Biểu đồ dạng cao nguyên, gián đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 34 - 37)

* Chỉ định niệu dòng đồ: Chỉ định niệu dòng đồ bao gồm những đánh giá ban đầu trên những BN phì đại lành tính tuyến tiền liệt, tiểu tiện khơng tự chủ, hẹp NĐ, nhiễm khuẩn đường niệu tái phát và rối loạn chức năng bàng

quang thần kinh. Ở những BN này qua niệu dịng đồ có thể thấy sự bất thường của quá trình tiểu tiện. Niệu dòng đồ cũng rất hữu ích trong theo dõi tình trạng hẹp NĐ của những BN có chấn thương NĐ và có tiền sử phẫu thuật liên quan đến NĐnhư tạo hình NĐtrong điều trị LTLT [32].

* Tình hình nghiên cứu niệu dịng đồ đối với PT tạo hình LTLT

Niệu dịng đồ đã được sử dụng phổ biến từ lâu trong rối loạn chức năng đi tiểu và theo dõi sau phẫu thuật LTLT. Phẫu thuật LTLT cũng có thể liên quan đến tắc nghẽn lỗ tiểu hoặc niệu đạo mà khơng có triệu chứng nào rõ ràng. Vì vậy, một vài nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của tốc độ dòng tiểu đối với việc đánh giá chức năng trên những bệnh nhi bị LTLT để phát hiện triệu chứng hẹp. Niệu dòng đồ thường được sử dụng để đánh giá kết quả các chức năng, theo dõi sau phẫu thuật LTLT kết hợp với khám tồn thân, từ đó giúp chẩn đốn bất kỳ tắc nghẽn nào có liên quan đến phẫu thuật ban đầu [36].

Năm 1995, Garibay và CS đánh giá kết quả phẫu thuật LTLT qua niệu dòng đồ. Các tác giả nghiên cứu 32 bệnh nhân, sau mổ LTLT thấy tốc độ dòng chảy tối đa thấp hơnso với trẻ cùng lứa tuổi [37].

Năm 1997, Werff cùng CS đánh giá kết quả điều trị LTLT bằng niệu dòng đồ vàkết luận: Khơng có sự khác biệt về niệu dịng đồ giữa các kỹ thuật mổ LTLT. Có sự cải thiện về niệu dịng đồ khi theo dõi dài [38].

Năm 2001, Marte cùng CS sử dụng niệu dòng đồ đánh giá chức năng

BN LTLT thể 1/2 sau thân DV. Tác giả kết luận, niệu dịng đồ là một cơng cụ không xâm lấn, quan trọng để đánh giá kỹ thuật mổ LTLT và cần theo dõi dài để khẳng định các kết quả sau PT [39].

Năm 2006, Holmdahl và CS kết luận rằng theo dõi niệu dòng đồ ngay

sau phẫu thuật LTLT là không cần thiết. Tuy nhiên, theo dõi lâu dài lại đóng vai trị quan trọng, đặc biệt với trường hợp LTLT thể gần [40].

Năm 2011, Gonzaslez và Ludwikowski xem xét một cách hệ thống về tầm quan trọng của nghiên cứu niệu dòng đồ sau phẫu thuật LTLT.Nghiên cứu của 2 tác giả cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng trong việc đánh giá chức năng niệu đạo sau phẫu thuật LTLT bằng cách sử dụng niệu dòng đồ [41].

Năm 2012, Perera và CS đánh giá việc sử dụng niệu dòng đồ để theo dõi dài chức năng niệu đạo sau phẫu thuật LTLT. Các tác giả kết luận:

Theo dõi dài sau phẫu thuật LTLT thấy tốc độ dịng tiểu thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng cùng lứa tuổi, nhưng vẫn trong giới hạn bình thường. Cong

DV nặng là một yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến dòng tiểu yếu khi theo dõi

dài [42].

Năm 2013, Husein và CS đánh giá kết quả về thẩm mỹ và chức năng của phẫu thuật hai thì chữa LTLT bằng thang điểm HOSE và niệu dịng đồ. Các tác giả kết luận thang điểm HOSE và niệu dịng đồ là phương pháp đơn giản, khơng xâm lấn, rẻ tiền và dễ thực hiện để đánh giá khách quan kết quả phẫu thuật LTLT khi theo dõi xa [43].

Tại Việt Nam, cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào áp dụng niệu dịng đồ để đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị LTLT ở trẻ em.

1.6. Tổng quan về các vạt tổ chức trong phẫu thuật tạo hình

Phẫu thuật tạo hình là phẫu thuật nhằm phục hồi hình thể giải phẫu và chức năng của các bộ phận trên cơ thể, sửa chữa những biến dạng bẩm sinh hay mắc phải do quá trình bệnh lý hay di chứng chấn thương, vết thương.

Trong phẫu thuật tạo hình định nghĩa: Vạt là một đơn vị tổ chức cơ thể được chuyển từ vị trí này (nơi cho) đến vị trí khác (nơi nhận) mà vẫn duy trì được nguồn cấp máu của nó. Có nhiều cách để phân loại vạt:

- Dựa vào phương thức cấp máu, người ta chia ra các loại vạt như:

+ Vạt ngẫu nhiên (random flap): là những vạt không liên quan tới một mạch máu xác định nào, được cấp máu trực tiếp từ đám rối thượng bì và dưới thượng bì.

+ Vạt trục (axial flap): được cấp máu bởi 1 nhánh động mạch có tên nằm dọc theo trục dọc của vạt.

+ Vạt đảo (island flap): vạt tách khỏi nơi cho nhưng vẫn cịn dính bởi cuống mạch.

- Dựa theo vị trí có các loại vạt như:

+ Vạt tại chỗ (local flap): gồm các vạt sử dụng tổ chức nằm ngay cạnh tổn khuyết.

+ Vạt lân cận (regional flap): gồm các vạt sử dụng tổ chức nằm ở đơn vị giải phẫu liền kề vùng tổn khuyết.

+ Vạt từ xa (distant flap): vạt lấy từ bộ phận khác, chia làm 2 loại:

 Vạt có cuống (pedical flap) vẫn giữ nguyên cuống mạch nuôi

 Vạt tự do (free flap) cuống mạch nuôi cắt rời và sẽ được kết nối với mạch ở nơi nhận bằng vi phẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình niệu đạo điều trị lỗ tiểu lệch thấp thể thân dương vật bằng vạt da niêm mạc bao quy đầu có cuống trục ngang (Trang 34 - 37)