Lào tác động đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở Tổng cục Chính trị
CHDCND Lào có diện tích 236.800 km2, nằm ở Đơng Nam Á, có biên giới giáp với 5 nước: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Mianma và Thái Lan. Đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển về nơng nghiệp. Những thập kỷ cuối thế kỷ XX, một số nước như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc nhờ tận dụng được các điều kiện thế giới, trong nước đã có những bước phát triển khá nhanh nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, để lại nhiều bài học cho q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp ở Lào.
Nằm sâu trong nội địa, Lào là một quốc gia khơng có biển lại bị che chắn bởi dãy Trường Sơn giáp với Việt Nam, nên khí hậu được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ cuối tháng 10 năm trước kéo dài đến tháng 4 năm sau; nhiệt độ trung bình là 25 - 300C. Địa hình trong nước dưới sự tác động của kiến tạo địa lý nên phân bố không đều. Miền Bắc Lào là vùng núi cao hiểm trở thành khí hậu á nhiệt đới ẩm và khơ; miền Nam Lào có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở phía Đơng, nhiệt đới ẩm ở phía Tây. Cũng do kiến tạo địa lý, tài nguyên thiên nhiên của Lào khá phong phú. Nằm
trong vùng cao ngun, Lào có hơn 4 triệu ha đất nơng nghiệp, tập trung ở 4 vùng đồng bằng châu thổ lớn như: Viêng Chăn 400.000 ha, Xa Văn Na Khệt 900.000 ha, Chăm Pa Sắc 500.000 ha, Khăm Muộn 360.000 ha [57, tr 26]. Cùng với vùng đồng bằng là các cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ như: Bo La Ven, Na Kai, cánh đồng Chum Xiêng Khoảng... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trồng các loại cây công nghiệp như: cà phê, cao su, cây trầm hương, cây gỗ tếch.... và phát triển đại chăn nuôi gia súc.
Lâm nghiệp là một trong những thế mạnh của Lào. Tính đến năm 2008 diện tích rừng bao phủ cịn 9.926.112 ha, bằng 42% diện tích cả nước [57, tr 24]. Với trữ lượng khối gần 1 tỷ m3 gỗ. Hiện nay, nếu tính theo bình qn diện tích rừng và trữ lượng gỗ trên một người dân thì Lào thuộc nước giàu rừng hàng đầu thế giới. Nhờ khí hậu nóng ẩm, lượng bức xạ mặt trời lớn nên các loại động, thực vật phát triển khá phong phú. Rừng Lào là nơi cư trú của các loại động vật quý hiếm như: voi, hổ, báo... đặc biệt là cánh kiến một loại sản phẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc Lào.
Trong lịng đất có nguồn tài ngun khống sản với những chủng loại phong phú và đa dạng. Theo khảo sát, tồn bộ đất nước có tới 150 điểm quặng, với 20 loại khống sản khác nhau. Một số loại, có giá trị lớn với cơng nghiệp luyện kim, hố chất như: sắt, thiếc, vàng, bạc, đồng, bơ xít,... có chữ lượng khá lớn, tập trung, thuận lợi cho việc cơ giới hố q trình khai thác và phát triển các khu cơng nghiệp.
Hệ thống sơng ngịi ở Lào cũng có thể coi đó là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với một quốc gia khơng có biển. Các dịng phụ lưu như: Nặm Tha, Nặm Ngừm, Nặm Ụ, Nặm Săn,... hợp với dịng sơng Mê Kơng bắt nguồn từ Trung Quốc xuyên qua lục địa đổ ra biển Đông, không chỉ là điều kiện để phát triển giao thông đường thuỷ nối liền với các vùng trong nước, tạo điều
kiện cho quá trình lưu thơng hàng hố mà cịn tạo nên nguồn tài nguyên nước phong phú, cung cấp lượng phù sa lớn bồi đắp, hình thành vùng đồng bằng màu mỡ - cơ sở vững chắc cho ngành nơng nghiệp, và chính đây là nơi cung cấp sản phẩm thuỷ sản phục vụ cho đời sống của nhân dân các dân tộc Lào.
Có thể nói là điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu của Lào tuy không phân bố đều giữa các vùng nhưng về cơ bản chứa đựng tiềm năng to lớn đối với sự phát triển tồn diện cả về nơng nghiệp và công nghiệp. Tuy nhiên, tiềm năng đó chỉ có thể biến thành hiện thực một khi huy động được các sức mạnh tổng hợp của cả nước bằng cơ chế chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của trong nước và xu hướng của toàn thế giới. Các điều kiện tự nhiên này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân nói chung, bộ đội chiến sĩ nói riêng và nó có tác động trực tiếp và gián tiếp tới việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phịng nước CHDCND Lào.