ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Thai phụ đến khám được phỏng vấn để thu thập thông tin về đặc trưng cá nhân, tiền sử sản phụ khoa và tiền sử mắc các bệnh trong tiêu chuẩn loại trừ
đã nêu ở trên.
- Thu thập các thông tin để đánh giá về các triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật như: phù, tăng huyết áp và các biến chứng của mẹ và của thai nhi.
- Thu thập các thông tin để đánh giá về các chỉ số huyết học và hóa sinh cơ bản dựa trên các xét nghiệm của thai phụ.
- Kết hợp lấy máu thai phụ để định lượng DNA phơi thai tự do:
* Đối với nhóm thai phụ bình thường: lấy máu và định lượng nồng độ DNA phôi thai tự do trong máu thai phụ tại các thời điểm thai phụ đến khám (bắt đầu từ tuần thứ 12 của thai kỳ).
* Đối với nhóm thai phụ tiền sản giật: lấy máu và định lượng nồng độ
DNA phôi thai tự do trong máu thai phụ bắt đầu tại thời điểm thai phụ đến
khám và được chẩn đoán là tiền sản giật.
* Hoàn chỉnh và xây dựng đường chuẩn của kỹ thuật Realtime PCR sử dụng Taqman Probe để định lượng DNA phôi thai tự do lưu hành trong huyết tương thai phụ. Quy trình như sau:
Chiết tách DNA phôi thai và tiến hành nested PCR (PCR lồng):
- PCR kiểm tra DNA (House’s keeping): PCR lồng với cặp mồi X1X3; X2X3 (gen trên NST X).
- PCR kiểm tra có mặt đoạn gen cần định lượng: PCR lồng với cặp mồi Y1.5Y1.6; Y1.7Y1.8 (gen trên NST Y) để kiểm tra DNA chiết tách và chỉ lựa chọn những mẫu nghiên cứu cho sản phẩm dương tính ở PCR lồng lần này để tiến
hành định lượng DNA.
Chọn đoạn trình tự cần quan tâm trên gen SRY (minigene), thiết kế mồi và đầu dò.
Kiểm tra sơ bộ nồng độ của mẫu chuẩn sau pha loãng bằng PCR với cặp mồi SRY - 245R, SRY - 109F.
* Tiến hành định lượng DNA phôi thai tự do trong huyết tương thai phụ bình thường, thai phụ tiền sản giật bằng kỹ thuật Realtime PCR và xử lý số liệu. - Xét nghiệm một số yếu tố liên quan đến tiền sản giật: protein niệu, acid uric, các men gan AST và ALT nhằm đánh giá mức độ suy thận và suy gan.