M: Thang DNA 100 Giếng 1: Chứng nước cất
Chương 4 BÀN LUẬN
4.2.3. Kết quả của PCR lồng để phát hiện đoạn gen cần định lượng
Từ kết quả của PCR lồng kiểm tra DNA sau chiết tách, chúng tôi tiếp tục dùng DNA của các mẫu chứng và mẫu của đối tượng nghiên cứu này tiến hành kỹ thuật PCR lồng với cặp mồi Y1.5Y1.6 và Y1.7Y1.8 để kiểm tra phát hiện gen SRY, kết quả bảng 3.12 và hình 3.2 cho thấy: chỉ có các mẫu DNA chiết tách từ chứng dương (huyết tương của thai phụ bình thường mang thai nam) và từ huyết tương của thai phụ bình thường mang thai nam (đối chiếu với thực tế thai
phụ này sinh con trai) mới có sản phẩm với cặp mồi này là 198bp, còn các mẫu chứng dương (huyết tương của thai phụ bình thường sinh con gái) và huyết tương của thai phụ bình thường mang thai nữ (đối chiếu với thực tế thai phụ này sinh con gái) thì khơng có sản phẩm. Kết quả PCR đã chứng minh rằng
trong huyết tương thai phụ có mặt DNA của NST Y của thai. Đồng thời, các
đối tượng nghiên cứu đều được chúng tôi theo dõi đến thời điểm sinh con để
kiểm tra đối chiếu lại, cho kết quả phù hợp. Như vậy, với việc sử dụng PCR lồng bằng các cặp mồi trên, chúng tôi đều phát hiện đủ và đúng các trường hợp có thai và phát hiện được sự có mặt của DNA của NST Y của thai. Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số tác giả khác khi dùng kỹ thuật này để phát hiện sự có mặt của DNA phơi thai tự do đặc hiệu của NST Y lưu hành trong huyết tương thai phụ [52],[54],[124],[125].
Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn 2 cặp mồi khi sử dụng kỹ thuật PCR lồng là: X1X3 và X2X3 để kiểm tra có mặt DNA và lựa chọn 2 cặp mồi khi sử dụng kỹ thuật PCR lồng là Y1.5Y1.6 và Y1.7Y1.8 để phát hiện DNA phôi thai tự do lưu hành trong huyết tương thai phụ.