Gắn việc nâng cao trình độ lý luận chính trị với tăng cường tổng kết thực tiễn

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 75)

tổng kết thực tiễn

Học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ dựng lại ở những nguyên lý lý luận thuần tuý, những kiến thức sách vở... mà quan trọng hơn là phải biết vận dụng những kiến thức ấy vào thực tiễn công tác một cách linh động, mềm dẻo phù hợp với điều kiện của từng cơng việc, từ đó biết rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình học tập và vận dụng. Bởi, sự

thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin, thực tiễn là tính thứ nhất quyết định lý luận, nhận thức và chỉ có thơng qua thực tiễn mới chứng minh được mức độ đúng đắn của nhận thức cũng như của lý luận.

Khơng có thực tiễn thì khơng có lý luận, khi đã có lý luận rồi thì phải có sự liên hệ chặt chẽ với thực tiễn. Vì chỉ có thơng qua q trình tổng kết thực tiễn, những vấn đề mới nảy sinh và dần được làm sáng tỏ, trên cơ sở đó cán bộ mới có thể gắn lý luận với thực tiễn, từng bước nâng cao tư duy và nâng cao trình độ lý luận chính trị của bản thân. Nếu tư duy biện chứng cũng như trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ được nâng lên sẽ khắc phục hoặc hạn chế được những tư tưởng kinh nghiệm, giáo điều, sách vở đã tồn tại từ xưa đến nay.

Thực tế cho thấy,công tác tổng kết thực tiễn ở đơn vị thực chất là việc tổng kết quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Là sự tổng kết quá trình thực hiện các kế hoạch, mục tiêu và biện pháp thực hiện của đơn vị đã đề ra. Vì vậy phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, tránh “tơ hồng” thành tích, che đậy những hạn chế yếu kém, bỏ qua những khó khăn tồn tại, song cũng không được “bôi đen” những hạn chế dẫn đến bi quan chán nản, chỗ nào cũng thấy khó khăn thất bại, mà khơng có quyết tâm khắc phục sự yếu kém để vươn lên. Tổng kết thực tiễn không chỉ đơn thuần là “kiểm điểm” nhược điểm hay “khuếch trương” thành tích, mà điều quan trọng là thông qua tổng kết những ưu điểm, khuyết điểm đó, đội ngũ cán bộ rút ra được những vấn đề gì mang tính quy luật cho sự phát triển, phát hiện ra bản chất của hiện tượng để từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế khách quan, đồng thời có những dự báo mang tính đúng đắn cho tương lai.

Để đội ngũ cán bộ ở Tổng cục Chính trị nâng cao được trình độ lý luận chính trị thì một trong những điều cần thiết đó là nắm vững và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động thực tiễn nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở tốt nhất để đội ngũ cán bộ này nâng cao trình độ lý luận chính trị.

Vậy có thể nói, tổng kết thực tiễn là q trình khái quát những kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận, sau đó dùng lý luận đó soi sáng cho những hoạt động tiếp theo. Q trình đó được thể hiện như một “vịng khâu” của q trình nhận thức, trong đó thực tiễn vừa là điểm bắt đầu, vừa là điểm kết thúc vịng khâu đó, nhưng sự kết thúc này lại mở ra một quá trình nhận thức mới và lại cao hơn giúp cho tư duy cán bộ được phát triển, trình độ lý luận chính trị của họ được khẳng định và nâng lên một trình độ mới cao hơn.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản và chủ yếu nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở Bộ Quốc phịng nước CHDCND Lào nói chung và Tổng cục Chính trị nói riêng. Những giải pháp đó cần được thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán với sự tham gia tự giác, tích cực, nhiệt tình của tất cả các cấp, các ngành, các đồn thể và của mọi cán bộ. Có như vậy thì chủ trương của Đảng về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở Tổng cục Chính trị mới trở thành hiện thực, mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 73 - 75)