Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 37 - 39)

Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế văn hố của vùng Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đơng bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tun Quang, phía Đơng giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đơ Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km².

Tỉnh Thái Ngun có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sơng Cơng và 7 huyện: Phổ n, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 181 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mơng, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 8 trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động;

Là một nơi có những địa danh du lịch lịch sử, sinh thái như ATK Định Hố, có nhiều danh thắng tầm cỡ chưa được đầu tư khai thác xứng tầm như: Hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng Hoàng - suối Mỏ Gà, Hang Thần Sa - Thác Mưa Rơi, hồ Văn Lăng và Khu đô thị hai bờ Sông Cầu...

* Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên:

Địa hình khơng phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Thái Ngun có nhiều khả năng để phát triển nơng lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nơng nghiệp tồn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh cịn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn ni bị sữa.

Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Tồn tỉnh hiện có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng).

Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành cơng nghiệp luyện kim, khai khống... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước.

Với lợi thế có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, nhiều di tích lịch sử như: An tồn khu Việt Bắc - ATK, có rừng Khn Mánh và di tích khảo cổ học thời kỳ đồ đá cũ ở huyện Võ Nhai. Bên cạnh đó, cịn có các di tích kiến trúc nghệ thuật chùa chiền, đình, đền tại nhiều địa phương trong tỉnh như: Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, Đền Đuổm, chùa Hang, chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng, đền Đội Cấn… Hiện nay, Thái Nguyên đang triển khai quy hoạch khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, Hồ Suối Lạnh... và cả hệ

thống khách sạn chất lượng cao gần đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2007 Thái Nguyên đã tổ chức rất thành công năm du lịch quốc gia hướng về cội nguồn chiến khu Việt Bắc thu hút hàng triệu khách du lịch đến thăm trong đó có nhiều khách nước ngồi.

Ngồi ra Thái Ngun có nhiều dân tộc cịn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như dân tộc Tày, H’Mơng, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách thăm quan.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w