn cực thịnh;

từ đời Hậu Lê đến cuối thế kỷ 19 là giai đoạn suy thoái; từ đầu thế kỷ 20 đến nay là giai đoạn phục hƣng.

Phật giáo Bắc Tơng có ba tơng phái đƣợc truyền vào Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tơng và Mật tơng.

Q trình thâm nhập của Phật giáo ở Việt Nam

- Từ Ấn Độ vào Việt Nam đầu Công nguyên (khoảng 168 - 189) - TK IV - V lại có thêm Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ TQ tràn vào. Vài nét về lịch sử Thiền tông ở Việt Nam

- Dịng Thiền 1: Sƣ Tì-ni-đa-lƣu-chi, vào năm 580, ở Pháp Vân - Hà Bắc, 19 đời - Dịng thứ 2: Sƣ Vơ Ngơn Thơng, vào năm 820, ở Kiến Sơ, Phù Đổng, Hà Bắc, 17 đời - Dòng thứ 3: Sƣ Thảo Đƣờng, tại chùa Khai Quốc, 6 đời

- Thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông (1258-1368) sáng lập đã thống nhất các thiền phái trƣớc đó về một mối.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)