1 CĐ Kinh tế tài chính Thái Nguyên 0 52(47,2%) 58(52,7%) 0(0,0%)
2.2.2. Quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên
trường cao đẳng ở Thái Nguyên
Được sự quan tâm và chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở GD - ĐT Thái Nguyên cùng với sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng uỷ các trường, cũng như sự phấn đấu không ngừng của bản thân mỗi giáo viên, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII đã chỉ rõ: “Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượg đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo Chỉ thị số 40- CT/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng. Xây dựng kế hoặch đào tạo, đào tạo lại nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới” [70, tr.45]. Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định số 3266/ QĐ- UB ngày 28 tháng 12 năm 2004 về việc thành lập Khối thi đua các trường
Cao đẳng - Trung học chuyên nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Hoạt động của Khối thi đua nhằm mục đích:
- Lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của Đảng, của địa phương ứng với từng năm học;
- Triển khai thực hiện các cuộc vận động lớn của toàn ngành giáo dục về thực hiện Chỉ thị số 33 của Thủ tướng chính phủ về “Chống tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;
- Cổ vũ, động viên các trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, đề ra các nội dung hoạt động thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường được giao lưu học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, giảng dạy và học tập.
Nội dung hoạt động của khối thi đua này rất đa dạng, toàn diện, bao gồm: - Tổ chức giải cầu lông hàng năm cho cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên; đá cầu, kéo co cho học sinh - sinh viên.
- Tổ chức thi văn nghệ hàng năm chào mừng các ngày lễ lớn trong năm - Tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi khối các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp cấp tỉnh hàng năm.
- Tổ chức cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hàng năm cho học sinh - sinh viên.
- Tổ chức Hội thảo khoa học về công tác “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội”.
- Tổ chức thăm quan, khảo sát kinh nghiệm đào tạo ở nước ngoài.
- Tổng kết thi đua, đánh giá kết quả, xếp loại thi đua hàng năm công khai, minh bạch…
Mặc dù được sự quan tâm như vậy cũng như với sự nỗ lực của bản thân các giáo viên, song dưới tác động của nhiều nhân tố trong cơ chế kinh tế thị
trường, bên cạnh những biểu hiện tích cực, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên vẫn còn những biểu hiện tiêu cực, hạn chế.
Để phát huy vai trò nguồn lực con người với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế tri thức của đất nước, chúng ta phải quan tâm tới sự nghiệp GD - ĐT, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, những người trực tiếp thực hiện chiến lược xây dựng con người. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay". Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học ở tổng số 10 trường cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với tổng số 600 phiếu tham khảo ý kiến phát ra và thu về 568 phiếu. Qua q trình xử lý số liệu, chúng tơi xin đưa ra các đánh giá về thực trạng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên như sau:
Về sự nhận thức và hiểu biết của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng đóng trên địa bàn Thái Nguyên hiện nay đối với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, khi được hỏi: “Các thầy, cơ có được nghiên cứu tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình cơng tác trong đơn vị mình khơng?”, 96,8% (550/568 phiếu) trả lời có. Điều này cho thấy, ở các trường cao đẳng Thái Nguyên giáo viên đã được tiếp cận các nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình cơng tác.
Tuy nhiên, sự hiểu biết và nhận thức của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay đối với “Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người” cịn rất hạn chế: “Biết ít” chiếm 87,5% (487/568 phiếu); “Biết nhiều” chiếm 8,8% (50/568 phiếu); “Không biết” chiếm 5,5% (31/568 phiếu). Số liệu đó cho thấy một nội dung rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan trực tiếp đến sự nghiệp GD - ĐT thế hệ trẻ nhưng lại ít được đội ngũ giáo viên tìm hiểu, nghiên cứu. Thậm chí,
có những giáo viên chưa hề biết đến nội dung tư tưởng này. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với các nhà trường trong việc tổ chức triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Trong số các giáo viên trả lời “có biết” đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người thì hầu hết các giáo viên mới chỉ biết đơn giản như: “Vị trí của vấn đề xây dựng con người” là quan trọng hàng đầu, “Tiêu chuẩn của con người Việt Nam trong thời đại mới” là phải có đầy đủ các mặt đức, trí, thể, mỹ, “Vai trị của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con người” là quan trọng… Phần lớn các giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và có hệ thống.
Bảng 2.4: Mức độ hiểu biết của giáo viên đối với những nội dung Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng con người
STT Nội dung Biết(người) Không(người) Tổng (người)
1 Vị trí của vấn đề xây dựngcon người 439(77,3%) 129(22,7%) 568(100%)
2 Tiêu chuẩn của con ngườiViệt Nam 439(77,3%) 129(22,7%) 568(100%)
3 Nội dung xây dựng conngười 352(62,0%) 216(38,0%) 568(100%)