Những yếu tố tác động đến giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng.

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 41 - 46)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG THUỘC

TỔNG CỤC CƠNG NGHIỆP QUỐC PHỊNG - THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

2.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục phẩm chất chính trị chođội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng. đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng.

Con người với tư cách vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo ra lịch sử luôn gắn với các điều kiện, hồn cảnh cụ thể, khơng có con người của mọi thời đại, của mọi hoàn cảnh lịch sử. Quá trình sống và hoạt động, con người ln ln chịu sự quy định của điều kiện lịch sử. Trong các điều kiện đó, suy đến cùng điều kiện phát triển sản xuất, hay trình độ phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhất. Như Mác đã nói: Khơng phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ. Với ý nghĩa này, có thể khẳng định những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước sẽ quyết định một cách tồn diện đến phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên các Nhà trường quân đội nói chung và giảng viên Trường Cao đẳng CNQP nói riêng.

Kinh tế thị trường ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là nền kinh tế vừa dựa trên những nguyên tắc, quy luật của kinh tế thị trường vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH. Do vậy, kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ưu việt hơn hẳn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, vốn là kinh tế thị trường nên nó tác động đến đời sống tinh thần của đội ngũ giảng viên trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực.

Ưu thế nổi bật của kinh tế thị trường là thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ. Vì thế, trong điều kiện kinh tế thị trường, của cải vật chất sản xuất gia tăng lên nhanh chóng cả về chủng loại, số lượng và chất lượng. Theo đó đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội ngày càng được nâng lên. Đặc trưng này của kinh tế thị trường chẳng những tác động, tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện vật chất phục vụ công tác, học tập và sinh hoạt của đội ngũ giảng viên, mà cịn tác động tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Điều đó có sức thuyết phục, cổ vũ lớn đối với đội ngũ giảng viên Nhà trường, làm tăng thêm niềm tin, gắn bó với Đảng, với chế độ XHCN; yên tâm, phấn khởi trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Do vậy, nó đã tạo ra những điều kiện thuận lợi về môi trường giáo dục và điều kiện vật chất bảo đảm giúp cho hoạt động giáo dục và tự giáo dục về phẩm chất chính trị của với đội ngũ giảng viên Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn.

Kinh tế thị trường là nền kinh tế năng động. Trong nền kinh tế đó, sản phẩm được sản xuất ra để bán. Quan hệ giữa người tiêu dùng và người sản xuất ở đây là quan hệ “thuận mua vừa bán”. Quan hệ sịng phẳng này đã góp phần củng cố sự tự do, sự bình đẳng và trách nhiệm giữa những người sản xuất và người tiêu dùng trong xã hội, v.v.. Những đặc điểm nói trên của kinh tế thị trường tác động vào đội ngũ giảng viên Nhà trường, làm cho họ bớt đi tính thụ động, máy móc, ỉ lại và trở nên năng động, nhạy bén hơn; tính độc lập, tự chủ, tác phong khoa học trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được củng cố; tinh thần trách nhiệm, tính bình đẳng trong quan hệ với đồng đội, với sinh viên nói riêng, với con người nói chung được tăng cường.

Trong kinh tế thị trường, sự chun mơn hố ngày một cao. Chính xu hướng này đã ln khơi dậy tiềm năng, sở trường của con người, khuyến khích họ ln gắn bó với nghề và khơng ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc điểm này của kinh tế thị trường tác động, góp phần củng cố

lịng u nghề, sự say mê, tự hào, vươn lên để đạt sự thành thạo, tính chuyên nghiệp trong thực hiện các hoạt động chuyên môn của người giảng viên.

Ngày nay, khoa học, công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, theo đó năng suất, chất lượng, hiệu quả các hoạt động kinh tế ngày một cao là một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế thị trường. Đặc điểm này đã tác động, khuyến khích đội ngũ giảng viên Nhà trường hăng hái hơn trong nghiên cứu, tìm tịi cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy.

Trong kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của sản xuất, giao lưu kinh tế và theo đó là giao lưu văn hố giữa các vùng, các quốc gia ngày càng phát triển. Nhờ đó mà đời sống vật chất và tinh thần của xã hội đều được nâng cao, phong phú và đa dạng. Qua đó, khơng riêng gì những người sản xuất kinh doanh mà các thành viên khác trong xã hội, trong đó có người giảng viên có cơ hội tiếp thu được những tinh hoa giá trị văn hoá, đạo đức, của các vùng, trong nước và thế giới, qua đó góp phần phát triển tồn diện phẩm chất, năng lực của bản thân.

Bên cạnh những ưu việt, kinh tế thị trường cũng có những “khuyết tật” nhất định. Chính những “khuyết tật” này đồng thời tác động tiêu cực đội ngũ giảng viên Nhà trường cũng như việc nâng cao phẩm chất chính trị cho họ. Cụ thể là:

Trong kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là lợi ích có tính sống cịn của người sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện mục tiêu đó họ phải tăng cường sự chủ động, hăng hái cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tăng cường chun mơn hố, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng, giữa trong nước và quốc tế... Tình trạng đó đã thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, nhưng đồng thời cũng làm cho xu hướng chạy theo đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân, đề cao chuyên môn kỹ thuật xuất hiện. Xu hướng

nói trên tác động vào đội ngũ giảng viên của Nhà trường, dẫn đến một số người có biểu hiện tiêu cực về phẩm chất chính trị như ngại học tập, rèn luyện, tinh thần, thái độ, trách nhiệm và phong cách ứng xử với người học chưa tốt, kết quả hồn thành nhiệm vụ chun mơn cịn hạn chế, v.v...

Mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường. Bên cạnh mặt tích cực, mở cửa, giao lưu, hội nhập kinh tế đã gây ra hậu quả xấu về văn hoá - đạo đức trong xã hội.

Tâm lý sính ngoại, sự bắt chước một cách lố bịch văn hố nước ngồi kết hợp với tệ mê tín dị đoan do bị kích thích bởi tâm lý con bn trước những may rủi trong cơ chế thị trường ở trong nước, dẫn đến xu hướng văn hoá pha tạp, lai căng, các giá trị, tinh hoa văn hoá dân tộc truyền thống và XHCN bị xói mịn. Đồng thời, lợi dụng quá trình mở cửa, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta. Bằng mọi biện pháp, chúng thúc đẩy nền kinh tế nước ta đi chệch quỹ đạo của CNXH; trực tiếp và bợ đỡ cho những kẻ cơ hội, xét lại, những phần tử bất mãn; thổi phồng những thiếu sót, khuyết điểm, tệ nạn tiêu cực, tuyên truyền xuyên tạc bản chất kinh tế thị trường định hướng XHCN; gây sức ép và khuyến khích tư bản nước ngồi tăng đầu tư, chủ động thu hút những người có trình độ chun mơn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vào khu vực kinh tế tư nhân, nắm lấy yết hầu của nền kinh tế, tạo nên sự phân hoá giàu nghèo với khoảng cách ngày càng rộng ngay cả giữa những người lao động với nhau, giữa công nhân và lao động làm việc trong các xí nghiệp liên doanh, viên chức Nhà nước, giữa những người làm việc bên ngồi với những người cơng tác trong lực lượng vũ trang, v.v.. Chúng hy vọng nắm được nền kinh tế sẽ chuyển biến được về tư tưởng chính trị, văn hố, đạo đức của nhân dân và cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang theo hướng có lợi cho chúng.

Trong q trình phát triển kinh tế thị trường, xu hướng và sự chống phá nói trên ln tác động xấu đến nền văn hố, đạo đức, tác động ngược chiều đến chính trị - tư tưởng của tồn dân, tồn quân ta trong đó có đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng CNQP. Nó sẽ làm cho một số ít cán bộ ấy, do khơng thường xun rèn luyện, tu dưỡng, củng cố bản lĩnh chính trị có những biểu hiện dao động về lập trường, tư tưởng; không nhận thức rõ bản chất của kẻ thù; xa rời các giá trị văn hố, đạo đức cao đẹp; hồi nghi lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; giảm lòng tin đối với đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là đường lối, chính sách phát triển kinh tế thị trường và phát triển văn hoá - đạo đức của dân tộc.

Như vậy, kinh tế thị trường luôn đồng thời tác động tích cực và tiêu cực đến phẩm chất chính trị và việc nâng cao phẩm chất chính trị của người giảng viên trên nhiều mặt. Trong đó, có các mặt chủ yếu như: chính trị - tư tưởng, lối sống, tác phong; tinh thần chủ động, chịu khó học tập; khả năng độc lập, sáng tạo, tính hiệu quả kinh tế - xã hội trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, v. v.. Để phát huy tác dụng của các tác động tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực nói trên đến phẩm chất chính trị, việc nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên các nhà trường quân đội nói chung và Trường Cao đẳng CNQP hiện nay cần phải đồng thời phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp của cấp ủy đảng, người chỉ huy các đơn vị trong Trường, đặc biệt cần phát huy sức mạnh nội lực của chính mỗi người giảng viên trong việc đấu tranh chống lại những tác động tiêu cực và tiếp nhận những yếu tố tích cực được tạo ra trong quá trình này. Chủ động tạo dựng những điều kiện thuận lợi về vật chất, môi trường, đẩy mạnh hoạt động giáo dục và tự giáo dục phẩm chất chính trị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng CNQP trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w