Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bằng kỹ thuật realtime PCR nhằm dự báo sớm tiền sản giật (Trang 76 - 78)

M: Thang DNA 100 Giếng 1: Chứng nước cất

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này các thai phụ đến khám, theo dõi và điều trị tại

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Phịng khám

Vạn Phúc. Chúng tơi đã thu thập được là 101 thai phụ bình thường và 50 thai phụ TSG, các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn đúng theo các tiêu chuẩn đã

được đưa ra trong phần đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Sau đó lựa chọn trong đối tượng đã thu thập được, tiến hành định lượng DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ, sự thay đổi nồng độ DNA phôi thai tự do giúp phát hiện sớm và sàng lọc các thai phụ có nguy cơ tiền sản giật [76]. Điều này rất quan trọng trong việc theo dõi và quản lý thai nghén.

Về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:

Những đặc điểm lâm sàng của nhóm thai phụ bình thường như tuổi, huyết

áp và các xét nghiệm huyết học và hóa sinh cơ bản đều nằm trong giới hạn bình thường và khơng có thai phụ nào tiến triển tiền sản giật (kết quả bảng 3.1; bảng

3.3, bảng 3.4, bảng 3.5, bảng 3.6 và bảng 3.7). Như vậy sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm chứng của chúng tơi đã đảm bảo là lựa chọn những thai phụ bình thường. Đồng thời khơng có sự khác biệt về tuần thai ở q 3 giữa

nhóm thai phụ bình thường và thai phụ TSG (kết quả bảng 3.2).

Các chỉ số về huyết học: số lượng hồng cầu, hematocrit, hemoglobin, số lượng tiểu cầu và các chỉ số về hóa sinh máu cơ bản: ALT, AST, ure, creatinin của cả 2 nhóm thai phụ bình thường và thai phụ tiền sản giật đều nằm trong

giới hạn bình thường. Đối với thai phụ TSG: chỉ số về huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, triệu chứng phù, số lượng bạch cầu, chỉ số acid uric, protein niệu đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm bình thường với p < 0,01 (theo kết quả bảng 3.1, bảng 3.3, bảng 3.4, bảng 3.5, bảng 3.6 và bảng 3.7). Điều này hồn tồn phù hợp, do nhóm nghiên cứu đã lựa chọn những thai phụ đã được chẩn đoán là tiền sản giật và đây là các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm điển hình của TSG. Theo kết quả bảng 3.5 cho thấy tình trạng thiếu

máu gặp ở cả thai phụ tiền sản giật và thai phụ bình thường. Bình thường khi có thai đòi hỏi sự tăng lưu lượng máu trong tuần hoàn tử cung - rau tăng lên làm khối lượng máu tăng lên nhưng tăng nhiều về mặt huyết tương hơn là huyết cầu do đó làm số lượng hồng cầu trong máu hơi giảm, tỷ lệ huyết sắc tố và hematocrit giảm làm thai phụ có xu hướng thiếu máu nhược sắc, có phải chăng là ở thai phụ TSG do lưu lượng máu tử cung - rau giảm dẫn tới thiếu máu rau thai làm rối loạn chức năng nội mạch, rối loạn chức năng đông máu làm NO giảm gây co mạch nên phải kích thích tủy xương làm tăng sinh hồng cầu.

Về một số đặc điểm của trẻ sơ sinh ở các sản phụ bình thường và tiền sản giật: kết quả bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy ở nhóm thai phụ TSG khi sinh chủ yếu bằng hình thức mổ lấy thai chiếm 80%; 76% con sinh ra sống và có cân nặng < 2000gram.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bằng kỹ thuật realtime PCR nhằm dự báo sớm tiền sản giật (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)