viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng hiện nay.
Việc xem xét, đánh giá đúng thực trạng giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng là cơ sở khoa học để xác định phương hướng, biện pháp giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Nhà trường trong tình hình hiện nay. Từ cấu trúc của phẩm chất chính trị có thể đánh giá thực trạng công tác giáo dục phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Cơng nghiệp Quốc phịng trên các mặt ưu điểm và hạn chế.
2.2.1. Ưu điểm:
Kết quả đạt được của hoạt động nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng CNQP hiện nay là sự tác động qua lại của các chủ thể bằng nhiều nội dung, hình thức và biện pháp xác định làm biến đổi các yếu tố cấu thành phẩm chất phẩm chất chính trị của người giảng viên. Sự biến đổi này có thể diễn ra theo cả hai chiều hướng: nó làm gia tăng, hoặc có thể làm giảm đi những yếu tố cấu thành phẩm chất chính trị của họ. Song, sự biến đổi theo xu hướng tích cực là chủ đạo. Cụ thể là:
Đa số giảng viên Nhà trường hiện nay có bản lĩnh chính trị vững vàng; có tinh thần tập thể, tự giác, sáng tạo, tiết kiệm, hiệu quả trong lao động.
Người giảng viên trong Nhà trường Quân đội là người cán bộ của Đảng, được đào tạo, rèn luyện trong mơi trường qn đội. Vì vậy, họ ln thấu suốt mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng và mục tiêu chiến đấu của quân đội, chức trách, nhiệm vụ mà qn đội giao phó. Từ đó, trong cơng tác, sinh hoạt tại đơn vị họ “đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, khơng quản ngại hy sinh gian khổ, đoàn kết thống nhất, phấn đấu trở thành những người giảng viên vừa hồng, vừa chuyên” [21, tr.10], sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đánh giá về bản lĩnh chính trị và lập trường tư tưởng
của người giảng viên Trường Cao đẳng CNQP hiện nay, có 97,35% người được hỏi cho rằng đạt ở mức tốt (đối tượng giảng viên Nhà trường 97,2%; các đối tượng khác là 97,5%) [Phụ lục 3]. Là người chỉ huy đơn vị họ luôn gương mẫu nêu cao tinh thần tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân, tận tâm vun đắp, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong đơn vị, có thái độ gần gũi, tơn trọng, thương yêu học sinh, sinh viên và nhân dân. Do vậy, họ “luôn được bộ đội và nhân dân hết sức quý mến, tin yêu” [104, tr. 23]. Trong hoạt động quân sự và chuyên mơn, họ ln có thái độ lao động đúng đắn, yêu lao động, lao động tự giác, sáng tạo, có kỷ luật với năng suất, chất lượng, hiệu quả. Qua kết quả khảo sát cho thấy, 97,95% các đối tượng được hỏi đã khẳng định ý thức, thái độ, trách nhiệm trong lao động của người giảng viên Nhà trường hiện nay đạt ở mức tốt (đối tượng giảng viên Nhà trường 98,4%; các đối tượng khác là 97,5%) [Phụ lục 4].
Hầu hết giảng viên Nhà trường hiện nay đều quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy tắc giảng dạy, có lý tưởng, tình cảm đạo đức nghề nghiệp cao đẹp. Cùng với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng ngành giáo dục nước nhà nói chung và Nhà trường nói riêng, trong thời gian qua đại bộ
phận giảng viên Nhà trường đã nhận thức rõ tầm quan trọng của các nguyên tắc, quy tắc phẩm chất chính trị trong hoạt động sư phạm. Khi giảng dạy, họ đã quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của phẩm chất chính trị cùng các quyết định, chỉ thị của ngành giáo dục về phẩm chất chính trị. Họ ln xác định được vai trị của nâng cao phẩm chất chính trị với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách, thấy được nghề nghiệp mình chọn là nghề cao quý. Kết quả khảo sát cho thấy, 90,12% các đối tượng được hỏi đều cho rằng trình độ nhận thức và thực hiện các nguyên tắc, quy tắc về phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Nhà trường hiện nay đạt mức tốt và khá (73,87% tốt và 16,25% khá) [Phụ lục 5]. Do đó, những tiêu cực về phẩm chất
chính trị và lối sống ít thâm nhập được vào Nhà trường, phẩm chất chính trị tốt đẹp trong họ ngày càng được giữ vững và phát triển tỷ lệ thuận theo thời gian công tác.
Hầu hết các giảng viên Nhà trường tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc, nỗ lực, tự giác vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Một trong những thước đo quan trọng về phẩm chất chính trị của người
giảng viên Nhà trường hiện nay được thể hiện ở mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách được giao. Gắn với trách nhiệm là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy một tập thể đơn vị cơ sở, mặc dù cơng tác trong điều kiện khó khăn, nhưng đa số các giảng viên Nhà trường đều phát huy cao vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ - đảng viên, luôn chủ động, tự giác, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ hồn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao. Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của người giảng viên Nhà trường hiện nay, 72,62% người được hỏi cho ở mức tốt (74,0% giảng viên Nhà trường, 71,25% các đối tượng khác) và 17,55% ở mức khá (17,6% giảng viên Nhà trường, 17,5% các đối tượng khác) [Phụ lục 10].
Thời gian qua nhiều giảng viên Nhà trường đã mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin, các phương pháp giảng dạy mới, hiện đại vào quá trình giảng dạy.
Đại bộ phận giảng viên Nhà trường hiện nay chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội và các quy định của ngành, sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, giản dị, giàu tính nhân văn.
Lối sống của đội ngũ giảng viên Nhà trường là lối sống của người quân nhân cách mạng. Đó là lối sống chính quy, tự giác, tơn trọng pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội và của ngành giáo dục; trung thực, khiêm tốn, giản dị, tiết kiệm; gần gũi, chân tình, cởi mở trong tiếp xúc với đồng đội và sinh viên, v.v.. Trong thời gian qua, hầu hết giảng viên Nhà
trường đã nêu cao tính chủ động, tự giác trong rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ của quân đội và các quy định của ngành giáo dục. Đánh giá về tính kỷ luật, trung thực, khiêm tốn, dân chủ của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 79,2% người được hỏi cho là ở mức tốt (80,4% giảng viên Nhà trường, 78,0% các đối tượng khác) và 20,8% ở mức khá (19,6% giảng viên Nhà trường, 22,0% các đối tượng khác) [Phụ lục 10].
Phần lớn giảng viên Nhà trường yêu ngành, yêu nghề, trung thực trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Mặc dù địa bàn công tác của người giảng
viên Nhà trường ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khơng cao. Tính chất cơng việc của họ phức tạp, nhưng đại bộ phận trong số họ đã vượt qua những khó khăn trở ngại, gắn bó với đơn vị và sinh viên. Trong hoạt động sư phạm họ luôn biết bảo vệ phẩm giá, danh dự nghề nghiệp, không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Ln tơn trọng sự thật, nói đúng sự thật. Đánh giá về tình cảm đối với nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 80,17% người được hỏi cho là ở mức tốt (82,6% giảng viên Nhà trường, 77,75% các đối tượng khác) và 11,52% ở mức khá (9,8% giảng viên Nhà trường, 13,25% các đối tượng khác) [Phụ lục 7].
Đa số giảng viên Nhà trường luôn hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp; gương mẫu trong sinh hoạt tại đơn vị và địa phương nơi đóng qn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Hầu hết giảng viên Nhà trường đã hợp tác
chặt chẽ với đồng đội - đồng nghiệp trên tất cả các mặt công tác của đơn vị. Luôn tôn trọng và bảo vệ uy tín của đồng nghiệp; hịa nhã, bình đẳng, khơng phân biệt đối xử về cấp bậc, chức vụ, trình độ chun mơn hay giới tính của đồng nghiệp. Luôn ân cần giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm chuyên mơn, cùng đồng nghiệp hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đánh giá về mối quan hệ với đồng nghiệp của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 93,77% người được
hỏi cho là ở mức tốt (94,8% giảng viên Nhà trường, 92,75% các đối tượng khác) và 3,87% ở mức khá (3,0% giảng viên Nhà trường, 4,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 8].
Trong sinh hoạt, công tác đội ngũ giảng viên Nhà trường luôn gương mẫu trong thực hiện nếp sống vệ sinh khoa học, tích cực tham gia có hiệu quả vào các hoạt động xây dựng đơn vị và giúp đỡ nhân dân nơi đơn vị đóng qn, hướng dẫn mọi người giữ gìn nếp sống văn minh, khoa học. Đánh giá về tính tiền phong, gương mẫu trong nếp sống, sinh hoạt tại đơn vị và địa phương nơi đóng quân của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 79,37% người được hỏi cho là ở mức tốt (80,0% giảng viên Nhà trường, 78,75% các đối tượng khác) và 8,37% ở mức khá (8,0% giảng viên Nhà trường, 8,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 9]. Bên cạnh đó, họ cịn tích cực tham gia vào cơng tác dân vận cho hàng trăm đối tượng là gia đình chính sách, người có cơng với cách mạng, đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; tổ chức hiến máu nhân đạo được hàng ngàn đơn vị máu; tham gia các hoạt động gây quỹ từ thiện tại địa phương hàng trăm triệu đồng để giúp đỡ những người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn giúp họ ổn định cuộc sống.
2.2.2. Hạn chế, khuyết điểm
Một số giảng viên Nhà trường chưa thực sự yên tâm, phấn khởi trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình ở đơn vị cơ sở. Theo kết quả điều
tra cho thấy, còn một tỷ lệ nhỏ giảng viên Nhà trường có lúc chưa thực sự yên tâm với chức trách, nhiệm vụ được giao. Họ đã dao động về lập trường tư tưởng, tính tốn lựa chọn vị trí, nơi cơng tác sao cho có điều kiện thuận lợi hơn trong việc nâng cao trình độ chun mơn và mức thu nhập.
Nhận thức của một số giảng viên Nhà trường còn chưa thật sâu sắc về vai trị của phẩm chất chính trị đối với hoạt động nghề nghiệp của mình. Từ
thực hiện đúng các nguyên tắc, quy tắc về giảng dạy, các quy trình kỹ thuật và quy chế chun mơn. Cá biệt có người quan niệm trong thời gian công tác tại đơn vị là bước đệm, chỉ lấy việc hồn thành nhiệm vụ chun mơn làm chính, cịn tự giáo dục, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp là khơng quan trọng. Qua kết quả điều tra ở các đơn vị cho thấy, 3,4% giảng viên Nhà trường được hỏi về tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất chính trị cho bản thân, họ đã đánh giá ở mức bình thường, hay khơng quan trọng (2,0% bình thường và 1,4% khơng quan trọng) [Phụ lục 1].
Như vậy, những biểu hiện tiêu cực nêu trên mặc dù chưa mang tính phổ biến, nhưng đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên. Nếu không kịp thời khắc phục ngay từ trong nhận thức thì nó sẽ cản trở lớn đến việc nâng cao phẩm chất chính trị đội ngũ giảng viên Nhà trường hiện nay.
Kết quả hoàn thành nhiệm vụ của một số giảng viên Nhà trường chưa cao, chưa toàn diện. Hiện nay, một số giảng viên trong Nhà trường vẫn còn
hiện tượng vi phạm quy chế trong giảng dạy, kiểm tra, thi. Một số giảng viên chưa chú trọng đến tính tiết kiệm, hiệu quả của các trang, thiết bị, sử dụng cịn lãng phí hoặc khơng đúng mục đích, v.v.. Do vậy, chất lượng hồn thành nhiệm vụ của họ mới chỉ đạt mức trung bình và hạn chế. Đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 5,95% người được hỏi cho là ở mức trung bình (4,4% giảng viên Nhà trường, 7,5% các đối tượng khác) và 3,87% ở mức hạn chế (4,0% giảng viên Nhà trường, 3,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 10].
Một số giảng viên Nhà trường trong q trình học tập, cơng tác con có những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống. Mặc dù hiện nay đại bộ phận
giảng viên Nhà trường có phẩm chất phẩm chất chính trị trong sáng, lối sống trong sạch, lành mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một số người trong q trình cơng
tác do ngại học tập, rèn luyện nên còn những biểu hiện tiêu cực về phẩm chất chính trị và lối sống như: chưa tận tâm, tận lực với nghề, ứng xử với sinh viên và đồng chí, đồng đội chưa tốt; một số người giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm kỷ luật của quân đội và quy định của ngành giáo dục, tính tiền phong, gương mẫu trong sinh hoạt và cơng tác chưa cao, chạy theo lối sống thực dụng, v.v.. Đánh giá về tính tiền phong, gương mẫu trong nếp sống của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 7,17% người được hỏi cho là ở mức trung bình (6,6% giảng viên Nhà trường, 7,75% các đối tượng khác) và 5,07% ở mức hạn chế (5,40% giảng viên Nhà trường, 4,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 9].
Như vậy, phẩm chất chính trị của đội ngũ giảng viên Nhà trường hiện nay đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, đây đó vẫn cịn một số người có hành vi phẩm chất chính trị thiếu chuẩn mực, dẫn đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ chun mơn thấp. Do đó, việc nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ giảng viên Nhà trường hiện nay cần phải được cấp ủy đảng, người chỉ huy ở đơn vị đặc biệt quan tâm.
Trong giao tiếp, ứng xử với sinh viên có một số giảng viên Nhà trường còn những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, khi tiếp xúc với sinh viên, có lúc
họ phát ngơn thiếu thận trọng, chưa thật sự gần gũi, quan tâm với sinh viên nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến trạng thái tâm lý, tinh thần của sinh viên trong quá trình học tập. Đánh giá về thái độ và phong cách ứng xử với sinh viên của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 2,5% người được hỏi cho là ở mức trung bình (2,0% giảng viên Nhà trường, 3,0% các đối tượng khác) và 2,37% ở mức hạn chế (2,0% giảng viên Nhà trường, 3,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 6].
Một số giảng viên Nhà trường hiện nay có biểu hiện ngại học tập, thiếu tích cực trong rèn luyện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt
động sư phạm, kết quả hồn thành nhiệm vụ chun mơn thấp. Qua nghiên cứu thực tế ở các Khoa cho thấy, vẫn cịn một số giảng viên có biểu hiện chưa thật chăm chỉ rèn luyện kỹ năng sư phạm, ngại học tập, nghiên cứu
khoa học; dễ bằng lịng với những gì mình đã có nên đã ảnh hưởng nhiều đến sự tiến bộ, trưởng thành về mọi mặt của họ và việc hồn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị. Đánh giá về mức độ ham học tập, nghiên cứu và truyền thụ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cho đồng nghiệp của đội ngũ giảng viên Nhà trường, 5,42% người được hỏi cho là ở mức trung bình (4,6% giảng viên Nhà trường, 6,25% các đối tượng khác) và 2,87% ở mức hạn chế (3,0% giảng viên Nhà trường, 2,75% các đối tượng khác) [Phụ lục 7]. Một số giảng viên trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về phẩm chất chính trị ở đơn vị cịn thiếu tính tích cực, chủ động, thấy đúng khơng khích lệ, thấy sai thì im lặng hoặc né tránh, ngại va chạm. Qua số liệu điều tra cho thấy, trong các đối tượng được hỏi vẫn có khơng ít người cho rằng, giảng viên Nhà trường hiện nay còn hạn chế về đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống (2,6% giảng viên Nhà trường, 2,0% các đối tượng khác) [Phụ lục 10].
Một số giảng viên Nhà trường đơi khi có biểu hiện chưa thật sự đồn kết, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp. Đánh giá về tinh thần đồn kết, hợp tác,
tơn trọng trong quan hệ với đồng nghiệp của đội ngũ giảng viên Nhà trường, từ 2,2 - 2,5% người được hỏi cho là ở mức trung bình [Phụ lục 8]. Cá biệt cịn một số người có tư tưởng đố kỵ với đồng nghiệp, phê phán nhau về chuyên môn và đạo đức, gây hoang mang cho sinh viên. Thậm chí một số giảng viên