Cong dương vật

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 37 - 40)

Cong DV xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bị LTLT. Tỷ lệ và mức độ nặng của cong DV sau khi giải phóng tổ chức xơ, độ cong DV sẽ thay đổi theo vị trí của LTLT. Theo Snodgrass và cs (2010) đối với LTLT thể xa thì cong DV ở 11% trường hợp. Snodgrass và Yucel (2007) trường hợp LTLT thể giữa có 30% BN có cong DV. Snodgrass và Prieto (2009), 70 trường hợp LTLT thể gần thì có 81% xuất hiện cong DV. Mức độ cong DV ảnh hưởng đến hoạt động tình dục. Các báo cáo cho biết đối với nam giới trưởng thành có cong DV 30 độ hoặc hơn, cần can thiệp y tế trước khi xuất hiện các rối

loạn chức năng tình dục [3]. Cong DV gây đau khi cương và có thể gây ra rối loạn tâm lý nghiêm trọng nếu không được điều trị. Cong DV cũng gây ra trở ngại trong quan hệ tình dục và có thể là ngun nhân của vô sinh [2], [45].

Cong DV là do sự thiếu hụt cấu trúc bình thường ở mặt bụng của DV.

Nguyên nhân gây cong DV rất đa dạng: do thiếu hụt da, thiếu cân dartos, cong DV dạng xơ với dây chằng của trục phía bụng, hoặc thiếu hụt vật hang trên lõm (phía bụng) của DV [2].

Hình 1.19. Cong dương vật với LTLT

“Nguồn Hadidi, Ahmed T (2004)” [1]

Cong DV vùng bụng có thể là một giai đoạn bình thường của sự phát triển DV thai nhi. Kaplan và Lamm khi nghiên cứu các mẫu thai nhi sinh non, nhận thấy cong dương vật chiếm 44% các thai nhi vào tháng thứ 6 của thai kỳ

[3], [46].

Từ những năm 1960 đến 1980 có 4 loại khác nhau của cong vùng bụng bao gồm cong DV kết hợp với LTLT đã được phân biệt. Loại đầu tiên, thiếu vật xốp ở đoạn NĐxa và lớp xơ ngăn không cho DV thẳng. Loại này thường

xuất hiện ở LTLT thể đáy chậu và thể bìu với sàn niệu đạo thiểu sản [1], [14].

Loại thứ hai, niệu đạo được phát triển với đầy đủ vật xốp bao quanh, nhưng cân Buck’s và cân Dartos (mạc sâu và mạc nơng) khơng bình thường. Thường thấy ở các trường hợp LTLT thể dương vật mà khi cắt sàn niệu đạo có thể dễ dàng điều chỉnh độ cong [1], [14].

Loại thứ 3 được mô tả do thiếu da mặt bụng DV gây cong DV. Những trường hợp này, sau khi phẫu tích tách da khỏi thân DV thì có thể điều chỉnh được độ cong DV [1], [14].

Trong vài trường hợp, cong DV ở mặt bụng, khi cắt ngang sàn niệu đạo và dải xơ, mà vẫn không thể dựng thẳng DV. Do đó tạo thành loại thứ 4 của cong DV do thiểu sản vật hang, dẫn đến DV vẫn cong sau khi giải phóng hết tổ chức xơ. Đối với trường hợp này thì cần áp dụng thêm kỹ thuật khác để dựng DV thẳng [1], [14].

* Phẫu thuật chữa cong DV trong LTLT

Phương pháp phổ biến nhất chữa cong DV là khâu nếp gấp ở mặt lưng DV, được mô tả bởi Nesbit (1965). Nesbit cắt một hình ellip ở cân trên thân DV, gần với rìa cân sau đó khâu lại để chữa cong DV. Phương pháp này sau đó đã được cải tiến bằng cách tạo nếp gấp bao trắng và rạch hai đường song song, sau đó khâu lại bằng chỉ khơng tiêu (Baskin và Duckett 1994), có thể dùng chỉ tự tiêu hoặc chỉ tiêu chậm như PDS [1].

Baskin và cs (1998) khuyến nghị vị trí khâu tạo nếp gấp ở đường giữa mặt lưng DV, vì bó mạch TK khơng có mặt ở vị trí 12 giờ, nhưng thay vào đó sẽ bị lệch ra ngồi từ vị trí 11 giờ đến 1 giờ ở mặt bụng đến vật xốp [1].

Chữa cong DV bằng cách xoay thể hang, tách ra và kỹ thuật cuộn, được sử dụng như một cách thay thế để điều chỉnh những trường hợp cong DV nặng [1]. Tách rời thể hang ra khỏi niệu đạo và cuống mạch TK, chữa cong bằng cách khâu gấp bao trắng vùng lưng, tịnh tiến niệu đạo ra trước. Sau đó khâu ráp thể hang vào cuống mạch TK [47].

Khi can thiệp từ cạnh lưng thì thân DV sẽ xoay theo hướng về phía đường giữa lưng, phương pháp này sẽ không phải rạch vào phần thân DV,

không liên quan đến sử dụng miếng ghép và khơng gây ngắn DV. Bó mạch TK được bảo tồn và khơng bị chèn ép bởi đường khâu vịng (Decter 1999). Kaplan và Lamm (1975) kết luận rằng cong DV là một giai đoạn phát triển bình thường ở thai nhi, độ nặng của cong DV tỷ lệ thuận với mức độ LTLT [1].

Pope và cs (1996) đã báo cáo kinh nghiệm của họ trong việc sử dụng mảnh ghép bì để chữa cong DV nặng trong thời gian 5 năm. Nghiên cứu trên

51 BN, trong đó có 41 BN bị LTLT nặng. Mảnh ghép bì được lấy từ vùng da khơng có lơng ở bẹn và được sử dụng để ghép vào điểm có độ cong DV tối đa. Theo dõi trung bình trong 27 tháng, tất cả các BN đều có kết quả thẩm mỹ và chức năng tốt. Và các tác giả kết luận rằng các BN có cong DV nặng, dùng mảnh ghép bì làm thẳng DV với tỷ lệ biến chứng ít [1].

Perovic và cs (1998) đã mơ tả một kỹ thuật giải phóng DV để tránh làm ngắn DV khi chữa cong DV. Họ sử dụng kỹ thuật này trên 87 BN từ 12 tháng đến 47 tuổi (từ năm 1995 đến 1997). Phương pháp này bao gồm giải phóng

hồn tồn DV: bao QĐ với bó mạch TK ở vùng lưng; NĐ vùng bụng, hoặc sàn niệu đạo cùng tồn tại với LTLT, và vật hang có thể tách rời một phần ở đường giữa. Kỹ thuật giải phóng DV có hiệu quả trong trường hợp DV cong

nặng [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 37 - 40)