Biến chứng rò niệu đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 122 - 123)

Biến chứng sau bất kỳ phẫu thuật nào đều là một kết quả bình thường trong tỷ lệ cho phép giữa các phẫu thuật viên. Tỷ lệ biến chứng thường cao hơn trong phẫu thuật LTLT so với các phẫu thuật tạo hình khác. Rị niệu đạo sau phẫu thuật LTLT là một biến chứng phổ biến nhất và là một vấn đề làm nản lòng cho các phẫu thuật viên [125].

Lỗ rò được định nghĩa là một đường nối hai bề mặt biểu mô [125]. Biến chứng rị niệu đạo khơng chỉ là biến chứng phổ biến mà còn hay tái phát và gây ảnh hưởng tiềm ẩn về mặt tâm lý và thể chất. Tuy nhiên, hiện nay với sự cải thiện các chất liệu chỉ khâu, cũng như kỹ thuật phẫu thuật được cải tiến thì sẽ hạn chế được biến chứng rò niệu đạo.

Báo cáo tỷ lệ rò niệu đạo trong khoảng từ 0 - 30%, tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của LTLT, các kỹ thuật mổ khác nhau và kinh nghiệm của phẫu thuật viên chính [126]. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có kỹ thuật nào hồn hảo để khắc phục tất cả các loại đường rò hay lỗ rị. Do đó đa phần các trường hợp chỉ đơn giản là đóng lỗ rị mà chưa hiểu cơ chế, nên thường dẫn đến sự tái phát rị và tình trạng nặng hơn.

Tỷ lệ biến chứng rị niệu đạo đã giảm dần trong hai thập kỷ qua. Năm 1973, Horton và Devine ước tính tỷ lệ rị sau phẫu thuật LTLT khoảng 15 -

45% [1], [125]. Năm 1984, Shapiro thấy tỷ lệ rò niệu đạo là 6,25% trong 176 trường hợp phẫu thuật LTLT bằng các kỹ thuật khác nhau [127]. Ngày nay, tỷ

lệ lỗ rò đã thay đổi giữa các kỹ thuật mổ khác nhau, một vài kỹ thuật dễ hình thành lỗ rị hơn so với các kỹ thuật khác [1]. Ví dụ, Durham Smith 1981 đã lưu ý rằng tỷ lệ lỗ rò đối với kỹ thuật MAGPI (kỹ thuật tạo hình LTLT thể quy đầu) dao động từ 0,5 - 10%, trong khi tỷ lệ của kỹ thuật vạt úp dao động từ 2,2% đến 35%; và kỹ thuật cuộn ống bằng vạt da có cuống hình đảo dao động từ 4 - 33%. Kỹ thuật cuộn ống bằng vạt da tự do có tỷ lệ lỗ rị cao hơn 15 -

50%. Trong khi sử dụng phẫu thuật thì 2 cho hơn 500 ca, Durham Smith 1990 đã giảm tỷ lệ rò niệu đạo của mình xuống thấp hơn 3% [125]. Tương tự Greenfield và các đồng nghiệp báo cáo tỷ lệ rò niệu đạo 2,5% với phẫu thuật 2 thì [128]. Ngồi ra tỷ lệ rị niệu đạo được tìm thấy trong nhiều bài báo khoảng từ 3 - 16% [129]. Theo Oztorun và cs (2018), tỷ lệ rò niệu đạo là 12,7% [130].

Trong 86 bệnh nhân nghiên cứu, chỉ có 5 bệnh nhân (5,8%) xuất hiện lỗ rò ở thời điểm ngay sau rút sonde. Sau đó các bệnh nhân ra viện và vào thời điểm tái khám thì có 14 bệnh nhân (16,3%) có xuất hiện lỗ rị, trong đó 10 bệnh nhân có lỗ rị ở gần quy đầu, 4 bệnh nhân có lỗ rị ở 1/3 dưới, khơng có bệnh nhân nào có nhiều lỗ rị. Như vậy, trong thời gian theo dõi có thể xuất hiện lỗ rị sau 1 tháng, sau vài tháng hoặc thậm chí có thể hàng năm. Ngun nhân xuất hiện lỗ rò gồm: nhiễm trùng, tiêu chỉ tạo ra lỗ đường hầm, do hẹp miệng sáo tăng áp lực niệu đạo gây rị... Vì vậy, sau rút sonde cho BN nên theo dõi BN về lâu dài, vì rị niệu đạo có thể xảy ra bất cứ thời gian nào sau PT, để từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời cho BN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 122 - 123)