Hội chứng nội soi:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên (Trang 145 - 147)

- Các tai biến và biến chứng trong và sau điều trị Theo dõi, quan sát Phỏng vấn

b. Hội chứng nội soi:

- Biểu hiện hội chứng nội soi bản chất là biểu hiện của quá tải tuần hoàn phối hợp với giảm natri máu:

+ Khó thở, buồn nơn và nơn

+ Tăng huyết áp động mạch, tăng áp lực động mạch trung tâm

+ Nhịp tim chậm, nặng hơn là phù phổi, phù não, sốc tuần hoàn và suy thận + Các biểu hiện hiếm gặp hơn: rối loạn thị giác, mù thống qua, hơn mê do giảm natri máu, suy thận cấp do tan huyết, tràn dịch ổ bụng[5].

- Các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi phát sinh hội chứng nội soi gồm: thời gian mổ kéo dài (>60 phút), thể tích tuyến tiền liệt lớn, dịch nội soi nhược trương, áp lực trong bàng quang cao, chảy máu nhiều trong khi cắt….Tỷ lệ gặp hội chứng nội soi trong TURP được ghi nhận trong các báo cáo là (1-3%)[1],[5]. - Trong nghiên cứu này chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện của hội chứng nội soi, mặc dù qua kiểm tra xét nghiệm máu ngay sau điều trị ở các bệnh nhân đều có biểu hiện hấp thụ dịch nội soi. Biểu hiện của hiện tượng hấp thụ dịch rửa là Na+

và Cl+huyết thanh tăng nhẹ, K+giảm nhẹ. - Tương tự, các kỹ thuật như: sử dụng sóng cao tần lấy bỏ tuyến tiền liệt bằng kim qua niệu đạo, nút động mạch tuyến tiền liệt,

- Ưu điểm của kỹ thuật này là sử dụng dung dịch muối đẳng trương làm dịch nội soi nên tránh được hiện tượng hạ Na+ máu, khả năng cầm máu tốt nên giảm thiểu sự hấp thu dịch rửa vào tuần hoàn qua các mạch máu trong diện cắt. Đối với các bệnh nhân có bệnh suy tim mắc kèm cần phải cẩn thận vì vẫn có hiện tượng hấp thụ dịch nội soi vào tuần hồn làm tăng thể tích tuần hồn. Với bệnh nhân bị suy tim, chúng tôi theo dõi sát và thường cho thuốc lợi tiểu

Theo bảng 3.34, chúng tơi thấy có sự liên quan giữa viêm mạn tính tuyến tiền liệt với tình trạng đái máu vài giọt đầu bãi, có ý nghĩa thống kê, với p<0,05. Chứng tỏ đái máu sau điều trị có liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn trên nền tuyến tiền liệt đã bị viêm mạn tính từ trước; ngồi ra, có thể do tình trạng bong vảy tổ chức gây nên tình trạng này. Bệnh nhân tiếp tục điều trị kháng sinh 5-7 ngày, đái máu được kiểm soát.So với kỹthuật laser nội tuyến trong báo cáo nhiên cứu của bệnh viện Lão khoa trung ương (2008)[90] thì tỷ lệ nàytrong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn (23,3% so với 0,94%) tuy nhiên khơng có số liệu về viêm mạn tính tuyến tiền liệt trong kỹ thuật laser nội tuyến. Tình trạng đái máu này tuy khơng nguy hiểm nhưng hầu hết các bệnh nhân đều lo lắng. Cần giải thích cho bệnh nhân trước khi điều trị để tránh gây lo lắng cho bệnh nhân.

- 17 BN (9,2%) đái máu muộn sau khi xuất viện từ 7-15 ngày, mức độ nhẹ (vài giọt đầu bãi hoặc nước tiểu hồng nhạt), xét nghiệm nước tiểu bạch cầu niệu dương tính, cấy nước tiểu khơng tìm thấy vi khuẩn. Các bệnh nhân này đều có tình trạng viêm mạn tính tuyến tiền liệt phát hiện trong lúc điều trị laser. Các bệnh nhân này được bổ xung thêm kháng sinh, sau 5-7 ngày thì hết đái máu. Hiện tượng đái máu muộn trong các trường hợp này là do bong vảy tổ chức và nhiễm khuẩn đường niệu, có thể là tình trạng viêm mạn tính tuyến tiền liệt chưa được kiểm sốt. Theo các hướng dẫn điều trị thì viêm mạn tính

tuyến tiền liệt cần điều trị kháng sinh ít nhất là 28 ngày[43],[138].Trong phẫu thuật cắt nội soi tuyến tiền liệt qua niệu đạo TURP thì tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (2-3% trong TURP)[1]. So với các báo cáo nước ngoài về kỹ thuật laser phóng bên diode 980nm thì tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tơi (2,1%)[12],[104],[100]. Có thể các bệnh nhân trong nghiên cứu nước ngồi ít bị viêm mạn tính TTL hơn so với nghiên cứu của chúng tơi.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu hiệu quả điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ thuật laser phóng bên (Trang 145 - 147)