Nội dung xây dựng con ngườ

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 27 - 41)

Kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng con người Việt Nam trong

thời đại mới phải là những con người có đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Do đó, nội dung xây dựng con người phải tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ. Người đặt ra yêu cầu:

Đối với các em việc giáo dục gồm có: + Thể dục: Để làm cho thân thể khoẻ mạnh.

+ Trí dục: Ơn lại những điều đã học, thêm tri thức mới. + Mỹ dục: Để phân biệt cái đẹp, cái gì khơng đẹp.

+ Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công(năm cái yêu) [60, tr.75]

Trong Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá 1- nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà(1959), Người nhấn mạnh: “Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về Đức dục, Trí dục và Thể dục” [61, tr.593].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải xây dựng con người với các nội dung chủ yếu sau:

Một là, xây dựng đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị.

Mỗi chế độ xã hội đều có ý thức rèn luyện nên những con người có phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị phù hợp với bản chất của xã hội đó. Trong chủ nghĩa xã hội, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp nhất, những tư tưởng chính trị đúng đắn của lồi người sẽ dần dần được hình thành và phát triển. Tuy nhiên, đó là cả một q trình, trong đó các phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của con người khơng phải tự hình thành mà nó phải thơng qua sự giáo dục, bồi dưỡng của thế hệ đang là chủ nhân của đất nước.

Tiếp nối truyền thống coi trọng đạo đức, tư tưởng chính trị của dân tộc Việt Nam, tiếp thu tinh hoa đạo đức nhân loại, đồng thời căn cứ vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị cho con người Việt Nam. Người thường sử dụng các thuật ngữ: “đạo đức mới”, “đạo đức cách

mạng”, “đạo đức xã hội chủ nghĩa”, “đạo đức tập thể”, “đạo đức cộng sản”, “đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản”, “đạo đức vô sản”… để nói về đạo đức cách mạng con người Việt Nam cần phải có.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, gọi “đạo đức mới” bởi vì “Đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ cựu…, nó khơng phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của lồi người” [57, tr.252], nó chưa hề xuất hiện trong lịch sử mà chỉ hình thành và phát triển cùng với tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Đạo đức mới khác hẳn với đạo đức cũ. Người viết:

Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng khơng bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân [58, tr.321].

“Đạo đức cách mạng” là đạo đức của người cách mạng cần phải có. Đó là đạo đức được hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh của nhân dân ta. Đạo đức cách mạng “là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân” [61, tr.287]; là “đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [64, tr.439]; “bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm cơng việc gì đều khơng sợ khó, sợ khổ, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội” [62, tr.306]. Đạo đức cách mạng là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất” [61, tr.258].

Đánh giá cao vai trò của đạo đức trong đời sống và khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng, phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sơng của suối, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì [57, tr.252-253].

Đạo đức khơng chỉ là cái gốc của người cách mạng, đạo đức còn là thước đo lòng cao thượng của con người, là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội. Theo Người, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưỏng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực. Người viết: “tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng” [59, tr.568]. Vì vậy, theo Người ,“Ở bất kỳ cương vị nào, làm cơng việc gì đều phải trau dồi đạo đức cách mạng” [62, tr.5] và “có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào cơng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và giải phóng lồi người” [62, tr.293].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát những phẩm chất đạo đức cơ bản, cần thiết đối với con người Việt Nam trong thời đại mới bao gồm: Trung với

nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư; Thương u con người; Tinh thần quốc tế trong sáng, thuỷ chung. Đồng thời, Người còn đề ra

các nguyên tắc cơ bản để xây dựng, rèn luyện đạo đức cho con người, đó là:

Nói đi đơi với làm, phải nêu gương về đạo đức; Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, là đạo đức của những con người

được giải phóng. Bởi vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Có như vậy thì việc tu dưỡng đạo đức mới có kết quả trong mọi mơi trường, mọi hồn cảnh.

Cùng với rèn luyện đạo đức, phải bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho con người Việt Nam. Ngay từ năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhìn thấy “Nhận thức về lý luận và chính trị của các đồng chí An Nam rất thấp”, và Người cũng chỉ ra những hậu quả của việc nhận thức thấp đó là rất nhiều, gây nhiều khó khăn, sai lầm trong tuyên truyền, cổ động phong trào cách mạng của nước ta lúc bấy giờ. Người viết: “Vì việc học tập chủ nghĩa còn kém, cho nên tư tưởng của nhiều cán bộ và đảng viên chưa thuần thục, trình độ lý luận cịn non nớt. Do đó, trong khi thi hành chính sách của Đảng và của Chính phủ đã xảy ra những khuynh hướng sai lầm…” [58, tr.166]. Từ đó, Người cho rằng: “ học tập chủ nghĩa, dùi mài tư tưởng, nâng cao lý luận… - là những việc cần kíp của Đảng” [58, tr.167].

Theo Người, để có tư tưởng chính trị đúng đắn phải học tập, tu dưỡng chủ nghĩa Mác – Lênin, dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta, vận dụng phù hợp với hoàn cảnh nước ta và “Có học lý luận Mác- Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt cơng tác Đảng giao phó cho mình” [61, tr.292].

Hai là, xây dựng trí tuệ, năng lực chun mơn.

Đức và Tài phải ln gắn bó mật thiết với nhau trong mỗi một con người, có như vậy con người Việt Nam mới thực sự làm chủ được xã hội mới, cuộc sống mới.

Trí tuệ và năng lực chun mơn là những phẩm chất chỉ có ở con người, là một mặt căn bản chi phối mọi nhận thức và hành động của con

người. Trí tuệ, năng lực chun mơn mà con người có được chủ yếu là nhờ những nỗ lực của cá nhân và xã hội trong việc chuyển giao, tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm chuyên môn…của các thế hệ đi trước để lại và sự nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội hiện tại. Xã hội càng phát triển thì lượng kiến thức con người cần đến càng nhiều. Để tiếp thu, đổi mới, nâng cao không ngừng kiến thức khoa học, con người cần có một trình độ văn hố, trình độ nhận thức ngày càng cao.

Nhìn thấy rất rõ những hậu quả do chính sách thống trị phản động mà thực dân Pháp thực hiện trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, nhất là những tổn hại nặng nề đối với sự phát triển mọi mặt của con người Việt Nam nói chung và mặt trí tuệ nói riêng, vì vậy, xố nạn mù chữ, chống giặc dốt, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về mọi mặt cho con người Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Điều này thể hiện rõ qua những bài báo đầu tiên mà Người viết, những lớp huấn luyện mà Người tổ chức và giảng dạy từ những năm hai mươi của thế kỉ XX cho đến cách mạng tháng Tám (1945), cũng như về sau này.

Đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy ánh sáng thời đại, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhiệm vụ của mình là phải đem ánh sáng chân lý đó đến với nhân dân Việt Nam, phải thực hiện giáo dục, huấn luyện để nâng cao hiểu biết của mỗi người Việt Nam, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong phần đầu tác phẩm

Đường cách mệnh, xuất bản 1927, Người nhắc lại lời dạy của Lênin: “Khơng

có lý luận cách mệnh thì sẽ khơng có cách mệnh vận động” [54, tr.259] và nêu rõ mục đích của cuốn sách là nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của mọi người về con đường cách mạng Việt Nam để đoàn kết đứng lên làm cách mạng: “Sách này chỉ ao ước sao cho đồng bào xem rồi nghĩ lại, nghĩ lại rồi tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh” [54, tr.262].

Người coi “Dốt nát cũng là kẻ địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm” [57, tr.379]. Bởi vậy, sau khi lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giành được chính quyền, mặc dù trong điều kiện cực kỳ khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện một sự nghiệp mở mang dân trí, chống giặc dốt rộng lớn chưa từng có trong lịch sử nước ta và đã thu được những kết quả to lớn. Ngay sau ngày tuyên bố với thế giới về nền độc lập của Việt Nam, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định chống giặc dốt là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai trong sáu nhiệm vụ cấp bách nhất của đất nước lúc này. Thực hiện chiến lược xoá nạn mù chữ, nâng cao trình độ học vấn của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ ta đã chủ trương đẩy mạnh phong trào “bình dân học vụ” lơi cuốn cả dân tộc vào mặt trận diệt giặc dốt, nâng cao dân trí, xây dựng trí tuệ cho con người Việt Nam trong thời kỳ mới “để xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [56, tr.8].

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể thành công nếu các chủ thể biết tiếp thu, vận dụng đúng đắn những thành tựu tri thức của nhân loại. Hơn nữa, họ còn phải biết sáng tạo, phát triển tri thức mới nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn vận động của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Đây là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại. Nắm chắc quy luật này, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa lồi người đến hạnh phúc vơ tận” [61, tr.131] và “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức…” [62, tr. 306].

Khi miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ mới của cách mạng đặt ra cho mỗi người Việt Nam thật nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, đó là sáng tạo ra xã hội mới trong những điều kện chưa có tiền lệ trong lịch sử- vừa tiến hành giải phóng dân tộc, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chiến tranh phá hoại ác liệt của kẻ thù. Điều này đòi hỏi ở con người Việt Nam một năng lực trí tuệ mới, một sự hiểu biết ngày càng cao những tri thức

về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, chun mơn nghề nghiệp và trình độ văn hố. Người khẳng định: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với sự phát triển văn hoá của nhân dân” [61, tr.586]. Vì thế, bên cạnh việc chăm lo phát triển khoa học kỹ thuật, trang bị máy móc, cơng cụ lao động ngày càng hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức văn hoá…cho con người Việt Nam. Người viết: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưỏng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hố và chun mơn. Trong một thời gian không xa, đạt tới đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật” [64, tr.403]. Người cho rằng, “ Nếu khơng học tập văn hố, khơng có trình độ văn hố thì khơng học tập được kỹ thuật, khơng học tập được kỹ thuật thì khơng theo kịp được nhu cầu kinh tế nước nhà” [60, tr.221].

Văn hoá là nền tảng của trí tuệ con người, là cơ sở để phát triển con người về mọi mặt. Vì vậy, muốn xây dựng con người về trí tuệ phải chú trọng nâng cao trình độ văn hố cho mỗi người và tồn xã hội. Đây là điều kiện tiên quyết để con người tiếp cận, nắm bắt những thành tựu văn minh nhân loại phục vụ cho sự phát triển trí tuệ của bản thân cũng như đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người Việt Nam phải khơng ngừng nâng cao trình độ văn hố, tiếp thu ngày càng nhiều hơn, tốt hơn kiến thức văn hố của nhân loại. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự hồn thiện, phát triển trí tuệ con người mà cịn là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng, bảo vệ và phát triển đất nước của nhân dân ta. Người nói: “Trình độ văn hố của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hố của nhân dân cũng là một việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” [60, tr.281-282].

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cương quyết phản đối kiểu học chạy theo bằng cấp, danh vọng. Chỉ rõ mục đích của học văn hố là để tiếp thu khoa học, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội, nhiệm vụ cách mạng mới, Người nói: “Nếu cơ chú nào muốn học văn hố để xem sách, nâng cao trình độ chính trị và kỹ thuật, thế thì tốt, Bác rất khuyến khích học văn hố. Nhưng nếu học văn hoá nhằm để đỗ bằng cấp, đổi lao động chân tay sang lao

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 27 - 41)