Đổi mới và hoàn thiện chính sách cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 79)

Nâng cao trình độ về mọi mặt trong đó chú trọng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ nói chung, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của từng đơn vị chực thuộc Tổng cục Chính trị giai đoạn hiện nay là một yêu cầu cấp thiết, là việc làm thường xuyên của các ngành, các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao của sự phát triển. Nhưng trong thực tế cơng việc này cịn gặp nhiều khó khăn vướng mắc do nhiều ngun nhân, trong đó có cơ chế chính sách chưa thoả đáng và việc thực hiện chế độ chính sách chưa nghiêm là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến cơng tác này.

Do đó u cầu bức xúc hiện nay là phải đổi mới và thực hiện nhất qn chính sách, chế độ đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Giải quyết tốt về mặt tư tưởng, có chế độ chính sách trợ cấp thoả đáng nhằm tạo động lực khuyến khích cán bộ tự giác học tập, phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt.

Có cơ chế chính sách đối với việc học tập của cán bộ là những chính sách có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc học tập để nâng cao trình độ. Đó là cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ, cơng tác quy hoạch cán bộ sau khi đào tạo, về lợi ích vật chất và tinh thần đối với cán bộ đi học.

Để cơ chế chính sách tạo được động lực khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ về mọi mặt nói chung, trình độ lý luận chính trị nói riêng, trước hết phải làm tốt cơng tác đánh giá cán bộ. Vì đánh giá cán bộ là việc hệ trọng, là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ và cũng là cơ sở để thực hiện tiêu chuẩn hố, quy hoạch, lựa chọn bố trí và sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng, thế mạnh của cán bộ, ngược lại đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến việc tuyển chọn những cán bộ không đủ phẩm chất, không đủ năng lực để giao những cương vị có trọng trách dẫn đến hỏng việc, hỏng người, gây tổn thất cho tổ chức, đơn vị, địa phương. Đánh giá, bồi dưỡng, tuyển chọn, sử dụng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả cơng tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp và phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đòi hỏi việc thực hiện phải có phương pháp khoa

học, khách quan, cơng tâm theo quy trình chặt chẽ. Phải lấy tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác làm thước đo, bảo đảm đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển. Trong đánh giá cán bộ không được phiến diện hời hợt, chủ quan cảm tính, khơng được định kiến, phải nhìn sự phát triển của người cán bộ trong những quan hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ. Chống tư tưởng cục bộ địa phương, bè phái, cảm tính cá nhân, rà sốt tồn bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để đánh giá cụ thể từng cán bộ, xem ai phát huy tốt thì tiếp tục sử dụng, loại bỏ những cán bộ sa sút về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo, quản lý yếu kém hoặc khơng thích ứng với cơ chế mới. Những cán bộ trẻ có phẩm chất chính trị, có năng lực, có hướng phát triển tốt, có uy tín cao nếu thiếu điều kiện gì về trình độ thì kịp thời cho đi đào tạo chuẩn hoá văn bằng để phục vụ lâu dài. Cần chú trọng năng lực lý luận, năng lực tổ chức cũng như tổng kết thực tiễn của cán bộ đó.

Đánh giá cán bộ là một công việc quan trọng phải tiến hành thường xuyên và phù hợp với thực tiễn để đánh giá cán bộ chuẩn xác và khách quan; các cấp uỷ đảng, các đồng chí lãnh đạo và các cơ quan trách nhiệm công tác cán bộ phải nghiêm túc thực hiện theo Quy định của Bộ Chính trị số 01 ngày 7/7/2003 và hướng dẫn thực thi của Ban tổ chức Trung ương Đảng về việc đánh giá, phân loại cán bộ. Đánh giá cán bộ phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, kết hợp với ý kiến của quần chúng; có quan điểm tồn diện, bình đẳng, khách quan, lịch sử và phát triển, chống tư tưởng nhìn nhận cán bộ một mặt, khơng tồn diện, căm thù đối với cán bộ, tư duy cục bộ, bạn bè, phe phái, họ hàng, việc đánh giá phải công khai, làm thường xuyên hàng năm [25, tr 60 - 61].

Đồng thời, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc việc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy về trình độ lý luận chính trị. Việc bổ nhiệm, đề bạt, lên bậc cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy phải căn cứ vào nhiều điều kiện, nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên một trong những điều kiện quan trọng là phải có trình độ chun mơn, phải trải qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy nhất định. Vì vậy, cần thực hiện từng bước việc tiêu chuẩn hố về trình độ và văn bằng đào tạo lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy.

Đào tạo, bồi dưỡng cần phải gắn liền với chính sách bố trí và sử dụng cán bộ, muốn vậy phải thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ.

Trong công tác quy hoạch cán bộ cần phải dựa vào tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh, đánh giá đúng phẩm chất, trình độ, năng lực, năng khiếu nghề nghiệp của cán bộ. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo đúng đối tượng, đúng khả năng nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bảo đảm sau khi học xong bố trí sử dụng cán bộ kịp thời, đúng người, đúng việc, có như vậy mới phát huy được năng lực, sở trường, chuyên môn và thế mạnh của cán bộ. Tránh tình trạng “đào tạo một đằng, sử dụng một nẻo”, quy hoạch cán bộ, tuyển cán bộ đi đào tạo khơng đúng và khơng trúng. Thực tế có những cán bộ khi học xong khơng được bố trí sử dụng gây lãng phí, ảnh hưởng đến tâm lý cán bộ, làm mất đi tác dụng khuyến khích động viên cán bộ nâng cao trình độ. Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải thật sự dân chủ, khách quan, căn cứ theo tiêu chuẩn quy định, theo khả năng và hiệu quả công việc. Cần chống lại những biểu hiện chủ quan duy ý chí, bè phái, cục bộ địa phương trong cơng tác quy hoạch cán bộ. Từng bước hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện có đầy đủ “đức”, “tài” để đảm nhiệm công việc đáp ứng với u cầu địi hỏi ngày càng cao của cơng cuộc đổi mới của địa phương.

Để công tác đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Tổng cục Chính trị đạt kết quả cao, địi hỏi cấp uỷ đảng và các đơn vị, trước hết là lãnh đạo Tổng cục Chính trị khơng ngừng hồn thiện cơ chế chính sách và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế chính sách đó. Tạo mọi điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích cả tinh thần lẫn vật chất, làm cho cán bộ được chọn cử đi học phấn khởi, an tâm học tập, rèn luyện đạt kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 79)