Laser nội tuyến (interstitial laser coagulation-ILC)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên (Trang 30 - 33)

- Sử dụng sóng radio cao tần lấy bỏ tuyến tiền liệt bằng kim qua niệu đạo (transurethral needle ablationTUNA): Báo cáo của Bouza C và

b. Laser nội tuyến (interstitial laser coagulation-ILC)

Laser nội tuyến (interstitial laser coagulation-ILC) là một phương pháp điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, dùng sợi dẫn quang có cấu tạo đầu nhọn để đâm xuyên vào tuyến tiền liệt qua thành niệu đạo đốt nóng tổ chức tuyến tiền liệt ở nhiệt độ 80-1000C gây hoại tử đông tổ chức, sau đó tổ chức tuyến teo đi giúp cải thiện triệu chứng chủ quan và khách quan. Ưu điểm

khơng có các biến chứng nghiêm trọng, có thể tiến hành trên bệnh nhân đang dùng thuốc chống đơng, ít ảnh hưởng chức năng tình dục. Tuy nhiên có sự gia tăng tắc nghẽn tạm thời sau laser nội tuyến, gây bí tiểu và triệu chứng kích thích đường tiểu, cần lưu ống thông tiểu sau mổ kéo dài (1-2 tuần), triệu chứng cải thiện chậm thường sau vài tuần đến 3 tháng mới thấy rõ; tỉ lệ tái điều trị lên đến 15,4% trong thời gian theo dõi 12 tháng. Chỉ phù hợp cho tuyến tiền liệt có thể tích nhỏ[88],[89].

Nghiên cứu của Bệnh Viện Lão khoa Trung ương (2008) tiến hành kỹ thuật laser nội tuyến sử dụng nguồn laser diode 830nm điều trị cho 139 bệnh nhân TSLTTTL, thời gian theo dõi 6 tháng tại các thời điểm sau can thiệp 1 tháng (với 88BN), 3 tháng (với 103BN) và 6 tháng (96BN). Kết quả nghiên cứu: Tuổi 69,45 ±7,5 (50-88 tuổi), thời gian mắc bệnh 2,67 năm, bệnh mắc kèm 61,3%, PSA 3,20 ±2,34ng/ml, thời gian điều trị 13,27 phút (6-24 phút), thời gian lưu ống thông tiểu 5,43 ngày (3-21 ngày). Các biến chứng: đái máu 0,94%; nhiễm khuẩn tiết niệu 3%, kích thích niệu đạo 20,8%; bí đái dài ngày 4,7%; đái khó sau rút thơng tiểu 36,8%; phẫu thuật lại sau điều trị 1 tháng bằng TURP 0,94%, sau 6 tháng 3,77%. Kết quả cải thiện có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị trên các thông số: IPSS trước điều trị 23 ± 5,48 điểm, sau ĐT 1 tháng 10,14±5,3 điểm, sau 3 tháng 7,12 ± 5,27 điểm, sau 6 tháng 6,59± 5,59 điểm; điểm số QoL trước điều trị 4,8 ± 0,96 điểm, sau ĐT 1 tháng 2,9±0,73 điểm, sau 3 tháng 2,46 ± 0,92 điểm, sau 6 tháng 2,34±1,04 điểm; nước tiểu tồn dư trước điều trị 51,7± 43,48ml, sau ĐT 1 tháng 19±19,41ml, sau 3 tháng 11,17±18,11ml, sau 6 tháng 6,45±10,7 ml; thể tích tuyến tiền liệt trước điều trị 43,37±10,66g, sau ĐT 1 tháng 33,53±8,46g, sau 3 tháng 30,26±9,00g, sau 6 tháng 29,03±8,95g. Kết quả chung: kết quả điều trị tốt và khá tại thời điểm 6 tháng là 94,8%; trong đó kết quả điều trị tốt tăng dần từ

tiền liệt bằng laser với TURP cho thấy hiệu quả cải thiện triệu chứng và các thông số Qmax, NTTD là tương đương nhau; phẫu thuật này an toàn hơn, thời gian lưu thông tiểu và thời gian nằm viện ngắn hơn so với TURP; có thể tiến hành trên các tuyến có thể tích >80g. Tuy nhiên đây là kỹ thuật khó, cần phải có thêm thiết bị để nghiền các mảnh cắt, tỷ lệ phóng tinh ngược cao (75- 80%)[91],[92],[93],[94].

Các nghiên cứu trong nước và nước ngoài:Nguyễn Tế Kha và cộng sự (2014) báo cáo nghiên cứu trên 119 bệnh nhân được thực hiện bằng kỹ thuật laser thulium cắt nhỏ và bốc hơi TTL qua niệu đạo,thời gian theo dõi 3 tháng [95]; Ramsay L Kuo và cộng sự [96] tổng kết các nghiên cứu nước ngồi cho thấy kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (HoLEP) với số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu từ 43 đến 64 BN, tuổi trung bình của BN trong các nghiên cứu (69,2-74,8 tuổi), thời gian theo dõi 2 năm, kết quả bảng 1.5.

Bảng 1.5. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu kỹ thuật HoLEP và tương tự Tác giả (năm), số BN Thể tích TTL trước mổ Thể tích TTL lấy được (g) Thời gian mổ (phút) Thời gian nằm viện (ngày) Cải thiện Qmax Cải thiện IPSS ml/s % Điểm % Moody (2000) 61BN[97] 48g 117 1,2 + 15,7 +200% -13,7 -67% Gilling (2000) 43BN[98] >100g 61,8 g 82,5 1,2 +15,8 +175% - 20,7 -8,8% Kuntz (2002) 60BN[99] >100g 83,9 135,9* 2,9 +23,8 +226% -18,8 -85% N. Tế Kha (2014)** 119 BN[95] 60,29 g Không đề cập 58,03 2,6 + 12 222% -20,6 -67%

(*) thời gian mổ và nghiền hút lấy mô TTL; (**) laser thulium cắt nhỏ và bốc hơi TTL qua niệu đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên (Trang 30 - 33)