Biện pháp xây dựng con

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 75 - 80)

người 71(12,5%) 497(87,5%) 568(100%)

5. Vai trò của đội ngũ giáoviên trong sự nghiệp xâydựng con người dựng con người

478(84,15%) 90(15,8%) 568(100%)

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Bảng 2.4 cho thấy, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên đã có sự hiểu biết nhất định đối với những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người. Tuy nhiên, ở từng nội dung cụ thể, số người hiểu biết không giống nhau. Nội dung “Vai trò của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp xây dựng con người” có số nguời biết cao nhất ( 84,15%); nội dung “Vị trí của vấn đề xây dựng con người” và “Tiêu chuẩn của con người Việt

Nam” có số người biết bằng nhau (77,3%); vấn đề “Nội dung xây dựmg con người” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có số người biết là 62,0%. Có thể nói kết quả trên có thể chấp nhận được, vì đó là những vấn đề liên quan trực tiếp đến sự nghiệp GD - ĐT thế hệ trẻ của các thầy, cơ giáo. Sự hiểu biết này sẽ giúp ích rất nhiều cho các thầy, cơ trong giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên của mình. Song, đáng lưu ý là, hầu hết các giáo viên chưa được tiếp cận một nội dung rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, đó là “Biện pháp xây dựng con người” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ có 12,5% (71người) trong tổng số 568 giáo viên được hỏi trả lời biết đến nội dung này; 87,5% (497người) trả lời khơng biết. Đây là vấn đề khó khăn cho các giáo viên. Bởi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ đưa ra những tiêu chuẩn của con người Việt Nam trong thời đại mới, không chỉ xác định rõ những nội dung xây dựng con người phải tồn diện mà cịn đề ra những biện pháp rất cụ thể và thiết thực để xây dựng con người theo những tiêu chuẩn, nội dung đó. Hiểu biết về những biện pháp xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp các thầy, cô giáo rất nhiều trong việc GD - ĐT nhằm hình thành nhân cách tồn diện cho học sinh, sinh viên.

Khi tiến hành phỏng vấn sâu một số giáo viên với câu hỏi: “Bằng hình thức nào mà thầy, cơ được biết những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người ?”, các giáo viên đã có tuổi đời cao, nhiều năm công tác được phỏng vấn đều nói do họ tự đọc thêm trong sách, báo, mạng Internet, còn các giáo viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học hoặc đang theo học cao học thì nói rằng họ được học trong chương trình đào tạo. Khơng có giáo viên nào nói rằng được tìm hiểu tư tưởng này thơng qua các buổi học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong nhà trường. Thực tế, hàng năm các trường đều tổ chức các buổi học tập các chuyên đề về tư tưởng, tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng chỉ tập trung vào các nội dung như tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo

đức là văn minh”, chưa có trường nào triển khai học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các giáo viên có biết nhưng chỉ là biết đơn giản chứ chưa nắm bắt được một cách sâu sắc, đầy đủ và hệ thống những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người.

Trên cơ sở khảo sát nhận thức và hiểu biết của đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người nói riêng, chúng tơi đã tiến hành tìm hiểu những biểu hiện của đội ngũ giáo viên thể hiện trên các mặt : Lập

trường, tư tưởng chính trị; lối sống, đạo đức; hoạt động chuyên môn; các hoạt động xã hội. Qua khảo sát bằng điều tra xã hội học chúng tôi xin đưa ra

những đánh giá như sau:

2.2.2.1. Lập trường, tư tưởng chính trị

Về ưu điểm, nói chung đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái

Nguyên hiện nay có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, thể hiện ý thức giác ngộ XHCN cao, tin tưởng vào đường lối, chính sách, của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trung thành với lý tưởng XHCN mà lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng và nhân ta đã lựa chọn. Trong 10 trường cao đẳng ở Thái Nguyên, tỷ lệ giáo viên là Đảng viên chiếm từ 60% trở lên. Số giáo viên trẻ chưa là Đảng viên đều là Đồn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đều tham gia tích cực vào hoạt động Đồn Thanh niên của các nhà trường nơi cơng tác. 100% giáo viên đang giảng dạy ở các trường đều tham gia tổ chức Cơng đồn của trường. Số lượng cán bộ lãnh đạo quản lý và dự nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý được học Cao cấp lý luận chính trị và Trung cấp lý luận chính trị tăng nhanh. Đa số cán bộ giáo viên đều nhận thức được rằng chính trị khơng nằm ngồi giáo dục mà chính trị trong giáo dục, giáo dục thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, như Văn kiện Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Văn hoá, xã hội thể hiện bản chất của chế độ xã hội chủ

nghĩa” [19, tr.3-4] mà giáo dục là một lĩnh vực quan trọng của văn hoá, xã hội. Từ ý thức giác ngộ lý tưởng XHCN, đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở Thái Nguyên hiện nay đã xác định được ý thức trách nhiệm nghề nghiệp đúng đắn.

Tình hình trên đã tạo thuận lợi cho việc triển khai phổ biến cũng như nắm bắt kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của ngành và của nhà trường. Vì thế, các thơng tin thời sự, thơng tin nội bộ của Đảng, Đồn, ngành, nhà trường đều được các giáo viên cập nhật kịp thời.

Để tìm hiểu về mức độ được nắm bắt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng của đội ngũ giáo viên đang công tác ở các trường cao đẳng Thái Nguyên, chúng tơi đặt câu hỏi “Các thầy, cơ có được tham gia các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng hàng năm không?” Kết quả, tất cả các giáo viên được hỏi (100% - 568/568 người) đều trả lời “Thường xuyên” được tham gia các buổi học chính trị, Nghị quyết do nhà trường tổ chức. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao lập trường, tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên, nhất là trong bối cảnh điều kiện xã hội có nhiều biến động như ngày nay. Không chỉ tham gia đầy đủ các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng do nhà trường tổ chức, đội ngũ giáo viên cịn có những nhận xét, đánh giá quan trọng về hiệu quả cũng như về giảng viên chịu trách nhiệm giảng dạy các buổi học này. Khi trả lời câu hỏi “Theo thầy, cơ, các buổi học chính trị, Nghị quyết của Đảng được tổ chức có hiệu quả khơng?”, chúng tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Ý kiến về hiệu quả các buổi học Nghị quyết

Tổng số giáo viên được hỏi: 568 người 100% Số giáo viên trả lời “Có” : 361 người 63,5% Số giáo viên trả lời “Khơng”: 175 người 30,8%

Khơng có ý kiến: 32 người 5,6%

Nguồn: Tác giả khảo sát tháng 6/2010.

Như vậy, chỉ có 63,5% giáo viên được hỏi cho là các buổi học Nghị quyết của Đảng do nhà trường tổ chức có hiệu quả; cịn 30,8% giáo viên cho rằng khơng hiệu quả. Để tìm hiểu lý do các buổi học Nghị quyết này không hiệu quả, chúng tôi đã trao đổi với một số giáo viên và được biết, các buổi học Nghị quyết của các nhà trường thường được tổ chức ở hội trường lớn, với số lượng học viên đông, những người làm nhiệm vụ tổ chức rất khó quản lý lớp học. Mặc dù học viên là các giáo viên nhưng nhiều giáo viên chưa có ý thức tự giác cao nên trong lớp vẫn có những giáo viên tranh thủ tâm sự, hỏi chuyện nhau gây ồn ào; có giáo viên tranh thủ chấm bài kiểm tra, cộng điểm cho sinh viên. Thậm chí, một số giáo viên làm cơng tác Cơng đồn, Đồn Thanh niên cịn tranh thủ khi có đơng đủ các đồn viên để thu các khoản như đồn phí, cơng đồn phí, các loại quỹ ủng hộ…thiếu sự tập trung vào bài giảng. Mặt khác, giảng viên được phân cơng giảng bài thường có quan điểm cho rằng đối tượng nghe là các giáo viên cao đẳng, có trình độ nhận thức cao “nói ít hiểu nhiều” nên khơng cần phải giảng cụ thể, chi tiết, đầy đủ mà chỉ khái quát những nội dung chính, để học viên về tự nghiên cứu. Điều này cũng làm cho các học viên là giáo viên khó tập trung để nghe giảng hơn, vì thế hiệu quả khơng cao.

Khi đưa ra câu hỏi “Xin thầy, cơ cho biết ý kiến của mình về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đề ra đối với thực tiễn đất nước hiện nay?”, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6: Ý kiến của giáo viên về các chủ trương, đường lối, chính sách

của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

STT Mức độ đánh giá Số lượng (người) Tỷ lệ(%)

1. Tông số GV được hỏi 568 100

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w