I .8 YẾU TỐC ỐT LÕ ĐỂ THÀNH CÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH– MARKETING
ThS. Lưu Thanh Thủy Trương Trung Thiên*
Đặt vấn đề
Thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang rất sôi động những năm gần đây, từ cuộc chiến khốc liệt giành giật điểm bán đẹp nhưng hạn chế về nguồn cung, những nhà bán lẻ ngày càng coi trọng vai trò của thương mại điện tử. Bán hàng trực tuyến đang và sẽ phát triển tốt ở Việt Nam vì sốlượng khách mua hàng trực tuyến ngày càng tăng. Nhu cầu nhân sự vừa có khả năng bán hàng vừa có khả năng sử dụng công nghệ để bán hàng ngày càng cao. Chuyên ngành đào tạo Quản trị bán hàng Trường ĐH Tài chính – Marketing phải thay đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội?
Phương pháp nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu dựa trên tìm hiểu số liệu thống kê về xu hướng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính kết nối Internet và xu hướng hoạt động trực tuyến của Google và công ty nghiên cứu thị trường TNS, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi bán cấu trúc với 10 câu hỏi mở và lựa chọn về hành vi mua hàng trực tuyến, thực hiện lấy 82 mẫu phi xác suất tại trường ĐH Tài chính – Marketing vào ngày 03/4/2015.
Dữ liệu được kiểm tra sơ bộ và nhập liệu bằng Excel, xử lý dữ liệu bằng thống kê, thể hiện dữ liệu bằng hình ảnh biểu đồ.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thảo luận kết quả nghiên cứu. Sử dụng phương pháp tổng hợp thông tin từ nguồn thứ cấp và sơ cấp để đưa ra kết luận.
114
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Xu hướng tiêu dùng điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính có kết nối Internet của người Việt ngày càng gia tăng. Đặc biệt là ở phân khúc giới trẻ từ 16-24 tuổi, nhóm tuổi sở hữu smartphone nhiều nhất với 58% và đây cũng là nhóm người dùng hoạt động trực tuyến nhiều nhất với 86% so với các nhóm tuổi khác. Nhóm tuổi thứ 2 từ 25-34 với 72% thường xuyên có hoạt động trực tuyến và nhóm 35-44 tuổi cũng đóng góp đến 42% (TNS/Google, 2013). Như vậy, có thể nói nhóm khách hàng có khảnăng tài chính ở độ tuổi 16-44 là nhóm khách hàng tiềm năng của hoạt động bán hàng trực tuyến, nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ trên 50% dân số Việt Nam (Báo cáo dân số Việt Nam, 2014)
Số liệu khảo sát từ 82 sinh viên có độ tuổi từ 20-24) tại trường Đại học Tài chính – Marketing cho thấy 100% sinh viên trả lời có đang sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính có kết nối internet, 80% trong tổng số họ cho biết đã từng mua hàng trực tuyến (mua hàng online) trong đó có hơn 1/2 sốngười có tần suất mua hàng từ 1-5 lần/năm.
20% những người còn lại mặc dù có kết nối Internet nhưng chưa từng mua hàng trực tuyến và hơn1/3 số người trong đó có ý định thử mua hàng trực tuyến trong vòng 6 tháng tới.Xu hướng chuyển sang mua hàng trực tuyến ở giới trẻ đang gia tăng rõ rệt, thói quen này được hình thành từ năm 20 tuổi và có thể kéo dài đến những năm 40 hoặc 60 tuổi hoặc cao hơn, cho
thấy vòng đời khách hàng trực tuyến rất dài và không bị hạn chế về điều kiện vật lý.
115
Thông qua số liệu này ta có thể dự báo được những mặt hàng sẽ được đẩy mạnh tiêu thụ trong thời gian sắp tới đối với thị trường mua sắm trực tuyến. Phần đông người mua sắm trực tuyến thường chọn các mặt hàng như quần áo (26% người được khảo sát chọn mua), tiếp theo là hàng mỹ phẩm (17%); sau đó là đồ điện tử, điện gia dụng (14%); sách (12%); voucher, coupon dịch vụ (8%); giày, dép (6%); giải trí (4%); balo, túi xách (3%). Các mặt hàng có thể kinh doanh trực tuyến khơng chỉ dừng lại ở đó, hiện có nhiều mặt hàng khác đã được kinh doanh trực tuyến mà không xuất hiện trong mẫu khảo sát này, chẳng hạn như thú cưng, dược phẩm, .v.v.
Phương thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến chủ yếu là trả bằng tiền mặt khi nhận hàng, chiếm 92% và hầu hết lý do của nhóm người chọn phương thức thanh tốn này là vì họ cho rằng nó an tồn và tiện lợi hơn so với các hình thức
thanh tốn khác như thanh toán qua dịch vụ điện tử (1%) và qua ngân hàng (7%).
Tuy nhiên, thật không phải là dễ dàng khi thay đổi thói quen mua sắm của một người. Khi chuyển qua một hình thức mua hàng mới họ ln tỏ ra rất cẩn trọng. Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến việc mua hàng trực tuyến lần đầu của nhóm
người có độ tuổi 20-24 trong bài khảo sát này đó chính là quảng cáo (với 53%). Với nhóm người có độ tuổi này việc tiếp cận với công nghệ, truy cập internet hàng ngày là một thói quen,thì việc nhìn thấy các quảng cáo, banner được đăng trên các trang tin tức sẽlà nguyên nhân tác động chủ yếu vào hành vi mua sắm trực tuyến của nhóm tuổi này. Họ sẽ nhấp vào các banner này để vào một trang website dùng cho việc mua sắm, tại đây sẽ có các mặt hàng làm họ cảm thấy hứng thú, thỏa mãn được nhu cầu và từ đó nảy sinh đến việc mua hàng trực tuyến.
116
thức mua sắm trực tuyến (chiếm 32%). Từ những trải nghiệm và đánh giá từ người quen, bạn bè; họ có thể bị ảnh hưởng và bắt đầu tìm kiếm những thông tin cơ bản về việc mua sắm trực tuyến thơng qua internet.
Cơng cụ tìm kiếm thơng tin chủ yếu khi người mua có nhu cầu về một mặt hàng cần mua sắm trực tuyến đến từ: các công cụ tìm kiếm như (Google, bing…); Mạng xã hội (facebook, twitter, twoo…) và thông tin từ người
quen, bạn bè (lần lượt là 28%, 26% và 23%). Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đồng nghĩa với đó là nguồn thơng tin có sẵn trên Internet và các trang mạng xã hội là vô cùng khổng lồ, có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thơng tin về một mặt hàng của người mua sắm trực tuyến chi tiết, rõ ràng và nhanh nhất.
Thông tin từ bạn bè, người quen là những thông tin khá tin cậy, độ chính xác khá cao về một mặt hàng họ biết. Đây là những người có kiến thức về sản phẩm đó, hay là kinh nghiệm đã sử dụng mặt hàng đó trước đây và bây giờ truyền lại cho những người đang cần. Nguồn thông tin này cũng chiếm một tỉ lệ khá cao 23%.
Sự phát triển của công nghệ tác động đến cuộc sống của con người khá mạnh mẽ. Hình thức mua sắm trực tuyến đã mang lại những lợi ích mới cho người tiêu dùng, 37% người được khảo sát cho rằng hình thức mua sắm trực tuyến rất tiện lợi, họ không cần phải đi đến tận nơi để có thể chọn lựa
món hàng mà mình muốn. Chỉ cần ngồi ở nhà dùng smartphone hoặc máy tính có kết nối internet là có thể mua được món hàng đó. Cùng với đó là sự tiết kiệm thời gian (chiếm 19%), sản phẩm đa dạng (14%), và giá rẻ hơn so với một số nơi (13%). Chỉ việc ngồi nhà tìm kiếm và chọn mua sản phẩm đó, cửa hàng sẽ giao hàng đến tận nơi là tiện ích mà hình thức mua sắm trực tuyến đã và đang đáp ứng được.
Nhưng không phải mọi thứ đều tốt như vậy, 58% người được khảo sát trả lời
117
họ cảm thấy phiền lòng về vấn đề hàng hóa khi mua về khơng đúng chất lượng giống như đã quảng cáo, cũng như thông tin sản phẩm đã đăng trên internet, họ khó có thể kiểm tra sản phẩm một cách chi tiết để đảm bảo món hàng đáp ứng được nhu cầu của họ. 12% những người mua cảm thấy khơng thích hình thức mua hàng trực tuyến là vì họ khơng được sử dụng dụng thử hàng hóa, khơng được cầm nắm, xem xét… và hình thức đổi trả hàng thì phức tạp và có khi khơng được đổi trả hàng. Cùng với đó thời gian giao hàng chậm trễ và thường không rõ ràng (chiếm 15%) cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho những người mua sắm trực tuyến cảm thấy hình thức mua sắm này khơng phù hợp. Có thể đây là những lý do chính khiến 38% những người chưa từng mua hàng trực tuyến trong mẫu khảo sát khẳng định rằng họ khơng có dự định sẽ thử mua hàng trực tuyến.
Kết luận và một số kiến nghị hồn thiện, đổi mới chương trình giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành Quản trị bán hàng tại trường ĐH Tài chính - Marketing
Từ nghiên cứu trên, chúng ta thấy được hành vi mua hàng của giới trẻ hiện nay, khẳng định vai trị quan trọng của hình thức bán hàng trực tuyến trong nền kinh tếứng dụng cơng nghệ tồn cầu.
Trước sự đòi hỏi tất yếu của xã hội, chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị bán hàng cũng cần phải thay đổi để đáp ứng, tồn tại và phát triển, một số kiến nghị sau nhằm hoàn thiện, đổi mới hơn chương trình giảng dạy và nghiên cứu, cụ thể:
Về phía chuyên gia đào tạo: tự học hỏi, nghiên cứu những hình thức bán hàng mới, cập nhật trong nội dung giảng dạy dưới dạng các tiểu luận, đồ án để cùng sinh viên tìm hiểu, thực hiện các nghiên cứu ứng dụng chuyên ngành để tăng cường năng lực học thuật, chuyên môn và nghiệp vụ, tham gia đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.
Về phía người học: chủ động trong nghiên cứu kiến thức ở bậc đại học, tích
cực tham gia các hoạt động của lớp, trường, tự tạo ra những cuộc thi bán hàng online bổ ích, lành mạnh, phát triển năng lực bản thân, chủ động tiếp cận gia đình, nhà trường, thầy cơ, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để có được sự trợ giúp về chun mơn, tài chính.
Về phía nhà trường: tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho giảng viên các
chuyên ngành tham gia các khóa đào tạo kiến thức bán hàng trực tuyến, hỗ trợ về thủ tục, tài chính cho giảng viên tham gia vào các sự kiện chuyên ngành này
118
quy mô quốc tế, qua đó cập nhật kiến thức mới nhất của chuyên ngành để cạp nhật nội dung đào tạo, kết nối cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ nhau càng sớm càng tốt.
Về phía Khoa quản lý chuyên ngành: quy định các chuẩn mực tuyển sinh
của chuyên ngành, không chạy theo số lượng, mà cần quan tâm đến đúng chất lượng, năng lực, đam mê của người học chuyên ngành đó. Giảm thiểu những sianh viên tốt nghiệp nhưng khơng đủ trình độ, năng lực, phẩm chất làm việc theo chuyên ngành họ đã học 4 năm tại trường. Ngoài ra, cũng cần xem xét đưa học phần Thương mại điện tử vào chương trình đào tạo Cử nhận Quản trị bán hàng để đáp ứng nhu cầu nhân lực kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu đã thực hiện vẫn còn một số điểm hạn chế như mẫu khảo sát chưa đủ đại diện cho hành vi mua hàng trực tuyến của giới trẻ Việt Nam nói chung, nên được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện tiếp theo để tạo cơ sở dữ liệu đáng tin cậy hơn cho cộng đồng doanh nghiệp sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo dân số Việt Nam, UNDP, 2014
2. Các bài viết về thị trường bán lẻ Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2009, 2012, 2014
3. Dữ liệu khảo sát sơ cấp: 82 phiếu trả lời 4. www.statista.com
5. www.tnsglobal.com
Chú thích:
* Trương Trung Thiên: sinh viên Khoa QTKD, trường ĐH Tài chính - Marketing
119