I. Đặt vấn đề
3. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu c ầu xã hội:
Xuất phát từ thực trạng khách quan của một số doanh nghiệp về những yêu cầu cần thiết đối với người sinh viên sau khi tốt nghiệp, bài viết muốn đưa ra một số giải pháp mang tính chất phối hợp và tương tác giữa “Nhà trường”, “Nhà doanh nghiệp” và “Sinh viên”.
Đối với Nhà trường
Nhà trường sẽ giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng và xác lập những mục tiêu và chương trình đạo tạo cho từng chuyên ngành cụ thể. Tùy thuộc vào chun ngành sẽ có những kiến thức chun mơn tương ứng. Tuy nhiên để công tác hoạch định này đạt hiệu quả cao nhà trường cần thực hiện các cuộc nghiên cứu khảo sát về nhu cầu của xã hội cho từng chuyên ngành cụ thể để đưa ra những tiêu chí chủ chốt đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng người lao động.
Ngoài việc đảm bảo tuân thủ khối lượng kiến thức theo khung quy định của chương trình đại học, nên tăng cường thời lượng và hoạt động cho các chương trình ngoại khóa để giúp sinh viên cọ xát với thực tế nhằm trắc nghiệm kiến thức, cũng như rèn luyện sinh viên cách giải quyết các vấn đề thực tế. Để làm tốt điều này nhà trường cần ra quy định rõ ràng coi đây là chương trình bắt buộc, trong đó nhà trường sẽ đóng vai trị cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên để hỗ trợ họ tạo lập mối quan hệ tốt trước nhà tuyển dụng tương lai, thơng qua đó người sinh viên cảm thấy gần gũi hơn, và quen dần với môi trường làm việc của các doanh nghiệp.
Nếu nhà trường đóng vai trị định hướng, hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp với sinh viên thì người giảng viên sẽ giữvai trị là người thay mặt nhà trường hỗ trợ trực tiếp đến các sinh viên mà họ phụ trách. Do đó, địi hỏi người giảng viên ngoài việc đảm bảo hàm lượng kiến thức theo khung quy định theo những phương pháp giảng dạy chủ động mà trong quá trình giảng dạy cần lồng ghép các tình huống thực tế cho sinh viên giải quyết để thơng qua đó chúng ta sẽ làm sáng tỏ thêm lý thuyết. Hay nói khác hơn người giảng viên cần nắm vững nguyên tắc vòng tròn tiếp nhận kiến thức khép kín: “Lý thuyết =>Thực tế=>Lý thuyết”
Đối với doanh nghiệp
158
đại học là chủ yếu. Vì vậy để góp phần làm tăng chất lượng nguồn lực nhân sự cho xã hội và cũng cho chính doanh nghiệp thì ngay từđầu doanh nghiệp cần có các cơng tác hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện như sau:
- Chương trình sẵn sàng hợp tác với các trường đại học trong việc thực hiện các cuộc khảo sát về nhu cầu của xã hội đối với đội ngũ sinh viên sau khi tốt nghiệp;
- Sẵn sàng bố trí người, thời gian hướng dẫn các lớp học ngoại khóa từ các trường đại học;
- Sẵn sàng hỗ trợ đội ngũ sinh viên thực tập tốt nghiệp.
Suy cho cùng đây là các hoạt động cộng đồng, doanh nghiệp làm những việc này về ngắn hạn chẳng thấy mang lại lợi ích gì nhưng xét cho tận thì nếu doanh nghiệp biết cách khai thác tốt các hoạt động hỗ trợ sinh viên trên có thể giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề như:
- Góp phần nâng cao mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội trong đó có doanh nghiệp;
- Nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp; - Tăng lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp;
- Có thể giúp doanh nghiệp giải quyết một số vấn đề trước mắt từ lực lượng sinh viên thực tập.
- Và nhiều lợi ích tiềm ẩn khác nữa.
Đối với sinh viên
Nguồn lực sinh viên đóng vai trị là người thực thi những mục tiêu, nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội mong muốn. Vì vậy trước hết là cần quán triệt tư tưởng rõ ràng ngay từ đầu để có hướng đi cho phù hợp. Người sinh viên ngày nay cần phải nhận thức rằng chúng ta học không phải chỉ để đạt được những bằng cấp tốt mà còn phải xác định là học để “hành”. Vì thế cách học địi hỏi vận dụng, ứng dụng nhiều hơn trong các loại kiến thức chuyên mơn, kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, tin học và ngay cả phải chuẩn bị tốt các kỹ năng phỏng vấn để ghi điểm trước nhà tuyển dụng.
Tóm lại, trên đây là một vài ý kiến bàn luận về thực trạng về yêu cầu của xã hội đối với sinh viên mới ra trường thông qua đây bài viết cũng đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu của xã hội. Những giải pháp này cần thực hiện một cách đồng bộ và tương tác lẫn nhau và nếu làm tốt trong các đối tượng nhà trường, nhà tuyển dụng và sinh viên thi hy vọng chất lượng nguồn nhân lực của xã hội ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Cuối cùng xin mượn câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để thay cho câu kết.
159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí kinh tế & phát triển số T1,2,3,4,5, 6, 7, 8, 9/2014. 2. Vì sao họ thành cơng? Lucinda Watson, NXB Trẻ.
3. Thẻđiểm cân bằng, Paul R. Niven, NXB Tổng hợp TP.HCM. 4. Đi tìm sự tuyệt hảo, Trần Xuân Khiêm, NXB Đồng Nai. 5. Hành vi tổ chức, Nguyễn Hữ Lam, NXB Giáo Dục.
160