Xây dựng môi trường sư phạm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 95 - 101)

thần cho đội ngũ giảng viên.

Làm tốt công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên, đi đôi với việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ, thực chất là sự kết hợp giữa nghĩa vụ và quyền lợi, nhằm tạo động lực phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chun mơn cho họ. Qua đó, giúp họ hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Đây là vấn đề có tính ngun tắc trong sử dụng con người nói chung, người giảng viên nói riêng. Chính vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải tổ chức thực hiện tốt các tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ cùng với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho họ. Để thực hiện sự kết hợp này một cách hiệu quả, trước mắt lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần làm tốt một số nội dung sau:

Thứ nhất, định hướng nhận thức đúng đắn nhu cầu lợi ích vật chất, tinh

thần cho người giảng viên.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, lợi ích ln gắn liền với hoạt động của chủ thể, là khâu trung gian chuyển hóa những điều kiện khách quan bên ngồi thành những động cơ tư tưởng bên trong, thúc đẩy chủ thể hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình. Giữa đạo đức và lợi ích ln có

mối quan hệ biện chứng, trong đó lợi ích là cái gốc của đạo đức. Ngược lại, đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh lợi ích giữa con người và con người, giữa cá nhân và xã hội. Chính vì lẽ đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Nếu như lợi ích đúng đắn là ngun tắc của tồn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của tồn thể lồi người”. Do vậy, việc định hướng nhận thức đúng đắn nhu cầu lợi ích vật chất, tinh thần cho người giảng viên là việc làm hết sức thiết thực góp phần nâng cao phẩm chất chính trị cho họ. Ngày nay, trước sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, nhu cầu của đội ngũ giảng viên của Nhà trường ngày một tăng. Trong đó, có nhu cầu phù hợp với sự phát triển của xã hội nói chung, song lại khơng phù hợp với điều kiện và đặc thù của hoạt động qn sự. Thậm chí có nhu cầu chính đáng nhưng cơng tác bảo đảm của quân đội và đơn vị cịn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, cũng có những nhu cầu lệch chuẩn so với những chuẩn mực đạo đức cần tiếp tục nâng cao cho họ trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải nắm vững tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích chính đáng của họ. Giúp họ nâng cao nhận thức, giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể; giữa nhu cầu của mình với thực tiễn khả năng đáp ứng của quân đội và đơn vị. Động viên họ yên tâm cơng tác, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ theo phạm vi chức trách được phân công.

Thứ hai, quán triệt cho đội ngũ giảng viên nắm chắc các tiêu chuẩn, chế

độ, chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước và quân đội đối với bản thân theo quy định hiện hành.

Trong đó, cần tập trung quán triệt cho họ nắm chắc các tiêu chuẩn, chế độ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn; chế độ phục vụ luân chuyển, chuyển vùng công tác; chế độ đề bạt, bổ nhiệm; chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi; chế độ, chính sách hậu phương quân đội; chế độ khen

thưởng, kỷ luật, v.v.. Việc quán triệt các tiêu chuẩn, chế độ ấy, cần liên hệ vận dụng với thực tiễn đơn vị, phổ biến kỹ các chủ trương, biện pháp thực hiện nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn, chế độ đó được thực thi một cách đầy đủ.

Thứ ba, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định của cấp uỷ, chỉ huy

về các tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường. Thực hiện tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ với đội ngũ giảng viên là công việc chăm lo cho con người. Đây là hoạt động bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho những người phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và qn đội. Trước hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt của đơn vị cơ sở, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị một mặt phải phát huy tính chủ động, sáng tạo, thực hiện một cách tồn diện, nhưng có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả cao các tiêu chuẩn, chế độ ấy. Mặt khác, cần khắc phục ngay những nhận thức sai trái như tuyệt đối hóa nhu cầu lợi ích vật chất hoặc tinh thần; cho rằng chính sách là để tỏ lịng ban ơn, làm phúc; tình trạng dễ làm, khó bỏ khơng tính đến trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo đảm tiêu chuẩn, chế độ cho đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường rất đa dạng, nhiều người tuổi đời còn trẻ, tuổi quân chưa nhiều, vốn sống và kinh nghiệm còn hạn chế nên việc thực hiện những nội dung cụ thể về tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ sẽ gặp những khó khăn nhất định. Do đó, đi đơi với phát huy vai trị tập thể cấp uỷ, chỉ huy ở đơn vị cần tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra, rút kinh nghiệm của cơ quan chức năng cấp trên về cách thức, biện pháp thực hiện cơng tác này một cách tận tình, cụ thể. Các đơn vị là nơi thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên và đây cũng là nơi bộc lộ những yếu kém, bất cập trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn, chế độ ấy. Vì vậy, cấp uỷ, chỉ huy và đội ngũ giảng viên cần kịp thời phát hiện những bất cập, thiếu sót, nếu sai do mình trong khâu thực hiện thì phải xử lý ngay, nếu do chính sách, chế độ cần

kịp thời đề xuất, kiến nghị lên cấp trên để bổ sung, hoàn thiện.

Thứ tư, đảm bảo tốt nhất nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho đội

ngũ giảng viên Nhà trường trong khả năng cho phép.

Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người giảng viên luôn phụ thuộc vào việc đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần tương ứng cho họ. Cho nên, tăng cường bảo đảm nhu cầu vật chất, tinh thần để thực hiện nhiệm vụ cũng là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chun mơn cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường hiện nay.

Bên cạnh việc đảm bảo tốt nhất nhu cầu sinh hoạt vật chất, cần đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần cho họ. Theo đó, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần quan tâm chỉ đạo và tổ chức tốt việc bảo đảm đúng, đủ các tiêu chuẩn hưởng thụ đời sống văn hóa, tinh thần cho họ. Duy trì có nền nếp chế độ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, thơng báo chính trị, nói chuyện thời sự. Phát huy vai trị nịng cốt của Đồn thanh niên, đẩy mạnh phong trào văn hoá văn nghệ, thi sáng tác, biểu diễn. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thể dục, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí tạo khơng khí vui tươi, lành mạnh trong đơn vị. Tích cực đấu tranh, kiên quyết bài trừ các văn hoá phẩm độc hại, tệ rượu chè, cờ bạc, mê tín, dị đoan. Thường xuyên quan tâm đúng mức tới hậu phương, gia đình của họ. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách hiện hành giúp họ phấn khởi, n tâm cơng tác, gắn bó chặt chẽ với đơn vị. Đẩy mạnh hợp tác, giao lưu với địa phương để tăng cường tình đồn kết và hợp tác trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, đổi mới, hồn thiện chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên

của Nhà trường.

Sự quan tâm đến vấn đề lợi ích của đội ngũ giảng viên của Nhà trường phải luôn gắn liền với đổi mới, hồn thiện chế độ chính sách một cách chủ

động, đồng bộ, hiệu quả nhằm phát huy phẩm chất chính trị và năng lực cơng tác cho họ. Đây là vấn đề khơng chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà cịn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài. Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đã có nhiều chính sách quan tâm đến đội ngũ cán bộ quân đội nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Nhưng đứng trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong tình hình mới, địi hỏi cơng tác chính sách đối với đội ngũ này cần phải được cụ thể hóa và bảo đảm hợp lý, có giá trị thực tế, phù hợp với hoạt động của họ ở đơn vị. Trong thực hiện chế độ, chính sách đối với họ, cần tập trung đổi mới, hồn thiện các chính sách về tiền lương, phụ cấp; chính sách đối với hậu phương quân đội; chính sách khen thưởng đảm bảo cơng minh, kịp thời, có tác dụng giáo dục, tun truyền và tơn vinh vai trị, vị thế của người giảng viên trong quân đội. Trong thời bình, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị, có thể kết hợp tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên này hợp lý hóa gia đình để họ n tâm cơng tác, gắn bó với đơn vị. Đặc biệt Tổng cục CNQP cần nghiên cứu, có chính sách thích hợp để khuyến khích, thu hút nguồn giảng viên trẻ về công tác tại Nhà trường lâu dài như có ưu đãi phụ cấp khu vực; nới lỏng trần quân hàm và thời gian tại ngũ; bố trí đi học nâng cao trình độ chun mơn, v.v..

Tiểu kết chương 3

Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường hiện nay là một quá trình lâu dài và phức tạp. Do đó, phải tiến hành kiên trì, thường xun với hệ thống các nhóm giải pháp tồn diện, có tính đồng bộ, đó là: nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và tự giáo dục phẩm chất chính trị của người giảng viên; xây dựng mơi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh và đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực về phẩm chất chính trị ở các đơn vị;

làm tốt công tác cán bộ và đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho việc nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên. Đây là những nhóm giải pháp cơ bản, có ý nghĩa quyết định nhất đảm bảo chất lượng, hiệu quả của việc nâng cao phẩm chất chính trị ở Nhà trường hiện nay. Giữa các nhóm giải pháp nêu trên có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp này sẽ tạo thành động lực to lớn góp phần thiết thực vào việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động nâng cao phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Nhà trường.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 95 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w