II. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGHỀ BÁN HÀNG
NHU CẦU NHÂN SỰ BÁN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚ
ThS. Nguyễn Kiều Oanh
Các năm gần đây thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ thu hút các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới mà cịn có cả các quỹđầu tư tham gia dưới nhiều hình khác nhau. Bên cạnh đó, các cơng ty nội địa cũng gia nhập vào ngành và vươn lên để giữ vững thị phần. Sự gia nhập sâu rộng vào thị trường bán lẻ trong thời gian qua đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Nói chung thành cơng của một doanh nghiệp phần lớn được quyết định bởi yếu tố con người và đặc biệt đặc thù của ngành bán hàng thì nhân sự còn quan trọng hơn. Ngành càng tăng trưởng thì nhu cầu nhân sự càng tăng, vậy nên sự phát triển nhanh của ngành bán lẻ mở ra nhiều cơ hội cho thị trường lao động nói chung và hoạt động đào tạo nhân lực nói riệng khi thị trường lao động đang trong tình trạng khan hiếm nguồn lực này cả về số lượng lẫn chất lượng.
Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam
Thị trường bán lẻ Việt Nam khơng chỉ có sức hút đối với các công ty trong nước mà nhà bán lẻ nước ngoài cũng xâm nhập vào thị trường này. Sức hút của thị trường bán lẻ Việt Nam do nhiều yếu tố kết hợp, đó là tiến trình tồn cầu hóa và chính sách đầu tư của Việt Nam gần như tạo ra thị trường mở ln đón nhận đầu tư từ nước ngoài, thứ hai những rào cản khi gia nhập vào ngành kinh doanh bán lẻ không quá lớn cho các nhà đầu tư và đặc biệt yếu tố quyết định đó là sức mua của thị trường.
Sự gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài:
Trong thời gian qua đã xuất hiện những "đại gia" bán lẻ từ Thái Lan, Nhật Bản, Singapore... đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam để đón nhận cơ hội từ lĩnh vực bán lẻ. Nhiều tập đoàn lớn của Thái Lan đã đặt chân tới Việt Nam như CP Group, Berli Jucker (BJC) và mới nhất là nhà bán lẻ hàng đầu Central Group. Tập đồn này đã mua 49% cổ phần của Cơng ty Đầu tư Phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT – thành viên của Nguyễn Kim Group, một “ông lớn” trong thịtrường bán lẻđiện máy tại Việt Nam. Không chịu kém cạnh, các doanh bán lẻ hàng đầu Nhật Bản cũng nhanh chân xâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam. Aeon Nhật Bản sau thương vụ đầu tư vào chuỗi siêu thị Citimart, đã tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình tại thị trường bán lẻ Việt Nam bằng cách hợp tác với Fivimart. Bên cạnh việc đầu tư vào các hệ thống phân phối như trung tâm thương mại hay chuỗi siêu thị thì các DN Nhật Bản cũng là những doanh nghiệp nước ngoài đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử, một lĩnh vực cịn mới mẻ và rất có tiềm năng. Vào tháng 12/2014, 3 tập đoàn hàng đầu về lĩnh vực
89
thương mại điện tử tại Nhật Bản gồm SBI Holdings, Econtext ASIA và BEENOS đã ký kết hợp tác với Công ty Sen Đỏ và nắm giữ 33% cổ phần tại DN này.
Sự vươn lên của doanh nghiệp nội địa:
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các DN bán lẻ nước ngoài, tại thị trường nội địa, các doanh nghiệp bán lẻ lớn trong nước như Saigon Co.op, Vissan, Vingroup… cũng có những bước đi mới nhằm chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu và mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp cũng có xu hướng hợp tác và sáp nhập lẫn nhau.
Tập đoàn Vingroup mới đây đã tuyên bố sẽ “nhảy” vào lĩnh vực bán lẻ điện máy với thành viên mới là VinPro. Ngày 3/2, Tập đồn Vingroup đã cơng bố kế hoạch phát triển 25 trung tâm thương mại Vincom và Vincom MegaMall trên tồn quốc trong năm 2015. Trước đó, năm 2014, Vingroup đã mua lại chuỗi siêu thị Ocean Mart, công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Khang Gia (Khang Gia Trading) - chủ đầu tư của trung tâm thương mại Grand Mall. Gần đây nhất Tập đoàn này đã nhận chuyển nhượng chuỗi siêu thị (79 Mart) từ Tập đoàn Alphanam.
Một doanh nghiệp bán lẻ nội địa có tiếng khác là Saigon Co.op cũng đang phát triển nhanh hệ thống phân phối của mình. Đến nay tồn hệ thống của DN này đã có 70 siêu thị trên tồn quốc, trong đó có 28 siêu thị tại TPHCM. Số còn lại nằm rải khắp tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.Trước sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngoại, Saigon Co.op cũng mở rộng thị trường bằng cách hợp tác với tập đoàn bán lẻ hàng đầu Sigapore là Mapletree để phát triển Khu trung tâm thương mại và giải trí phức hợp SC VivoCity tại TPHCM, dự kiến khai trương quý II năm 2015.
Xu hướng đầu tư và sức tăng trưởng của thị trường
Theo đánh giá của các công ty phân tích thị trường hàng đầu trên thế giới, thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục là “điểm nóng” thu hút các nhà đầu tư, trong đó hợp tác chính là xu hướng chủ đạo. Deloitte Việt Nam cho rằng, mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng sẽ là điểm nóng đối với các nhà đầu tư. Bởi đây là lĩnh vực được dự đốn có mức tăng trưởng cao trong năm 2015 cũng như những năm tiếp theo.
Theo dự báo của CBRE, doanh thu bán lẻ tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới, từ mức 75,6 tỷ USD trong năm 2014 lên 85,4 tỷ vào 2015 và đến 2017 có thể đạt 109 tỷ USD.
Tính đến hết năm 2013, số doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm hơn 40% trong số 700 siêu thị tại Việt Nam. Đồng thời, 31 trong tổng số 125 trung tâm thương mại hiện tại có yếu tố đầu tư nước ngồi. Theo Bộ Công Thương, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm
90
thương mại. Dự báo, đến 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội, tương đương khoảng 25 - 30 tỷ USD.
Nhu cầu nhân sự trong ngành bán lẻ
Hầu như doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đặc biệt cần nhân viên bán hàng, vì đây là bộ phận chính yếu mang lại lợi nhuận cho cơng ty. Trong đó có thể chia chia hai nhóm là nhân sự cấp cao và nhân viên bán hàng nói chung.
Nhu cầu nhân sự cấp cao trong ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ trong năm 2014: theo Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao trong quý II/2014 tại thị trường Việt Nam của Công ty Navigos Search công bố ngày 14/7 cho biết ngành Tiêu dùng/Bán lẻ chiếm 14%, chỉ đứng sau ngành sản xuất với nhu cầu là 17%, các ngành còn lại trong top năm là Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm chiếm 10%; Công nghệ thông tin chiếm 9% và Dệt may chiếm 7%.
Bán hàng là cơng việc có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất, theo trang kiếm việc nhanh nhu cầu nhân sự trong năm 2013 là 20.512 tin tuyển dụng, năm 2014 tăng gần 50% tin so với năm 2013. Hầu như doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đặc biệt khát nhân viên bán hàng, vì đây là bộ phận chính yếu mang lại lợi nhuận cho công ty.
Trong khi nhu cầu tuyển dụng lớn nhưng chỉ có 60% người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong ngành này. Cung khơng đáp ứng đủ cầu nên các doanh nghiệp ln có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Bán hàng. Đòi hỏi kinh nghiệm cũng như kỹ năng khơng q cao, vì vậy số lượng người lao động tìm kiếm việc làm trong nhóm ngành này tập trung lớn ở lao động độ tuổi 18 – 24.Tuy nhiên dự đoán nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm trong độ tuổi 25 - 30 sẽ tiếp tục tăng trong năm các năm tới.
Từ thực tế trên cho thấy nhu cầu lao động trong ngành bán hàng nói chung là rất lớn, không chỉ ở phân khúc lao động quản lý cấp cao mà còn tập trung vào nhóm lao động bán hàng và kinh doanh. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành bán hàng do sự tăng trưởng nhanh của ngành và hơn nữa là nhu cầu lớn về số lượng và cao về chất lượng dẫn đến thị thị trường luôn “thiếu hụt” lao động. Thực trạng tuyển dụng tại các doanh nghiệp cho ta thấy khoảng cách giữa cung và cầu tại thị trường lao động này còn quá lớn, khơng chỉ khoảng cách về số lượng mà cịn về chất lượng, khơng chỉ khan hiếm nhân lực vị trí cấp cao mà cả vị trí nhân viên bán hàng và kinh doanh. Đây là vừa là cơ hội và cũng là thách thức của ngành đào tạo trong việc cung cấp nguồn lao động phù hợp với nhu cầu cho phát triển kinh tế xã hội.
Ngành bán lẻ Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng vì vậy nhu cầu nhân sự trong thời gian tới vẫn nằm trong top ngành có nhu cầu nhân sự cao.
91
Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập cũng đòi hỏi nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn địi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin, đặc biệt là năng lực tổ chức cơng việc thật hiệu quả. Vì vậy, khơng chỉ người lao động phải biết trang bị kiến thức và kỹ năng gì mà ngành đào tạo bán hàng cần phải biết lựa chọn những nội dungvà hình thức đào tạo như thế nào là phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://logisticsvn.com/vn/news/doi-song-kinh-te/doi-song/1615/nganh- ban-le-viet-nam-truoc-nhung-yeu-cau-moi.vlr 2. http://socongthuonght.gov.vn/xuc-tien-thuong-mai/mo-cua-thi-truong- ban-le-doanh-nghiep-viet-nam-can-111uoc-201ctiep-suc201d 3. http://www.co-opmart.com.vn/trangchu/TinCoopmart/nganh-ban-le- va-cuoc-canh-tranh-moi_1333.html 4. http://www.dubaonhanluchcmc.gov.vn/ 5. http://www.histaff.vn/vi/tin-tc/tin-cong-dong-nhan-su/443-nganh-ban- hang-chim-73-nhu-cu-nhan-lc-ca-th-trng-tuyn-dng-trc-tuyn.html
92