M: Thang DNA 100 Giếng 1: Chứng nước cất
Chương 4 BÀN LUẬN
4.3. Nồng độ và sự thay đổi của DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bình thường, thai phụ tiền sản giật và ứng dụng trong dự báo sớm
thai phụ bình thường, thai phụ tiền sản giật và ứng dụng trong dự báo sớm tiền sản giật.
Sử dụng kỹ thuật siêu âm hay tìm các dấu ấn sinh học trong huyết tương, huyết thanh thai phụ thường được sử dụng như các xét nghiệm sàng lọc sơ cấp cho việc chẩn đoán sớm những bất thường về phía thai phụ và thai. Trái ngược với những nghiên cứu truyền thống cho rằng rau thai là một rào ngăn cản không thấm giữa thai phụ và thai nhi, nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng: cả tế bào thai nhi nguyên vẹn và DNA phôi thai tự do có lưu hành trong huyết tương của thai phụ. Sự hiện diện của các tế bào thai nhi lưu hành trong tuần hoàn của thai phụ lần đầu tiên được Georg Schmorl ghi nhận bởi ơng nhận thấy có sự hiện diện của tế bào khổng lồ đa nhân hợp bào gốc nhau thai trong mô phổi của
những người phụ nữ đã chết do các biến chứng sản giật. Cùng với sự tiến bộ trong sinh học tế bào và phân tử tiếp tục làm sáng tỏ cả sinh lý và sinh lý bệnh của các tế bào thai nhi trong tuần hoàn thai phụ. Khái niệm này là nền tảng của các lĩnh vực được phát triển nhanh chóng của chẩn đốn tiền sản không xâm lấn. Theo Chen XQ (1996) một lĩnh vực nghiên cứu phát triển sau khi phát hiện ra một lượng lớn DNA của tế bào khối u tự do lưu hành trong huyết tương của bệnh nhân ung thư [132]. Lý giải rằng việc phát triển của thai nhi và rau thai trong cơ thể thai phụ cũng tương tự như việc phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân ung thư, năm 1997, Lo và CS đã phát hiện được sự lưu hành
của DNA phơi thai tự do trong tuần hồn của thai phụ mang thai nam đã mở ra hướng nghiên cứu mới về kỹ thuật chẩn đốn trước sinh khơng xâm lấn [4].
Năm 1998, Lo và CS đã chứng minh rằng nồng độ DNA phôi thai tự do tăng tương ứng với sự phát triển của thai và tăng đột ngột vào 3 tháng cuối [33]. Năm 1999, Lo và CS cũng đã chứng minh rằng nồng độ DNA phôi thai tự do