Những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng yếu kém và hạn chế về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ ở Tổng cục Chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 63)

chế về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ ở Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phịng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Những hạn chế về trình độ, dẫn đến yếu kém về nhận thức, về năng lực của đội ngũ cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phịng nước CHDCND Lào xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi luận văn này, tác giả đề cập một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội, mơi trường sống, điều

kiện làm việc đã ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ Tổng cục Chính trị.

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã dạy rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội chỉ là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Tư tưởng con người chỉ là sự phản ánh các điều kiện kinh tế xã hội trong suốt một giai đoạn phát triển nhất định của sản xuất vật chất.

Đối với nước CHDCND Lào, đi lên CNXH từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu phổ biến là sản xuất nhỏ lại bỏ qua giai đoạn phát triển của tư bản chủ nghĩa. Kinh tế hàng hoá chưa phát triển, chế độ thuộc địa phong kiến kéo dài hàng 100 năm. Các căn bệnh chủ quan duy ý chí, giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm còn khá nặng nề do ảnh hưởng của điều kiện sản xuất nhỏ, tư

duy của nhiều cán bộ chiến sĩ dừng lại ở cái cụ thể đơn nhất, có tính chực quan cảm tính, từ đó sinh ra bảo thù trì trệ thiếu sáng kiến, ngại đổi mới, ngại đi học lý luận chính trị. Đây là nguyên nhân sâu xa gây cản trở không nhỏ tới sự tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Hai là, do tác động của cơ chế, cả cơ chế cũ và cơ chế mới.

Sự trì trệ kéo dài của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp cũng như những mặt trái của cơ chế mới - cơ chế thị trường đều có ảnh hưởng tác động đến cơng tác đào tạo để nâng cao trình độ về mọi mặt của người cán bộ nói chung, cán bộ chiến sĩ nói riêng. Lào duy trì chế độ tập trung quan liêu bao cấp trong một thời gian khá dài, đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trì trệ, kém phát triển trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế đó, mọi thứ đều có thể làm thay, các chủ trương kế hoạch đều được cấp trên phân bổ định mức, còn cấp dưới chỉ dựa vào đó mà cân đối, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện. Với cách làm này, người cán bộ khơng cần phải có trình độ cao, khơng cần có lý luận chính trị mà chỉ cần có kinh nghiệm cũng có thể làm được. Cơ chế đó đã làm tê liệt đi tính năng động, sáng tạo, tính linh hoạt nhạy bén của người cán bộ, ngược lại nó kích thích tính ỷ lại trơng chờ vào người khác, khơng có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Sống trong cơ chế quan liêu bao cấp mọi người đều như nhau, khơng có sự cạnh tranh, bon chen, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ thứ nhưng tất cả đều cảm thấy bình thường với suy nghĩ đơn giản, mọi thứ đều do Nhà nước lo. Ngay cả việc học hành cũng vậy, người ta khơng có động cơ là học tập có bằng cấp để sau này làm gì, chỉ quan niệm đơn giản là học để có sự hiểu biết, để có một trình độ, bằng cấp nhất định. Chính vì vậy cũng khơng cần phải cố

gắng nhiều, khơng cần phải tìm tịi nghiên cứu, khơng cần địi hỏi phương pháp khoa học để học tập đạt kết quả cao… Những suy nghĩ và cách làm đó đã để lại hậu quả làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội trong một thời gian dài. Và đó cũng là nguyên nhân mà đến nay một số cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở Tổng cục Chính trị trình độ cịn non kém và hạn chế như hiện nay.

Cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp cịn kích thích tính đặc quyền, đặc lợi đối với một số cán bộ có chức có quyền nhưng lại khơng có trình độ, thiếu tu dưỡng rèn luyện, làm thui chột đi những động cơ tích cực, tiềm năng sáng tạo và ý chí vươn lên của con người. Nhiều cán bộ nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đã quen với cơ chế đó nên rất bỡ ngỡ và lúng túng khi đất nước chuyển sang cơ chế mới, cơ chế thị trường định hướng XHCN. Họ vẫn giữ thói quen cả lối suy nghĩ lẫn cách làm của cơ chế cũ mà khơng thấy có nhu cầu phải học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt đáp ứng với yêu cầu địi hỏi của cơng việc. Do yếu kém về trình độ chun mơn, về lý luận chính trị nên một số cán bộ vẫn duy trì hoạt động của mình theo lối của thời bao cấp, bảo thủ, trì trệ, lề mề chậm chạp, suy nghĩ và làm việc của người sản xuất nhỏ, tiểu nông.

Từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý đến nay, với tính năng động khẩn trương, suy nghĩ và làm việc theo tác phong cơng nghiệp, địi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, có tri thức, có hiểu biết sâu, rộng thì mới có thể đảm đương được cơng việc.

Trong q trình 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, cùng với sự phát triển đi lên của cả nước, đội ngũ cán bộ của Tổng cục Chính trị cũng được rèn luyện, thử thách, từng bước làm quen và thích nghi dần với cơ chế mới. Tính năng động, sáng tạo của người cán bộ được khơi dậy để phù hợp với cơ chế thị trường, bước đầu ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền

kinh tế thị trường đối với đời sống xã hội, phát huy mặt tích cực của nó để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuyên truyền giáo dục cán bộ chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Lào, chú trọng tăng gia sản xuất đẩy mạnh phát triển kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, củng cố an ninh quốc phòng, phấn đấu nâng cao đời sống vật chất của bản thân và cả đơn vị, từng bước tích luỹ những điều kiện vật chất cơ bản để đưa đất nước bước sang một thời kỳ phát triển mới theo tinh thần cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước Lào trở thành một nước cơng nghiệp.

Đây thực sự là q trình cải biến mang tính cách mạng, là cuộc đấu tranh gay go và quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái lỗi thời lạc hậu với cái tích cực, cái tiến bộ. Do đó địi hỏi người cán bộ Tổng cục Chính trị phải có trình độ, có sự hiểu biết, có phương pháp luận khoa học để phát hiện ra cái mới, bảo vệ và đấu tranh cho cái mới thắng lợi nhân rộng ra chiếm ưu thế trong xã hội.

Nền kinh tế thị trường được đánh giá là một thành tựu lớn của nhân loại, với tính năng động, nhạy bén của nó có thể đáp ứng được mọi nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Tuy nhiên cũng phải nhận thức và ngăn chặn kịp thời có hiệu quả những ảnh hưởng tiêu cực của nó như: tham ơ, tham nhũng, làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, tệ nạn xã hội gia tăng, đạo đức xã hội xuống cấp, thương mại hoá mọi mặt của đời sống xã hội, phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng… Cơ chế thị trường đã và đang tác động đến phẩm chất, lối sống của người cán bộ chiến sĩ, nếu thiếu rèn luyện tu dưỡng, bản lĩnh chính trị khơng vững vàng, đội ngũ này có thể bị sa ngã trước sức mạnh của đồng tiền và sự cám dỗ của lối sống vật chất. Chính lối sống thực dụng của cơ chế thị trường đã tác động và ảnh hưởng lớn đến việc học tập để nâng cao trình độ đối với một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện. Đó là số cán bộ do tính tốn lợi

ích kinh tế thiệt hơn, chỉ chú trọng lợi ích trước mắt, “đi học bao nhiêu khoản phải chi mà vị trí cơng tác lại đang có nhiều bổng lộc”. Vì thế mới có tình trạng có những cán bộ tìm cách trì hỗn nhiều lần quyết định đi học lý luận chính trị của tổ chức.

Ba là, do ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ cũng như sự

nỗ lực vươn lên của một bộ phận cán bộ chiến sĩ Tổng cục Chính trị cịn bị hạn chế.

Từ khi CNXH lâm vào tình trạng thối trào và sụp đổ ở Liên Xơ và Đông Âu, một bộ phận cán bộ, đảng viên hoang mang dao động, niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, vào CNXH, vào Đảng Cộng sản bị giảm sút. Có ý kiến thiếu suy nghĩ cho rằng, trong bối cảnh CNXH đang thoái trào như hiện nay nên tránh xa các vấn đề chính trị, họ cịn nói: học lý luận chính trị để làm gì; giảng viên lý luận cịn gì để mà nói về chủ nghĩa Mác - Lênin, về CNXH… Đó là những ý kiến dao động mơ hồ hết sức hoang tưởng, khơng có tư duy chính trị, khơng hiểu gì về quy luật vận động và phát triển của xã hội, hiểu sự phát triển của CNXH một cách thiển cận, máy móc.

Cán bộ Tổng cục Chính trị cũng như cán bộ của đơn vị khác được hình thành, rèn luyện và thử thách từ thực tiễn chiến đấu, lao động sản xuất và phong trào quần chúng… Do đó họ có kinh nghiệm trong cơng tác thực tiễn, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc, nhưng hạn chế lớn của họ là thiếu trình độ chun mơn và trình độ lý luận chính trị. Họ có ý thức cao đối với cơng việc nhưng lại hạn chế trong việc học tập để nâng cao trình độ. Bởi vì thường những cán bộ này tuổi tương đối cao, quen hoạt động ở môi trường thực tiễn, tư duy có hạn nên sợ khơng tiếp thu nổi những kiến thức mới. Hơn nữa, họ bị ràng buộc bởi hồn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế… nên khơng mấy thiết tha với việc học tập. Thậm chí có đi học thì cũng chỉ là đối phó, hình thức. Học tập, rèn luyện một cách qua loa đại khái, vì khơng có tư tưởng

và khơng tập trung thời gian để học tập, nên kết quả thường không cao. Mặt khác, do môi trường sống, điều kiện kinh tế - xã hội đời sống của cán bộ chiến sĩ cịn khó khăn. Cho nên họ có lối suy nghĩ giản đơn rằng cần gì phải học tập lý luận chính trị miễn là hồn thành tốt công việc chuyên môn là được.

Sự hạn chế về ý thức học tập, rèn luyện đối với một bộ phận cán bộ của Tổng cục Chính trị cịn được thể hiện ở chỗ, có những cán bộ khi được tổ chức tuyển cử cũng chấp hành nghiêm chỉnh quyết định đi học. Nhưng trong q trình học tập khi gặp những khó khăn trong việc chấp hành nội quy, quy chế học tập như: chuẩn bị đề cương, thảo luận, kiểm tra, thi cử, chấp hành giờ giấc học tập… hoặc khi gia đình gặp khó khăn, vợ con ốm đau… là họ bỏ học về ngay.

Với trình độ, năng lực và ý chí vươn lên cịn nhiều hạn chế như vậy, trước những vấn đề phức tạp nảy sinh, những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động thực tiễn thì những cán bộ này dễ bị chùn bước. Thiếu tính năng động sáng tạo để tìm cách tháo gỡ, và đó cũng là một trong những điểm yếu mà đội ngũ này cần phải khắc phục.

Bốn là, những hạn chế bất cập về cơ chế chính sách đối với cơng tác

đào tạo, quy hoạch và bố trí, sử dụng cán bộ.

Để động viên, khuyến khích cán bộ tích cực học tập, rèn luyện để khơng ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt nhằm đáp ứng với địi hỏi của cơng cuộc đổi mới. Trong những năm gần đây, các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương đã cân đối nguồn ngân sách, trích một khoản kinh phí nhất định để hỗ trợ cho công tác giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, mỗi ngành, mỗi địa phương dựa vào nguồn kinh phí của mình mà đưa ra chính sách riêng và mức độ trợ cấp cán bộ đi học cũng khác nhau. Thường những đơn vị nào có nguồn ngân sách lớn thì mức chi cho cơng tác này cũng cao hơn, số tiền trợ cấp cho

cán bộ đi học cũng lớn hơn và ngược lại. Đại hội cơng tác tổ chức tồn quốc lần thứ VIII đã đánh giá rằng:

Việc nghiên cứu và quy định chế độ chính sách đối với cán bộ cịn chưa đầy đủ, có cái khơng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, chính sách hiện có chưa được triển khai sâu rộng, có cái chưa thống nhất trong thực hiện, có một số đơn vị, địa phương tự đưa ra chính sách, trái với quy chế chính sách chung, xảy ra tình trạng tiêu cực, cân đối giữa đội ngũ cán bộ. Chăm sóc về mặt vật chất và tinh thần đối với cán bộ về hưu, lão thành cách mạng, anh hùng quốc gia, chiến sĩ thi đua, khuyết tật, cựu chiến binh chưa được làm tốt [25, tr 41 - 42].

Ngồi ra, chính sách đối với cán bộ lý luận chưa thoả đáng, do đó trong thực tế nhiều cán bộ lý luận không muốn tiếp tục làm công tác lý luận, một số cịn nhiều nhiệt tình và khả năng làm lý luận thì cuộc sống bản thân và gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, thời gian khơng thể hồn tồn tập trung cho cơng việc nâng cao trình độ lý luận, khơng thể tồn tâm tồn ý cho cơng tác lý luận. Nhiều cán bộ chưa nhận thức đúng đắn vai trị của lý luận chính trị đối với hoạt động của mình, khơng có thái độ nghiêm túc trong học tập, thậm chí đi học để có được bằng để bảo đảm tiêu chuẩn hố chức danh chứ khơng phải mong muốn đi học để nâng cao trình độ, nâng cao sự hiểu biết để hoạt động lãnh đạo, quản lý và cơng tác của mình có hiệu quả hơn. Với nhận thức và suy nghĩ như vậy, nên những cán bộ này đi học cũng chỉ là hình thức, khơng tập trung tư tưởng và thời gian để học tập, nghiên cứu nên nắm kiến thức một cách mơ hồ. Do đó khơng thể nắm chắc được những vấn đề cốt lõi trong các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, và khi vận dụng chủ trương đường lối đó vào hoạt động thực tiễn thiếu tính sáng tạo, khơng sát thực tế làm ảnh hưởng đến hiệu quả của

công việc. Vì vậy, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc non kém về lý luận trong cán bộ, đảng viên của Tổng cục Chính trị.

Đồng thời Tổng cục Chính trị cũng chưa xây dựng được chiến lược phát triển công tác lý luận dài hạn, do đó cơng tác lý luận cịn mang tính tản mạn thiếu tập trung, phiến diện và phát triển chậm; chưa dự báo được sự phát triển của thực tiễn lý luận, chưa thực hiện được chức năng dự báo khoa học, còn lạc hậu so với thực tiễn; chưa có kế hoạch đầu tư bồi dưỡng thích đáng để tạo ra đội ngũ cán bộ đầu đàn làm chủ cột trong từng lĩnh vực thúc đẩy lý luận phát triển.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu, những nguyên nhân này có quan hệ tác động lẫn nhau, tạo thành hệ thống các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến công tác đào tạo để nâng cao trình độ lý luận chính trị. Từ đó dẫn đến tình trạng yếu kém về nhận thức cũng như vận dụng lý luận vào chỉ đạo hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ Tổng cục Chính trị. Để khắc phục tình trạng trên địi hỏi phải có sự nỗ lực, cố gắng chung của tất cả các đơn vị, các

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ ở tổng cục chính trị bộ quốc phòng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w