Lối sống, đạo đức

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 81 - 87)

3. Số GV trả lời “Phù hợp” 204 35,

2.2.2.2. Lối sống, đạo đức

Về ưu điểm, đại bộ phận giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên

hiện nay có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt. Hầu hết giáo viên của các trường đều có lối sống giản dị, tiết kiệm, đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; Sống có bản lĩnh, biết phân biệt phải, trái, đúng, sai, biết ủng hộ cái tốt, lên án cái xấu; Sống có ý thức tổ chức, kỷ luật, biết tuân thủ theo nguyên tắc nhưng cũng biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc trong cuộc sống, trong công việc. Đặc biệt, về đạo đức nghề nghiệp, phần lớn đội ngũ giáo viên các trường thể hiện sự gắn bó với nghề dạy học, sự quan tâm và có trách nhiệm với học sinh, sinh viên, yêu nghề dạy học.

Qua khảo sát cho thấy, đại đa số các giáo viên đều ý thức được sự ảnh hưởng lớn của đạo đức, nhân cách của người giáo viên đối với học sinh, sinh viên. Khi được hỏi “Theo thầy, cơ, đạo đức và nhân cách của người thầy có ảnh hưởng tới sinh viên khơng?”, có 98,1% (557/568) giáo viên được hỏi trả lời là “Ảnh hưởng nhiều”. Kết quả nhận thức này có ý nghĩa rất lớn trong việc

định hướng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống thường xuyên, suốt đời của đội ngũ giáo viên với tư cách là tấm gương sống để học sinh, sinh viên noi theo.

Khi đưa ra câu hỏi “Theo thầy, cô, giáo viên dạy ở các trường cao đẳng Thái Nguyên có nét đặc thù nào?”, chúng tơi thu được kết quả có 98,2% (558/568) số giáo viên được hỏi lựa chọn đặc điểm “Có lịng u nghề, tận tâm, tận lực đối với việc phát triển nguồn nhân lực miền núi”. Điều này chứng tỏ đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Ngun khơng chỉ có phẩm chất chính trị vững vàng mà cịn có phẩm chất đạo đức trong sáng, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm gốc.

Từ lòng yêu nghề, tận tâm, tận lực với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực miền núi, các giáo viên ở các trường cao đẳng Thái Nguyên hiện nay đã đóng góp sức mình vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh trong các nhà trường. Các trường đều chú trọng xây dựng những môi trường học tập và rèn luyện tích cực, có mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện, dân chủ, đồn kết giữa thầy với thầy, trị với trị và thầy với trò. Đây là những mối quan hệ chủ yếu có ảnh hưởng quyết định đến các mối quan hệ khác trong nhà trường. Nhiều trường tích cực xây dựng văn hố sư phạm thông qua việc nêu cao đạo đức của người thầy, nâng cao mối quan hệ giữa thầy với thầy. Các Đảng bộ, tổ chức Cơng đồn, các đồn thể trong các nhà trường như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ đều tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố”, xây dựng gia đình văn hố và cơ quan văn hoá. Kết quả năm 2009 cả 10 trường đều được công nhận là cơ quan văn hố, hầu hết các gia đình cán bộ giáo viên các trường đều được cơng nhận là gia đình văn hố.

Điểm mới trong trong quan hệ giữa thầy và trò trong các trường cao đẳng ở Thái Ngun hiện nay là “trọng trị”, vì trong điều kiện trị đã trưởng thành về cả mặt thể chất và tư duy; đồng thời trong xã hội thơng tin thì kiến

thức của trị được cập nhật qua nhiều kênh thơng tin khác nhau, khơng hồn toàn lệ thuộc vào kiến thức nhà trường cung cấp như trước đây; một lý do nữa dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong vị trí thầy – trị là phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường trao đổi thảo luận và dân chủ học đường. Mối quan hệ thầy - trị trở nên bình đẳng, dân chủ hơn. Qua khảo sát sự đánh giá của các giáo viên về mối quan hệ thầy – trị trong nhà trường nơi họ cơng tác, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá về quan hệ thầy – trò trong các nhà trường của giáo viên

STT Nội dung đánh giá

(Người) Khơng (Người) Khơng trả lời (Người) Tổng (Người) 1 Dân chủ 499 28 41 568 2 Trị kính trọng thầy 476 43 49 568 3 Thầy tơn trọng trò 532 19 17 568

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Bảng 2.7 cho thấy, có 499/568 GV (chiếm 87,9%) được hỏi cho là trong nhà trường nơi mình cơng tác có quan hệ “dân chủ” giữa thầy và trị; chỉ có 28/568 GV (chiếm 4,9%) cho là khơng và 41/568 GV (chiếm 7,2%) khơng có ý kiến đánh giá. Có 476/568 GV (chiếm 83,8%) được hỏi cho là trong nhà trường “trị kính trọng thầy”, có 43/568 GV(chiếm 7,6%) được hỏi cho là “không” và 49/568 GV (chiếm 8,6%) khơng có ý kiến. Có 532/568 GV (chiếm 93,6%) được hỏi trả lời “thầy tơn trọng trị”, có 19/568 GV(chiếm 3,3%) trả lời “khơng” và có 17/568 GV (chiếm 2,99%) khơng có ý kiến. Để khẳng định thêm kết quả này, chúng tôi đã tiến hành trao đổi với một số học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng ở Thái Nguyên, hầu hết các sinh viên này đều có nhận xét tốt về đạo đức, nhân cách của các giáo viên đã và đang giảng dạy mình. Đặc biệt, tâm sự với các cựu sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên đã tốt nghiệp lớp Cao đẳng Tiểu học khoá 1

năm 2001 và hiện đang theo học lớp Đại học tại chức ở trường Đại học thì họ đều có nhận xét: Các thầy cơ giáo dạy ở trường cao đẳng giảng dạy nhiệt tình, chu đáo, kỹ lưỡng hơn, bình đẳng với học sinh hơn các giáo viên đại học mà họ đang học. Các sinh viên trường Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Cơ khí luyện kim, Cao đẳng Cơng nghiệp… được hỏi cũng đều có những nhận xét rất tốt về cách ứng xử của các trầy, cơ giáo trường mình: Nhẹ nhàng, tận tình, thẳng thắn chỉ bảo học sinh…Đây có thể là nhận xét chưa đầy đủ, tồn diện nhưng ít nhiều cũng cho chúng ta thấy được thái độ, tình cảm của sinh viên đối với các giáo viên trong nhà trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay. Nó cũng phần nào thể hiện nét đặc thù của người giáo viên cao đẳng ở Thái Nguyên.

Về nhược điểm, bên cạnh những biểu hiện của đa số giáo viên có lối

sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức trong sáng, xứng đáng là những tấm gương sống cho học sinh, sinh viên noi theo, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Ngun vẫn cịn có những hạn chế, nhược điểm về đạo đức, lối sống đáng phải xem xét.

Trong quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Trong trường của các thầy, cơ có giáo viên biểu hiện sai lệch về lối sống, đạo đức khơng?”. Kết quả thu được: có 54,9% (312/568 GV) trả lời là “Có một số giáo viên”. Những biểu hiện sai lệch về lối sống, đạo đức của một số giáo viên thường được biểu hiện dưới các dạng như: lối sống thiếu lành mạnh, rượu chè, cờ bạc, khơng chung thuỷ, hoang phí, mất đồn kết nội bộ…; thiếu sự quan tâm, trách nhiệm với học sinh, sinh viên; thiếu gắn bó với nghề dạy học; thương mại hoá trong giảng dạy, đánh giá (cho điểm) đối với học sinh, sinh viên…Theo số liệu khảo sát chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.8: Những biểu hiện sai lệch về đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên

các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay

1 Lối sống thiếu lành mạnh 202/568 35,7%2 Thiếu sự quan tâm, trách nhiệm với họcsinh, sinh viên 301/568 52,9% 2 Thiếu sự quan tâm, trách nhiệm với họcsinh, sinh viên 301/568 52,9%

3 Thiếu gắn bó với nghề dạy học 219/568 38,6%

4 Thương mại hoá trong giảng dạy 97/568 17,1%

5 Những biểu hiện khác 0/568 0,0%

Tổn g

568/568 100%

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Bảng 2.8 cho thấy, đáng lo ngại nhất là hiện nay có một số giáo viên có biểu hiện “thiếu sự quan tâm, trách nhiệm với học sinh”: 52,9% số người được hỏi trả lời có biểu hiện sai lệch này. Tiếp đến là biểu hiện “thiếu gắn bó với nghề dạy học”: 38,6% số người được hỏi lựa chọn. Các con số này chỉ ra rằng, đây là những biểu hiện rõ rệt nhất về sự sai lệch đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của người thầy giáo xã hội chủ nghĩa là phải yêu người, yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học- đây là những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cơ bản nhất của người thầy giáo. Có được những phẩm chất này người giáo viên mới hăng say nghiên cứu, cập nhật, sáng tạo tri thức, tìm tịi, áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhất để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất, truyền tải nhiều tri thức bổ ích nhất đến cho người học. Nếu khơng có những phẩm chất này, người giáo viên chỉ làm cho xong nhiệm vụ của mình, khơng quan tâm đến vấn đề học sinh tiếp thu được những gì qua bài giảng của thầy. Vì thế, chắc chắn hiệu quả bài học sẽ không cao. Tuy nhiên, những biểu hiện này mới chỉ diễn ra ở “một số giáo viên”, đấy là “những con sâu bỏ dầu nồi canh” như cha ơng ta thường nói.

Bên cạnh những biểu hiện thiếu quan tâm, trách nhiệm với học sinh, sinh viên, thiếu gắn bó với nghề, một số giáo viên cịn có biểu hiện “lối sống thiếu lành mạnh”, như cờ bạc, rượu chè, không chung thuỷ, hoang phí, mất đồn kết nội bộ…(35,7% số người được hỏi trả lời có biểu hiện sai lệch này). Qua điều tra cho thấy, có những giáo viên cịn sống thiếu gắn bó, hồ đồng với nhân dân nơi cư trú. Thậm chí, có giáo viên là Thạc sỹ Tâm lý học nhưng ứng xử khơng khéo đã dẫn đến có đơn phản ánh của bà con lối xóm với Ban giám hiệu nhà trường, phải nhờ cán bộ Cơng đồn đến gặp gỡ, hoà giải. Một biểu hiện sai lệch khác về lối sống, đạo đức trong bộ phận của đội ngũ giáo viên đó là “Thương mại hố trong giảng dạy, đánh giá đối với học sinh, sinh viên”, có 17,1% số giáo viên được hỏi trả lời là có biểu hiện sai lệch này ở một số giáo viên trong trường. Con số này chưa cao nhưng cũng cần quan tâm, xem xét và tìm biện pháp ngăn chặn kịp thời, khơng để nó bùng ra phạm vi rộng hơn. Vì đây là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của người thầy giáo và quá trình GD - ĐT học sinh, sinh viên, tạo cho các em học sinh nghèo khơng có tiền “chạy điểm” tâm thế chán nản do bất cơng, cịn các em có điều kiện kinh tế thì có tâm thế ỷ lại, không cần học nhiều, vất vả, cứ đến thầy “xin” là được điểm cao.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, ngày càng nhiều các giáo viên tham gia kinh doanh giáo dục (dạy thêm); tư vấn cho doanh nghiệp; bán bảo hiểm; bán hàng đa cấp; mở cửa hàng thời trang, mỹ phẩm; mở cơ sở khám chữa bệnh; tư vấn giới thiệu việc làm; làm dự án…xảy ra tình trạng một số giáo viên say sưa kiếm tiền, khơng dành hết tâm trí cho cơng việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đây là hai nhiệm vụ quan trọng nhất của người giáo viên cao đẳng, đại học. Khi trao đổi với một giáo viên Triết học 34 tuổi đang giảng dạy ở trường Cao đẳng Cơ khí luyện kim Thái Nguyên, chúng tôi được biết anh làm đại lý bán bảo hiểm cho hãng bảo hiểm Prudential, phần lớn thời gian ngoài giờ lên lớp anh đi tiếp thị để ký hợp đồng bán bảo hiểm với khách hàng. Một giáo

viên trẻ khác 31 tuổi, dạy môn Tiếng Anh ở Phân hiệu Cao đẳng Giao thơng vận tải miền núi thì lại mở một cửa hàng thời trang công sở, kinh doanh rất thuận lợi, vì là giáo viên, khéo ăn nói nên người mua cảm thấy yên tâm, hàng bán rất chạy. Hay một thạc sỹ dạy môn Địa lý của trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên thì tâm sự rất thẳng thắn: “Làm dự án thích lắm, cứ ở nhà nghiên cứu và viết, lại kiếm được nhiều tiền, không như đi dạy, vừa vất vả mà tiền lại ít”. Hoặc đa số các giáo viên đã giảng dạy lâu năm ở trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, có kinh nghiệm nghề nghiệp đều có phịng khám chữa bệnh riêng tại nhà…Những hoạt động kinh doanh, làm thêm nêu trên của một số giáo viên đã phần nào chứng tỏ về sự năng động nhạy bén trong cơ chế thị trường của họ để tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình, song, nếu mải mê kiếm tiền quá chắc chắn họ không thể làm tốt nhiệm vụ của người giáo viên được.

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w