Vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con ngườ

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 48 - 54)

nghĩa khác nhau nhưng đều cần thiết đối với quá trình hình thành nhân cách của mỗi con người, nhất là thế hệ trẻ. Trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay, dưới nhiều tác động, cả tích cực và tiêu cực của thực tiễn kinh tế - xã hội thì việc quán triệt nguyên tắc kết hợp giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội lại càng trở nên cần thiết, cấp bách hơn. Sự phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục trên là để đảm bảo được sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động giáo dục cùng một hướng, một tác động tổ hợp, kích thích q trình phát triển nhân cách của học sinh; tránh sự tách rời, mâu thuẫn lẫn nhau, gây cho các em tâm trạng hoang mang, dao động trong việc định hướng các giá trị nhân cách tốt đẹp. Đây cũng là vấn đề đang được Đảng ta và toàn ngành giáo dục quan tâm. Hội nghị Trung ương hai Khoá VIII của Đảng đã định hướng: “Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể” [17, tr.19].

1.2.5. Vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệpxây dựng con người xây dựng con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, giáo viên là lực lượng có tầm quan

trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng con người và vai trò đặc biệt của đội

ngũ giáo viên được thể hiện ở những nội dung sau:

Một là, về vị trí của đội ngũ giáo viên trong nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang vì nếu khơng có thầy giáo thì khơng có giáo dục” [60, tr.184]. Điều này có nghĩa, trong giáo dục dù có chương trình, nội dung, sách giáo khoa, tài liệu tốt nhưng thiếu vai trò của người giáo viên sẽ khơng thể có tác dụng giáo dục đối với thế hệ trẻ,

không thể tiến hành sự nghiệp xây dựng con người. Trong Thư gửi anh chị

em giáo viên bình dân học vụ, Người viết:

Chương trình của Chính phủ ta là làm thế nào cho tồn quốc đồng bào ai cũng có ăn, có mặc, có học.

Vậy nên khẩu hiệu của chúng ta là: 1. Tăng gia sản xuất.

2. Chống nạn mù chữ.

Anh chị em là đội tiên phong trong sự nghiệp số 2 đó [56, tr.220] Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên là những chiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp giáo dục, nhất là sự nghiệp chống nạn mù chữ của nhân dân ta.

Trong bài phát biểu nhân dịp về thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 31/8/1998, đồng chí Lê Khả Phiêu - Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã viết:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai (khoá VIII), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã xác định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Nói như vậy nghĩa là: Đánh giá giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Đây là nói vai trị của người thầy, vị trí của người thầy trong sự nghiệp “trồng người”…mà trồng người thì thầy giáo giữ vai trị rất quyết định [41, tr.276]. Quan điểm này chính là sự tiếp nối, kế thừa tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con người của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, về nhiệm vụ của giáo viên trong nền giáo dục mới, Chủ tịch Hồ

Chí Minh nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cơ, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang” [61, tr.224]. Người cịn khẳng định:

Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt- thầy giáo xứng đáng là thầy giáo- là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu khơng có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang ai có ý kiến khơng đúng về nghề thầy giáo, thì phải sửa chữa [63, tr.331-332].

Các quan điểm trên cho thấy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên có nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề là đào tạo con em nhân dân thành những người cơng dân có ích, cán bộ tốt để xây dựng nước nhà.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chú trọng đến vai trị, nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo, xây dựng, bồi dưỡng con người, cung cấp những chủ nhân tương lai cho nước nhà. Sự quan tâm đó khơng chỉ thể hiện trong những bức thư người gửi cho giáo viên, cho ngành giáo dục mà còn thể hiện ở những buổi Người trực tiếp đến nói chuyện tại các lớp học chính trị của giáo viên, những buổi đến thăm trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Hà Nội…

Để hồn thành vai trị, nhiệm vụ vẻ vang của người thầy giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cần xây dựng, đào tạo đội ngũ giáo viên sao cho đáp ứng xứng đáng với nhiệm vụ đó. Muốn vậy, theo Người:

Trước hết, giáo viên phải là những con người có đầy đủ các phẩm chất, tiêu chí của con người Việt Nam trong thời đại mới, phải tự mình trở

thành một lực lượng đầy sức mạnh, là một người thầy thực thụ, có đủ năng lực chun mơn và phẩm chất đạo đức góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng thế hệ trẻ kế tục sự nghiệp cách mạng.

Cấu trúc nhân cách con người theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải bao gồm hai mặt là đức và tài, hai mặt có quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu thiếu một trong hai mặt đó thì nhân cách khơng hồn thiện. Đối với người giáo viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh u cầu phải có nhân cách hồn thiện và chuẩn mực. Nhân cách của người thầy giáo khơng chỉ có đạo đức cách mạng, có tài mà cịn phải có chí khí cao thượng và phải thường xun nâng cao năng lực chun mơn. Người nói: “Trong giáo dục khơng những phải có tri thức phổ thơng mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức” [60, tr.184]; “Cơ giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Phải có chí khí cao thượng” [63, tr.132]. Người yêu cầu: “Tất cả giáo viên chớ nên cho học thế này là đủ mà phải học thêm để tiến bộ mãi” [61, tr.222]. Bởi, theo Người “có đức mà chỉ i, tờ thì dạy thế nào?” [61, tr492].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn chỉ rõ người thầy giáo cũng phải nắm được những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin để xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo phương châm “Khoa học, dân tộc, đại chúng”. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ ra rằng người thầy giáo phải nắm vững chun mơn nghiệp vụ của mình, phải có phương pháp sư phạm phù hợp: “Các thầy cơ phải tìm cách dạy. Dạy cái gì, dạy thế nào để học trị hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh” [60, tr138].

Thứ hai, các thầy, cô giáo phải là tấm gương, là kiểu mẫu về mọi mặt

cho các em noi theo. Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, mất niềm tin cả một lớp người. Ngược lại, một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ học trị noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt , thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”; “Học trị tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”; “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cơ giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con” [61, tr.492]. Người còn chỉ ra rằng: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm trịn nhiệm vụ đó thì phải ln luôn

gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị; phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” [63, tr.616].

Thứ ba, giáo viên phải có lịng u người, u nghề, hết lịng vì sự

nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

Phải hiểu rằng khơng có cơng tác gì vẻ vang bằng việc chăm nom bồi dưỡng cho các cháu là những người chủ tương lai của nước nhà.

- Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang ấy, các cơ, các chú phải thật thà đồn kết, nâng cao tinh thần trách nhiệm, không nên “đứng núi này trông núi nọ”, muốn thay đổi công tác, kèn cựa địa vị.

- Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình… [59, tr.652].

Thương yêu học sinh như con em ruột thịt của mình thì người thầy giáo phải hết lịng dạy dỗ con em mình, đem hết tài năng, tâm sức, lịng quyết tâm của mình vì sự nghiệp GD - ĐT, tận tình giúp đỡ học sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, “Cơng việc giáo dục cũng là cơng việc đấu tranh. Có khó khăn phải đấu tranh. Đấu tranh phải cố gắng, phải quyết tâm” [60, tr.137] và phải “xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trị với nhau” [64, tr.404]. Giữa thầy – trị phải có mối quan hệ dân chủ, đúng mực. Người nói: “Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trị cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt, thì hỏi, bàn cho thơng suốt” [59, tr.456]. Song, Người lưu ý: “Dân chủ nhưng trị phải kính thầy, thầy phải q trị, chứ không phải là “cá đối bằng đầu” [59, tr.456]. Điều này có nghĩa, mối quan hệ thầy – trị là quan hệ mang tính hai chiều, tạo được dân chủ trong học tập nhưng không phải dân chủ quá trớn. Thầy giáo phải tạo được uy tín với học sinh, được học sinh tin yêu, kính trọng. Ngày nay, giáo dục hiện đại cho rằng, “quan hệ hợp tác thầy – trị giữ vị trí trung tâm trong nhà trường, thầy và trò

cùng là chủ thể của hoạt động dạy và học, nhằm tạo mọi điều kiện cho người học phát triển cao nhất và sáng tạo mọi tiềm năng của mình” [30, tr.29]. Quan điểm này chính là thể hiện sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa thầy và trị trong giáo dục.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo viên có vai trị vơ cùng quan trọng, là nhân tố quyết định đối với sự thắng lợi của sự nghiệp xây dựng con người vì họ là những người trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, con em nhân dân. Đây chính là nhiệm vụ vẻ vang mà cả xã hội giao phó cho nghề dạy học. Để hồn thành nhiệm vụ đó, người thầy giáo phải “Hồng” thực sự và “Chuyên” thực sự.

Tiểu kết chương 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người là một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là một hệ thống quan điểm sâu sắc, toàn diện về vấn đề xây dựng con người. Bao gồm các quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí của vấn đề xây dựng con người trong quá trình xây dựng xã hội mới; quan điểm về tiêu chuẩn của con người Việt Nam trong thời đại mới; quan điểm về nội dung xây dựng con người; quan điểm về biện pháp xây dựng con người và về vị trí, vai trị của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con người. Tất cả nằm trong một chỉnh thể thống nhất, toát lên những tư tưởng cơ bản của Người khẳng định về tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng con người với tư cách là một quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, của sự tồn tại và phát triển xã hội. Trong sự nghiệp xây dựng con người phải thực hiện xây dựng, phát triển nhân cách toàn diện cho con người Việt Nam về các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống và hình thành những năng lực, phẩm chất mới phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới trong từng giai đoạn.

Để xây dựng con người theo những tiêu chuẩn của con người toàn diện, cần sử dụng kết hợp nhiều biện pháp, như tạo môi trường hoạt động thực tiễn thuận lợi, tác động vào nhu cầu, lợi ích, giá trị của con người, xây dựng ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng trên cở sở tự phê bình và phê bình, nêu gương người tốt, việc tốt, kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục gia đình- nhà trường- xã hội. Trong đó, đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện và quyết định sự nghiệp xây dựng con người.

Chương 2

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 48 - 54)