Biện pháp xây dựng con ngườ

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 41 - 48)

Trong thực tiễn lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra nhiều biện pháp xây dựng con người và chú ý sử dụng các biện pháp đó để giáo dục, rèn luyện nhân dân Việt Nam thành những con người mới trong thời đại mới. Nổi bật lên là các biện pháp chủ yếu sau:

Một là, tạo môi trường hoạt động thực tiễn thuận lợi.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin:

Hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới có quan hệ chặt chẽ với nhau…, hồn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa chính là việc cải tạo những hồn cảnh của con người do xã hội quy

định, tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho việc hình thành con người mới (đó cũng là khâu quan trọng nhất của quá trình này) [7, tr.186]. Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, khi chủ trương xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến vấn đề xây dựng lối sống mới để tạo môi trường hoạt động thực tiễn thuận lợi cho con người phát triển tồn diện. Đó là lối sống trung thực, cần cù và sáng tạo, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người dựa trên nguyên tắc “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Lối sống ấy bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động là chủ yếu, mọi người đều có cuộc sống lành mạnh về vật chất và tinh thần, tập thể và cá nhân kết hợp với nhau hài hoà, phong phú. Lối sống ấy chính là cách thức dẫn dắt con người bước vào đời sống xã hội, hồ mình vào các quan hệ xã hội. Muốn có lối sống như thế, trước hết cần tác động một cách có kế hoạch vào sự thay đổi điều kiện xã hội. Bởi vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln quan tâm tới việc cải tạo kinh tế, xã hội, văn hoá, làm cho con người phát huy hết khả năng làm chủ trong xã hội mới. Người nhấn mạnh:

- Chúng ta phải tiếp tục thực hiện “người cày có ruộng” để giải phóng nơng dân…

- …

- …chúng ta phải củng cố chính quyền của nhân dân…phải đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất, thực hành chính sách công và tư đều được chú ý, chủ và thợ đều có lợi, thành hương giúp đỡ nhau, trong ngồi lưu thông đều để khôi phục và phát triển sản xuất, làm cho kinh tế phồn vinh, làm cho đời sống của nhân dân dồi dào hơn [59, 340-341].

Người còn viết: “Chúng ta đã đánh thắng chế độ thực dân và phong kiến. Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta ngày nay là đánh thắng lạc hậu và

nghèo nàn, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp” [62, tr.309].

Hai là, tác động vào nhu cầu, lợi ích, giá trị.

Tác động vào nhu cầu - lợi ích - giá trị được Hồ Chí Minh sử dụng như một biện pháp quan trọng để xây dựng con người. Biện pháp này thể hiện qua hai nội dung chủ yếu sau:

Trước hết, chủ động định hướng hoạt động của con người trên cơ sở định hướng hệ thống nhu cầu. Con người vốn có một hệ thống nhu cầu đa

dạng và luôn thay đổi theo hồn cảnh. Trong khi tơn trọng và đảm bảo cho nhu cầu con người ngày càng phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ln địi hỏi phải định hướng các nhu cầu đó theo yêu cầu của xã hội, phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh cụ thể.

Trong hoàn cảnh dân tộc ta ln phải đương đầu với chiến tranh thì những nhu cầu độc lập, tự do, dân chủ luôn được Người đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, “động viên tinh thần là phải tập trung hết thảy lực lượng tinh thần, ý chí, tư tưởng của từng cá nhân và của tồn quốc dân đều hướng về một chiều để cùng đi đến một mục đích kháng chiến” [56, tr.85]. Cịn “động viên kinh tế…phải tập trung hết thảy nhân lực, vật lực, tài lực vào công cuộc kháng chiến” [56, tr.477]. Trong lúc này, những giá trị như lịng u nước, ý chí anh dũng, sự hy sinh lợi ích cá nhân, đề cao lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia…được coi là thước đo giá trị cao nhất, là cơ sở để điều chỉnh nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của mỗi người Việt Nam. Chính vì thế, trong hai cuộc kháng chiến oanh liệt của dân tộc ta đã có khơng ít người sẵn sàng hy sinh bản thân, của cải, sức lực, thậm chí dỡ cả ngơi nhà gia đình mình đang ở để lấy nguyên liệu làm đường cho kháng chiến thắng lợi.

Khi miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi hoạt động của con người phải được định hướng vào hệ

thống giá trị như lòng yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần tập thể, thái độ tích cực đối với lao động…xem đó là thước đo giá trị cao nhất. Người viết:

Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta cịn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là khơng có đạo đức.

Vì vậy chúng ta phải cố gắng cơng tác sao cho dân tộc, nhân dân mình được ăn ngon, mặc đẹp thì bản thân sẽ được ăn ngon, mặc đẹp [60, tr.392].

Mặt khác, phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của con người trên cơ sở kết hợp đúng đắn các loại lợi ích. Lợi ích có nhiều loại: Lợi

ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần…lợi ích ln biến đổi theo nhu cầu. Trong thực tế thường xuất hiện mâu thuẫn giữa các cặp lợi ích. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng và phát huy đến mức cao nhất nhân tố con người chính là nhờ biết kết hợp các loại lợi ích một cách đúng đắn nhất. Động lực lớn nhất do lợi ích mang lại là tạo ra sự thống nhất hài hồ giữa các lợi ích ấy trên cơ sở hướng dẫn, tổ chức con người nhận thức đúng đắn quy luật khách quan, hành động theo quy luật đó. Người viết:

Khơng phải chúng ta ham chuộng khổ hạnh và bần cùng. Trái lại, chúng ta phấn đấu hy sinh, vì chúng ta muốn xây dựng một xã hội ai cũng ấm no, sung sướng. Nhưng chúng ta biết rằng: Muốn cải thiện đời sống, thì trước phải ra sức thi đua phát triển sản xuất; và trước phải nâng cao mức sống của nhân dân, rồi mới nâng cao mức sống của cá nhân mình.Tức là: “Lo thì trước thiên hạ; hưởng thì sau thiên hạ [59, tr.568].

Với tinh thần như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục, rèn luyện được một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ hết mình vì lợi ích của đồng bào, dân tộc mà chiến đấu, lao động anh dũng.

Ba là, xây dựng ý thức tự học, tự rèn luyện, thường xuyên tự phê bình

và phê bình.

GD - ĐT giữ vai trị vơ cùng quan trọng để xây dựng con người. Là người khởi xướng nền giáo dục mới ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ xây dựng nội dung chương trình dạy và học mà cịn chỉ rõ các phương pháp, hình thức dạy và học cần thiết phải thực hiện trong nền giáo dục mới ấy. Một trong những phương pháp giáo dục có hiệu quả được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh để xây dựng con người là “Phải nâng cao và hướng dẫn việc tự học”. Học tập ở trường của đồn thể khơng phải như học ở các trường lối cũ, khơng phải có thầy thì học…Phải biết tự động học tập” [41, tr.305]. Người chỉ rõ: phải “lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo mà giúp vào” [57, tr.273] và cho rằng: “Phương pháp giáo dục thì theo nguyên tắc tự nguyện, tự giác” [60, tr.216]. Có thể nói, đây là một quan điểm rất hiện đại: biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, coi việc tự học của học viên là chính, giảng dạy của thầy là để hỗ trợ cho việc tự học được hiệu quả hơn chứ không thể thay thế được việc tự học của học viên. Ngày nay, trong thuật ngữ chuyên ngành GD - ĐT, phương pháp này phát triển thành phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo của người học.

Một yêu cầu cao hơn trong giáo dục con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: phải “thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình để cùng nhau tiến bộ” [60, tr.216]. Trong các bài nói, viết, Người nhắc nhiều đến vấn đề tự phê bình và phê bình, từ mục đích, ý nghĩa, vai trị, đến nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình, coi đó là cơng cụ quan trọng để hồn thiện con người. Cá nhân cũng như tập thể, muốn tiến bộ, đoàn kết,

trong sạch, thực hành dân chủ, khắc phục khuyết điểm, phát triển ưu điểm… thì phải ln nêu cao thường xun tự phê bình và phê bình.

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về tinh thần và ý thức tự học. Điều này đã được thuật lại: “Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa cộng sản bằng con đường tự học. Tại Đại hội VII quốc tế cộng sản (1935) với bí danh Lin, khi khai lý lịch, trả lời câu hỏi: “Trình độ học vấn (tiểu học, trung học, đại học) Người ghi: Tự học” [51, tr.322]. Sự tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn chặt với mục tiêu lý tưởng mà Người đã vạch ra. Người rất chú trọng sự thực hành trong tự học.

Bốn là, nêu gương người tốt, việc tốt

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ quan điểm của mình về việc dùng những gương người tốt, việc tốt để cảm hoá, giáo dục con người trở thành những con người thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội. Người phê phán:

Một số cán bộ ta hình như mải làm cơng tác hành chính, sự vụ hơn là để nhiều tâm sức xây dựng con người,... cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ai làm tốt, không kịp thời nêu gương, ai làm xấu, khơng kịp thời giúp đỡ sửa chữa…Đó là những cán bộ khơng biết làm việc, hoặc có cái nhìn khơng đúng [64, tr.549]

Người chỉ rõ: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Ngành, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có” [64, tr.549] và Người yêu cầu: “Ngành, giới nào cũng phải làm công tác tuyên truyền giới thiệu” [64, tr.553]. Theo Người, “một người phải biết học nhiều người” [64, tr.551] và “những gương người tốt làm việc tốt mn hình mn vẻ là vật liệu quý để…xây dựng con người” [64, tr.551].

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã khởi xướng phong trào “người tốt, việc tốt” và qua đó đã tập hợp được biết bao tấm gương anh dũng trong chiến đấu, hăng hái trong lao động sản xuất, giỏi trong học tập, trung thực, thật thà trong lối sống, đạo đức…làm những gương sống trong giáo dục quần chúng.

Năm là, kết hợp ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.

Đây là biện pháp rất quan trọng trong xây dựng con người. Gia đình và nhà trường là hai thiết chế cùng có chức năng xã hội hố cá nhân về các mặt: đạo đức, tư tưởng chính trị, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất, lao động…để họ trở thành những công dân chân chính cho xã hội. Bởi vậy, để hình thành được những con người có được những phẩm chất cơ bản về đức, trí, thể, mĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần có sự hợp tác, kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hỗ trợ cho nhau giữa ba mơi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục. Kết hợp chặt chẽ việc giáo dục giữa ba môi trường sẽ làm cho giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn. Người nói: “…giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn” [60, tr.394]. Người chỉ rõ: “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc” [60, tr.74]; “Gia đình, trường học và xã hội chăm lo giáo dục, đều nhằm mục đích làm cho các em mai sau trở nên những công dân tốt, những cán bộ tốt, những người chủ tốt của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ” [60, tr.75]. Người cịn nói lên mong ước của mình: “Tơi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân” [60, tr.81].

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự kết hợp giáo dục giữa ba mơi trường gia đình - nhà trường - xã hội là một nguyên tắc không thể thiếu trong

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 41 - 48)