Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 75 - 79)

chỉ huy các cấp trong Nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên

Giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Nhà trường không thể là một quá trình tự phát khơng có điều khiển, mà tất yếu nó phải nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Để tổ chức và nâng cao phẩm chất chính trị cho người giảng viên, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau:

nhiệm đúng đắn đối với việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Nhà trường.

Động cơ là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy hành động, giúp con người đạt được mục đích nhất định trong hoạt động thực tiễn. Để người giảng viên có động cơ, trách nhiệm đúng đắn với việc tu dưỡng phẩm chất chính trị, cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chức năng của Nhà trường cần phải giáo dục cho họ nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của mình và ý nghĩa xã hội của chức trách, nhiệm vụ đó; những chuẩn mực đạo đức cần nâng cao và vai trị của nó đối với việc hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; ưu điểm và khuyết điểm, nhất là những mặt còn yếu kém trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Đồng thời, giúp họ nhận thức được việc học tập nâng cao trình độ là yêu cầu khách quan, là nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm và là tiêu chuẩn quan trọng của người cán bộ quân đội trong giai đoạn hiện nay. Hình thức, phương pháp thực hiện nội dung giáo dục nói trên phải linh hoạt, có thể tiến hành giáo dục tập trung theo chuyên đề, hoặc có thể kết hợp với các loại hình hoạt động khác của đơn vị. Bên cạnh đó, cần phải khơi dậy nhu cầu học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị cho mỗi giảng viên trong Nhà trường. Bởi lẽ, hoạt động rèn luyện phẩm chất chính trị ln mang đậm tính chủ thể, nên phải nắm bắt, tạo ra các nhu cầu học tập, rèn luyện, phát huy được tính tích cực, tự giác, lịng nhiệt tình và tính kiên trì, bền bỉ trong học tập, rèn luyện phẩm chất chính trị cho họ.

Hai là, tăng cường bồi dưỡng tri thức, kinh nghiệm rèn luyện phẩm chất

chính trị cho đội ngũ giảng viên Nhà trường.

Việc bồi dưỡng những tri thức cơ bản góp phần rèn luyện phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên là hết sức cần thiết. Đây là cơ sở nền tảng để hình thành kỹ năng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho họ. Do vậy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần bồi dưỡng cho họ nắm vững bản chất,

vai trò và các phương pháp rèn luyện phẩm chất chính trị. Trong đó, cần chú trọng giúp họ xác định đúng nội dung rèn luyện và mục tiêu phải đạt được; tiếp cận, lĩnh hội tri thức từ các tài liệu, các nguồn thơng tin hiện có và vận dụng vào thực tiễn chức trách nhiệm vụ; lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch rèn luyện; nâng cao tình cảm và ý chí của mỗi người để vươn lên tự hồn thiện mình theo những chuẩn mực đạo đức đã xác định. Hình thức bồi dưỡng có thể tiến hành dưới dạng nói chuyện chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm, hoặc lồng ghép vào các hoạt động giáo dục chung của đơn vị. Trong đó, quan trọng nhất là hình thức trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn trực tiếp của cán bộ chủ trì, cán bộ có kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên trẻ ở đơn vị.

Ba là, làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ

việc rèn luyện phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Nhà trường.

Cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chức năng ở đơn vị phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tự giáo dục, tự bồi dưỡng phẩm chất chính trị của đội giảng viên, coi đó là một nội dung cơng tác quan trọng của mình. Trong từng thời điểm nhất định, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cần nắm chắc tình hình mọi mặt của đơn vị và thực trạng phẩm chất chính trị của người giảng viên trong đơn vị để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo nội dung cần học tập, bồi dưỡng, nhất là những vấn đề còn yếu như thái độ, trách nhiệm, phong cách ứng xử với sinh viên; tinh thần học tập nâng cao trình độ chun mơn; tinh thần đồn kết, hợp tác với đồng nghiệp, v.v..

Bên cạnh đó, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần tập trung xây dựng và thực hiện tốt quy chế về tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị cho người giảng viên. Nội dung quy chế cần xác định rõ trách nhiệm của tổ chức Đảng, người chỉ huy đơn vị về: lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thời gian; duy trì chế độ sinh hoạt chun mơn; bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện thực hành; chế độ kiểm tra, đánh giá kết quả. Đồng thời, trong quy chế cần

xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi vật chất và tinh thần đối với việc rèn luyện phẩm chất chính trị của người giảng viên. Gắn kết quả tự học tập, tự bồi dưỡng với bình xét, phân loại cán bộ, đảng viên và khen thưởng hằng năm. Coi đây là một trong những tiêu chuẩn, một điều kiện quan trọng để cân nhắc khi xét đi học, đề bạt quân hàm, bổ nhiệm cán bộ. Thường xun tổ chức và duy trì có chất lượng phong trào thi đua trong đơn vị, xây dựng bầu khơng khí thân tình, cởi mở, khuyến khích, tơn trọng ý thức và kết quả tự giáo dục. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những giảng viên có phẩm chất chính trị tốt, đạt thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, tổ chức tốt hoạt động thực tiễn nhằm củng cố phẩm chất chính trị

cho đội ngũ giảng viên.

Rèn luyện phẩm chất chính trị chỉ có kết quả khi được gắn liền với sự nỗ lực tự giác cao và tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động thực tiễn của giảng viên trong quá trình giảng dạy và các hoạt động xây dựng đơn vị.

Đây là biện pháp thiết thực nhất để phát huy tính tích cực, tự giác tự giáo dục, tự rèn luyện phẩm chất của mỗi người giảng viên. Tổ chức tốt hoạt động thực tiễn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ hiện thực hóa được ý thức nghề nghiệp đúng đắn. Theo đó, để đưa người giảng viên tích cực tham gia vào các hoạt động thực tiễn tại đơn vị, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, chủ động đưa giảng viên tích cực tham gia vào hoạt động

giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng đơn vị. Hoạt động này có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn, thể hiện sự cống hiến hy sinh cao nhất của họ cho Nhà trường. Rèn luyện bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cho họ trong hoạt động này cần phải đảm bảo tính vừa sức, từng bước tăng dần cường độ từ thấp đến cao theo đúng quy trình có tính khoa học. Người giảng viên càng tích cực tham gia vào hoạt động giảng dạy, họ càng có điều kiện để tơi luyện nâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn. Những cống hiến của

họ càng cao, cũng có nghĩa là họ đã có sự phát triển và trưởng thành về nhân cách và phẩm chất chính trị của bản thân.

Tiếp theo, rèn luyện thói quen hành vi ứng xử của giảng viên với sinh

viên qua hoạt động phê bình và tự phê bình trong đơn vị. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị của người giảng viên. Vì vậy, các đơn vị cần tích cực, chủ động mở rộng dân chủ, phát huy cao hơn nữa dân chủ trực tiếp để giúp họ rèn luyện nâng cao năng lực thực hành thể hiện tính chủ thể, tính tự phê bình, phê bình trong mơi trường giảng dạy. Từ đó, giúp họ đấu tranh khơng khoan nhượng với những hiện tượng vi phạm đạo đức, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen hành vi đúng đắn phù hợp với những chuẩn mực đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Ths, CTH giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghiệp quốc phòng thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng hiện nay” (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w