Thực hiện nghiêm túc, công khai chế độ đánh giá, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với hoạt động của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 110 - 115)

1 Hiến máu nhân đạo 237 (4,7%) 33 (58,2%) 568(00%)

2.3.2.7. Thực hiện nghiêm túc, công khai chế độ đánh giá, giám sát, khen thưởng, kỷ luật đối với hoạt động của đội ngũ giáo viên

khen thưởng, kỷ luật đối với hoạt động của đội ngũ giáo viên

Kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả cơng tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách là một nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ, công chức cũng như trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức.

Việc kiểm tra, đánh giá, giám sát nhằm khen thưởng kịp thời đối với những giáo viên có thành tích tốt, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ và tiến hành phê bình, kỷ luật đối với các giáo viên vi phạm nội quy, quy chế, chính sách,

pháp luật trong các nhà trường, giáo dục, động viên đúng lúc là điều cần thiết để xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, các nhà trường phải thực hiện một cách nghiêm túc, công khai vấn đề này để tránh sự bất công bằng, dẫn đến mất đoàn kết trong nội bộ.

Để làm tốt vấn đề này, các nhà trường cần chú ý:

Thứ nhất: Ngay từ đầu mỗi năm học, căn cứ vào tình hình và điều kiện

cụ thể cho phép của nhà trường, mỗi trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, giám sát, thanh tra để đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi.

Thứ hai: Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về các nội dung đánh giá,

giám sát, thanh tra; hình thức đánh giá, giám sát; đối tượng giáo viên được đánh giá, giám sát; thang đánh giá; dự kiến thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá đối với từng nội dung và đối tượng. Phải có cả đánh giá, giám sát thường xuyên, định kỳ và đánh giá, kiểm tra, thanh tra đột xuất, thanh tra chéo giữa các khoa, tổ bộ môn với các mặt công tác, hoạt động của đội ngũ giáo viên. Nhưng cũng phải thật tế nhị, không nên gây áp lực lớn đối với đội ngũ giáo viên.

Thứ ba: Cần lựa chọn, xác định rõ lực lượng tham gia đánh giá, giám

sát để phân công nhiệm vụ cụ thể cho họ. Lực lượng đó phải đảm bảo đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để đánh giá, giám sát. Đồng thời phải có thái độ khách quan, cơng bằng trên tinh thần xây dựng.

Thứ tư: Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các khoa, tổ

bộ môn để tiến hành đánh giá, giám sát đội ngũ giáo viên. Đặc biệt cần huy động được các tổ chức, các lực lượng nòng cốt trong nhà trường tham gia vào công tác đánh giá, giám sát như: tổ chức Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Ban Thanh tra …

Thứ năm: Sau khi kiểm tra, đánh giá, giám sát, cần tổ chức thảo luận,

rút kinh nghiệm về những mặt đã làm được và chưa làm được, đề ra kế hoạch và biện pháp thực hiện tiếp theo. Đồng thời khen thưởng kịp thời cơng khai; ngăn chặn những biểu hiện thiếu tích cực; phát hiện, uốn nắn những yếu kém, sai phạm trong hoạt động của giáo viên.

Tóm lại, để xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái

Nguyên hiện nay, cần thực hiện đồng bộ, đầy đủ nhiều giải pháp. Bởi vì, các giải pháp đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động, bổ sung cho nhau trong thực tiễn xây dựng đội ngũ giáo viên. Khi tham khảo ý kiến của các giáo viên với câu hỏi “Theo thầy cô, để xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên đáp ứng với yêu cầu của xã hội hiện nay cần có những giải pháp nào trong số các giải pháp sau?”, chúng tôi đã nhận được ý kiến của hầu hết các giáo viên (96,6%/568) tham gia trả lời đồng ý với tất cả các giải pháp nêu trên.

Tiểu kết chương 2

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của GD - ĐT nói chung, giáo dục cao đẳng- đại học nói riêng và những đòi hỏi mới của thực tiễn xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã đặt ra những yêu cầu khách quan đối với đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng. Đội ngũ này phải đảm bảo có thế giới quan khoa học dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lập trường chính trị vững vàng; đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh; đạo đức nghề nghiệp cao đẹp; có ý thức tham gia phát triển cộng đồng…Phải xứng đáng là những con người toàn diện, những thầy giáo được học sinh kính trọng, xã hội tin yêu và gửi gắm con em mình.

Đứng trước những yêu cầu khách quan của thực tiễn đất nước đối với người thầy giáo, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên cũng đã cố gắng hết mình bên cạnh sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương để đáp ứng được các yêu cầu mới. Cho nên, về cơ bản, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên những năm qua đã đảm bảo là những người thầy giáo tốt, xứng đáng là tấm gương sáng về tài - đức để các thế hệ học sinh, sinh viên học tập, noi theo; đồng thời hoàn thành được nhiệm vụ đào tạo con người mà xã hội giao phó. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn

cịn một số giáo viên chưa thật xứng đáng với danh hiệu “Người thầy học” mà xã hội đặt cho họ.

Từ thực trạng trên, cần nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan nguyên nhân của những mặt được và chưa được của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người để đề ra những giải pháp thiết thực góp phần tiếp tục xây dựng, phát triển đội ngũ này ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các địa phương và đất nước.

KẾT LUẬN

1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, là sự vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về xây dựng con người, về vai trò của quần chúng nhân dân trong sự phát triển của lịch sử; kế thừa và phát triển giá trị truyền thống dân tộc về vai trò của nhân dân, tư tưởng lấy dân làm gốc; tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố phương Đơng và phương Tây về con người và vai trò của con người vào giải quyết những vấn đề thực tiễn xây dựng con người trong cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người được hình thành và phát triển cùng với quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng xã hội mới của nhân dân ta nhằm thực hiện đường lối cách mạng do Đảng đề ra.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người bao gồm những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí của vấn đề xây dựng con người trong q trình xây dựng xã hội mới; quan điểm về tiêu chuẩn của con người Việt Nam trong thời đại mới; quan điểm về nội dung xây dựng con người; quan điểm về biện pháp xây dựng con người và về vị trí, vai trị của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con người. Đó là một hệ thống tư tưởng hồn chỉnh, tốt lên những luận điểm cơ bản của Người khẳng định tầm quan

trọng của sự nghiệp xây dựng con người với tư cách là một vấn đề chiến lược phản ánh quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam, chỉ đạo sự nghiệp xây dựng con người nhằm đào tạo ra lớp người đáp ứng những yêu cầu của cách mạng trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trải qua các thời kỳ cho đến ngày nay và luôn là nguồn cổ vũ, động viên sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng con người của Đảng và dân tộc ta.

3. Nhận thức đúng đắn mục tiêu của GD - ĐT nói chung, giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và về những yêu cầu mới của thực tiễn xã hội giai đoạn hiện nay, đề tài luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên (giai đoạn 2005-2010) trên các mặt: lập trường, tư tưởng chính trị;

lối sống, đạo đức; hoạt động chuyên môn; các hoạt động xã hội. Đề tài đã phân tích số liệu khảo sát, làm rõ những mặt mạnh, một số mặt yếu, tìm ra những nguyên nhân về khách quan cũng như chủ quan của những mặt mạnh, mặt yếu trong hoạt động của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên. Từ thực trạng đó, trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, tác giả đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay phát triển ngày càng vững mạnh, toàn diện theo những chuẩn mực của người thầy giáo trong thời kỳ cách mạng mới.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể coi là những đề xuất khoa học, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách của các cấp uỷ đảng và các nhà trường trong quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên trong thời gian tiếp theo, thúc đẩy giáo dục Thái Nguyên nói chung lên một tầm cao

mới, chất lượng mới hướng vào đào tạo, phát huy nguồn lực con người - động lực cơ bản của sự ổn định, phát triển bền vững địa phương.

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w