Tăng cường công tác quản lý, tổng kết, đánh giá chất lượng đào tạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 73)

đào tạo và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

Công tác tổ chức, quản lý đào tạo phải được thực hiện theo hướng gọn, nhẹ, quản lý chặt chẽ, xác định đúng đối tượng học, tránh trùng lặp, học đi học lại nhiều lần cùng nội dung, tạo nên tư tưởng ngại nghe, chán học, gây lãng phí sức người, sức của. Đồng thời nhà trường phải có mối quan hệ chặt chẽ với đơn vị, cung cấp những thông tin cần thiết về học viên cho đơn vị chủ quản, có thể tham gia và sử dụng cán bộ. Đặc biệt cần thường xuyên tổ chức đánh giá quá trình sử dụng đội ngũ cán bộ sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng trên hai lĩnh vực:

Thứ nhất, Đánh giá về hiệu quả đào tạo: Thơng qua các phiếu khảo sát

để thấy tình hình sử dụng cán bộ ở Tổng cục Chính trị sau đào tạo, bồi dưỡng để thấy được:

1) Hiệu quả công việc của cán bộ ở Tổng cục Chính trị.

2) Thơng qua kết quả đánh giá về hiệu quả công việc của cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo. Bồi dưỡng, từ đó nghiên cứu nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy phù hợp với từng chức danh cho cán bộ ở Tổng cục Chính trị.

3) Đánh giá việc tuyển cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ hai, đánh giá về số lượng và chất lượng công tác của cán bộ đã

được sử dụng sau khi đào tạo, bồi dưỡng: đã có bao nhiêu phần trăm cán bộ được bố trí cơng tác phù hợp sau khi đã qua đào tạo, bồi dưỡng; nguyên nhân số cán bộ bố trí cơng tác khơng phù hợp; chất lượng công việc sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào? Có gì thay đổi so với trước?

Từ những kết quả đánh giá trên, giúp cho việc điều chỉnh công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ ở Tổng cục Chính trị trong giai đoạn hiện nay.

Về cơ sở vật chất, ở Tổng cục Chính trị trong những năm qua, tuy đã có sự quan tâm đến việc xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất. Nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Tổng cục Chính trị trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, những năm tiếp theo cần quan tâm đầu tư thoả đáng hơn nữa cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Bởi lẽ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng là yếu tố cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.

Tóm lại, mục tiêu công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Tổng cục Chính

trị có bản lĩnh vững vàng, có phẩm chất và năng lực, bảo đảm về tiêu chuẩn, cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Phấn đấu đến năm 2015 là: 80% đạt trình độ trung cấp chun mơn và trung cấp lý luận chính trị trở lên. Để thực hiện được mục tiêu trên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị; đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo; làm tốt công tác chiêu sinh, tăng cường công tác quản lý dạy và học... và có thể nói cơng tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở Tổng cục Chính trị hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w