Mục tiêu của giáo dục đào tạo trong thời kì đẩy mạnh công

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 54 - 59)

nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức

Vấn đề mục tiêu của GD - ĐT là vấn đề được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta cũng như các cấp, các ngành và toàn xã hội. Điều này thể hiện ở một số quan điểm sau:

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ [17, tr.18].

- Theo Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005, tại điều 2, chương I ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [65, tr.63]

- Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ X của Đảng ta cũng khẳng định: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức” [20, tr.187].

Từ những quan điểm trên có thể khẳng định mục tiêu của giáo dục đào

tạo hiện nay: là đào tạo những con người có khả năng thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của nền kinh tế xã hội với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đào tạo những chủ thể lao động tương lai có đủ phẩm chất và năng lực thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Đối với giáo dục cao đẳng và đại học, theo GS. Phạm Minh Hạc:

Mục tiêu của giáo dục cao đẳng và đại học là đào tạo nhân lực có trình độ cao, các chuyên gia cho tất cả các lĩnh vực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta chưa có điều kiện để giáo dục đại học thực hiện mục tiêu dân trí, mà phải tập trung vào đào tạo nhân lực, trong đó có nhân tài là nhân lực có năng lực đặc biệt, phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước [29, tr.195].

Muốn đạt mục tiêu đó, GD - ĐT ở nước ta hiện nay phải tập trung hình thành những phẩm chất cơ bản cho thế hệ trẻ như:

Một là, có thế giới quan Mác – Lênin.

Trong mọi thời đại, ở bất kỳ điều kiện kinh tế - xã hội nào, sự phát triển trí tuệ của con người cũng ln gắn với một thế giới quan nhất định. Chỉ khi có được một thế giới quan khoa học, con người mới có thể tự khẳng định mình trong cuộc sống. Hiện nay, trong cuộc sống xã hội đầy biến động, do thế giới quan thiếu vững vàng, thiếu tính đúng đắn cùng sự hiểu biết hạn chế, khơng ít người đã vội vàng phủ nhận thành quả tốt đẹp của quá khứ mà cha ông đã xây dựng nên, chạy theo những "mơ hình” mới mang trong nó nhiều khiếm khuyết và sai lầm. Bởi vậy, giáo dục thế giới quan Mác - Lênin cho thế hệ trẻ, giúp họ vững vàng trước mọi thử thách của cuộc sống, có niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của GD - ĐT nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, có năng lực sáng tạo.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, bản chất của kinh tế thị trường, kinh tế tri thức là cạnh tranh, năng động, sáng tạo không ngừng. Đây vừa là những thử thách, vừa là những đòi hỏi mà kinh tế thị trường, kinh tế tri thức đặt ra cho con người. Con người ngày nay phải biết vượt ra khỏi những ràng buộc, níu kéo của cái cũ, đổi mới về nhận thức, tư duy, cách nghĩ, nếp

nghĩ. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả mọi người. Giáo dục con người có năng lực sáng tạo là cái mới căn bản cần phấn đấu thực hiện trong nhà trường hiện nay. Do vậy, rèn luyện khả năng tư duy tổng hợp, xu thế tư duy ở tầm vĩ mô, khả năng lựa chọn, khái qt, khả năng nhìn xa trơng rộng, biết hoài nghi và biết sáng tạo là sự chuẩn bị cần thiết cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống có đủ hiểu biết cần thiết, đồng thời có khả năng tự học, tự nâng cao trình độ chun mơn đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sản xuất và cuộc sống.

Ba là, có khả năng thích ứng cao.

Thị trường và sự cạnh tranh trên thị trường luôn thách thức con người, đòi hỏi ở con người sự năng động, linh hoạt trong nghề nghiệp, trình độ cao trong xử lý tình huống. Alvin Toffler – nhà tương lai học người Mỹ có quan điểm cho rằng: trong các phẩm chất, sự tồn diện, uyển chuyển và linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng và được xem như bạn đồng hành của tính sáng tạo.

Ở nước ta hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, việc thích ứng với mọi biến đổi là yêu cầu cơ bản đối với bất kỳ ai. Con người khơng những phải thích ứng với những tình huống xảy ra trong cuộc sống mà cịn phải ln tỉnh táo trước mọi cạm bẫy, phải đứng vững trước mọi sự đổi thay. Bởi thế, hiện nay khả năng thích ứng của con người được đánh giá cao và là một phẩm chất nhân cách không thể thiếu của con người trong thời đại mới.

Bốn là, biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, nền kinh tế thị trường rất dễ dẫn con người đến với chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ. Biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là yêu cầu cơ bản của con người hiện nay. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân cần nhận thức và hành động theo nguyên tắc: quyền lợi gắn với nghĩa vụ, trách nhiệm, với những cống hiến và lợi ích mà mình đem lại cho xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại trong mối quan hệ, trong sự hợp tác với những người khác, với tập thể, cộng đồng. Xã hội sẽ mất

đi tính sinh động, nhiều vẻ và khả năng phát triển nếu các cá nhân trong đó khơng có cá tính. Song trong sự phát triển cá tính, mỗi cá nhân phải biết tự điều chỉnh cho phù hợp với hồn cảnh, tập thể, cộng đồng và xã hội. Có như vậy mới thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.

Năm là, có sự định hướng giá trị đúng đắn và nhanh chóng.

Ngày nay, sự định hướng giá trị đúng đắn và nhanh chóng đã trở thành một trong những điều kiện quan trọng trong đời sống con người, nhất là trong bối cảnh xã hội có nhiều biến động. Điều này đặt ra nhiệm vụ giáo dục giá trị và định hướng giá trị cho thế hệ trẻ. Sự định hướng giá trị đúng đắn và nhanh chóng sẽ giúp họ vượt lên những giá trị vị kỷ, tầm thường trước mắt, hướng tới những giá trị tốt đẹp, lâu dài, bền vững, những giá trị có tính nhân loại như tự do, bình đẳng, cơng bằng…Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành ở thế hệ trẻ một nhân cách của con người Việt Nam vừa mang đậm bản sắc dân tộc, vừa mang những nét đặc trưng của xã hội văn minh, hiện đại.

Tóm lại, có thế giới quan Mác - Lênin, năng lực sáng tạo, khả năng thích

ứng cao, biết giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, sự định hướng giá trị đúng đắn và nhanh chóng là những phẩm chất nhân cách cơ bản cần có của con người Việt Nam hiện đại- Đó cũng là những nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho GD - ĐT nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện được mục tiêu của GD - ĐT hiện nay.

Đội ngũ các thầy, cô giáo là lực lượng cốt cán biến mục tiêu GD - ĐT thành hiện thực. Do đó, những yêu cầu giáo dục nhân cách mới thể hiện trong mục tiêu của GD - ĐT như đã trình bày ở trên; xu thế đổi mới GD - ĐT đáp ứng yêu cầu của thế kỷ XXI ở tất cả các nước trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người giáo viên hiện nay nói chung và giáo viên các trường cao đẳng nói riêng.

Một phần của tài liệu Ths CTH vận dụng tư tưởng hồ chí minh về xây dựng con người vào xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng ở thái nguyên hiện nay (Trang 54 - 59)