Một số kỹ thuật Realtime PCR thường được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bằng kỹ thuật realtime PCR nhằm dự báo sớm tiền sản giật (Trang 31 - 35)

Kỹ thuật Realtime PCR dùng màu huỳnh quang chèn SYBR green I

SYBR green I thường được sử dụng vì màu huỳnh quang nền rất thấp,

khả năng chèn vào sợi đôi DNA cao nhưng không làm cho sợi đôi DNA gắn

chặt vào nhau khi bị biến tính.

Hình 1.5. Tóm tắt cơ chế hoạt động khi sử dụng chất huỳnh quang SYBR green I trong Realtime PCR [113]

Ưu và nhược điểm khi sử dụng màu huỳnh quang chèn SYBR green I trong

Realtime PCR

Ưu điểm

Màu huỳnh quang chèn vào sợi đơi DNA có ái lực rất cao khi có sự mặt của sợi đơi DNA và ái lực này là do khả năng chèn của màu vào giữa sợi đôi DNA làm cho sợi đôi DNA này phát được ánh sáng huỳnh quang khi nhận được nguồn sáng kích thích.

Nhược điểm

Khó phân biệt được sản phẩm đặc hiệu hay không đặc hiệu do SYBR

green I là màu chèn cho bất cứ sợi đơi DNA nào nên nó có thể chèn vào sợi đôi DNA không phải khuếch đại đặc hiệu từ DNA đích.

SYBR green I tín hiệu phát huỳnh quang khơng cao và có thể ức chế PCR, biểu đồ chuẩn khó đạt, sản phẩm khuếch đại có trình tự khác biệt hay/và chiều dài khác biệt cũng rất thấp.

Kỹ thuật Realtime PCR sử dụng probe làm chất phát huỳnh quang

Probe là những đoạn oligonucleotid sợi đơn có trình tự có thể bắt cặp bổ sung với sản phẩm khuếch đại đặc hiệu từ DNA đích và sự bắt cặp này sẽ phát huỳnh quang khi nhận được nguồn sáng kích thích.

Realtime PCR sử dụng Taqman Probe

Taqman Probe là những đoạn oligonucleotid sợi đơn có trình tự có thể

bắt cặp bổ sung với một trình tự đặc hiệu trên DNA đích, dài khoảng 24 - 30 bases, có đầu 5' gắn chất phát huỳnh quang (reporter) và đầu 3' gắn chất hấp

thụ tương ứng (quencher) để hấp thụ được ánh sáng huỳnh quang phát ra từ

reporter.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Taqman Probe trong Realtime PCR

Ưu điểm

Taqman Probe có trình tự bổ sung với một trình tự đặc hiệu trên DNA

đích.

Có thể sử dụng Taqman Probe trong Realtime PCR được thiết kế

multiplex.

Nhược điểm: Giá thành cao.

Realtime PCR sử dụng Beacon Probe

Beacon Probe là probe có trình tự dài khoảng 25 - 40 bases, có đầu 5' gắn với reporter và đầu 3' gắn với quencher. Probe có trình tự 15-39 ở giữa là bổ sung với 1 trình tự đặc hiệu trên sợi đơn vủa DNA đích, cịn 2 đầu cịn lại

của probe có trình tự 5 - 6 bases bổ sung với nhau làm cho probe tạo thành cấu trúc hình kẹp tóc.

Hình 1.7. Tóm tắt cơ chế hoạt động của Beacon probe trong Realtime PCR [113]

Ưu và nhược điểm khi sử dụng Beacon Probe trong Realtime PCR

Ưu điểm:

- Rất đặc hiệu.

- Rất tốt để thực hiện multiplex phát hiện cùng lúc nhiều tác nhân đích.

Nhược điểm:

- Beacon tương đối khó thiết kế vì phải chú ý để có sự bắt cặp đủ mạnh làm cho probe có cấu trúc kẹp tóc.

- Sự bắt cặp của trình tự ở hai đầu cũng không được quá mạnh để khơng ngăn cản probe bắt cặp vào sợi đích khi có mặt của sợi đích.

- Giá thành cao.

Realtime PCR sử dụng probe lai

Trong kỹ thuật này dùng 2 probe: probe lai 1 có đầu 3’ gắn một chất phát huỳnh quang D (donnor) và probe lai 2 có đầu 5’ gắn một chất phát huỳnh

quang A (acceptor) [113],[116].

Ưu điểm khi sử dụng Probe lai trong Realtime PCR

Ứng dụng để định lượng tác nhân đích có trong mẫu và định kiểu gen

của tác nhân đích hay là định được sự khác biệt chỉ một nucleotid (SNP) của

tác nhân đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bằng kỹ thuật realtime PCR nhằm dự báo sớm tiền sản giật (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)