Hoàn thiện cơ chế quản lý, cung cấp thông tin, qui định trách nhiệm phát ngôn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 105 - 111)

nhiệm phát ngôn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương các cấp.

Việc xây dựng và thực hiện cơ chế quản lý, cung cấp thông tin, qui định trách nhiệm phát ngôn là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để có thể cung cấp những thơng tin chính xác, trung thực nhanh chóng, kịp thời đến các cơ quan truyền thơng. Qua đó, giúp cho các cơ quan truyền thơng có thể tiếp cận thơng tin, phản ánh khách quan, trung thực, đúng định hướng những vấn đề, sự kiện “nóng” được DLXH quan tâm. Đồng thời góp phần định hướng, phản biện DLXH, kiểm soát, hạn chế tác động tiêu cực của các thơng tin khơng chính xác, tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…

Trong những năm qua, hoạt động thông tin và truyền thông của tỉnh Thái Nguyên đã có những bước phát triển đáng kể và từng bước nâng cao về chất lượng về nội dung, hình thức. Thái Ngun hiện có các cơ quan báo chí của TW và của ngành, địa phương đặt trụ sở và văn phòng đại diện: Phân xã Thông Tấn xã Việt Nam tại Thái Nguyên (Cơ quan thuộc Chính phủ); Báo Nhân dân (cơ quan Ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam); Báo Lao động

(Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam); Báo Sài gịn Giải phóng (cơ quan ngơn luận của Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh; Báo Nơng nghiệp Việt Nam (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn); Báo Cựu chiến binh (Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam). Ngồi ra cịn có Báo Quân khu I (thuộc quân khu I, Bộ Quốc phòng).

Tỉnh Thái Ngun có các cơ quan báo chí: Báo Thái Nguyên; Đài Phát thanh Truyền hình; Báo Văn nghệ Thái Ngun. Ngồi ra cịn có các đơn vị hoạt động có tình chất báo chí: Cổng thơng tin điện tử tỉnh Thái Nguyên; 9 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

Nhìn chung hoạt động thơng tin và truyền thơng của tỉnh hoạt động đúng tơn chỉ mục đích, làm tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phản ánh các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Hoạt động thông tin và truyền thơng đã góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh chính tri, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn tỉnh; tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế. Thơng tin truyền thơng đảm đương tốt vai trị là cơ quan ngôn luận của Đảng, là diễn đàn của các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, thực hiện quyền làm chủ của minh trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, hoạt động báo chí của tỉnh cịn một vài tồn tại như: một số tin, bài do thiếu điều tra, thẩm định, thiếu thông tin dẫn đến việc đưa tin khơng đúng sự thật, mang tính suy diễn, chủ quan, áp đặt; một số thơng tin thiếu chính xác, mang tính giật gân câu khách, làm giảm tính giáo dục và định hướng thơng tin của báo chí.

Ngày 28-5-2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 77/2007/QĐ - TTg về việc ban hành Quy chế phát ngơn và cung cấp thơng tin cho báo chí. Xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng trong cơng tác quản lý báo chí. Đã quy định rõ phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người phát

ngôn; nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin truyền thông; quy định về quan hệ, chế độ làm việc, định kỳ hoặc đột xuất tổ chức họp báo và cung cấp những thơng tin chính xác, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn được chọn hầu hết là cán bộ lãnh đạo Trưởng, phó của cơ quan, đơn vị. Có một số cơ quan, đơn vị người phát ngơn là Chánh văn phịng, Phó chánh văn phịng - người được lãnh đạo cơ quan, đơn vị phân công và giao nhiệm vụ phát ngôn, chịu trách nhiệm về nội dung phát ngơn trước người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nhìn chung, đa số cán bộ được chọn phát ngơn đều có trình độ Đại học trở lên; có trình độ chính trị từ trung cấp đến cao cấp; có hiểu biết về lĩnh vực thơng tin báo chí, cơ bản nắm được tình hình hoạt động, chủ trương, kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương. Về cơ bản, những người phát ngôn đã thực hiện tốt việc cung cấp thơng tin cho báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho các phóng viên báo chí tác nghiệp, đưa tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác.

Tuy nhiên cũng có một số người phát ngơn của cơ quan, đơn vị có biểu hiện né tránh, thiếu hợp tác với báo chí khi giải quyết những vấn đề bức xúc, “nhạy cảm” mà cơng luận, báo chí u cầu làm rõ, cung cấp thông tin.

Mặt khác, để đảm bảo thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thơng tin cho báo chí, UBND tỉnh đã thường xun tổ chức cung cấp thơng tin cho báo chí qua một số cuộc họp của UBND tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban báo chí hàng tháng, hàng q (hầu hết có lãnh đạo UBND tỉnh dự) qua đó lồng ghép nhiều nội dung như: cung cấp thơng tin theo yêu cầu của cơ quan báo chí; định hướng nội dung thơng tin tun truyền; phê bình, nhắc nhở những thiếu sót, sai phạm; trao đổi thảo luận, tiếp thu ý kiến của các cơ quan báo chí.

Bên cạnh đó, các thơng tin do các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo u cầu đột xuất, bất thường còn được các cơ quan đơn vị cung cấp thường xun thơng qua các hình thức như: tổ chức họp báo, cung cấp thông tin bằng báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị, địa phương; thực hiện trả lời phỏng vấn hoặc trả lời bằng văn bản khi cơ quan báo chí đặt ra đối với những vấn đề có liên quan đến đơn vị, địa phương.

Đổi mới việc cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền cho CBTG, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy mở hội nghị báo cáo viên hàng tháng, cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền, nắm bắt DLXH cho đội ngũ báo cáo viên toàn tỉnh. Ban tuyên giáo các huyện, thành ủy căn cứ điều kiện thực tế để tổ chức hội nghị thơng tin ở cấp mình. Đối với các chi bộ dưới cơ sở được cung cấp định kỳ hàng tháng Bản tin sinh hoạt chi bộ, nội dung được biên tập ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn dân cư.

Thực hiện quản lý việc cung cấp thơng tin chính trị - kinh tế - văn hố - xã hội và định hướng dư luận nhằm mục đích giữ vững ổn định xã hội là phải chú trọng việc nắm bắt và định hướng DLXH qua các phương tiện thông tin đại chúng, vì đây là cơ quan ngơn luận của Đảng và diễn đàn của nhân dân. Thông qua các phương tiện truyền thông, các tầng lớp nhân dân bày tỏ tâm tư, thái độ, nguyện vọng trước các sự kiện, các vấn đề xã hội và các nội dung liên quan đến các chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo, quản lý... Trong thời gian qua, việc tuyên truyền qua các phương tiện truyền thơng từ những tổng hợp, phân tích tình hình DLXH đã giúp cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp trong q trình bổ sung, hồn thiện các cơ chế, chính sách sát thực, có tính khả thi cũng như có định hướng đối với DLXH, nên góp phần quan trọng trong định hướng dư luận, củng cố niềm tin và đồng thuận trong nhân dân, tạo sự ổn định chính trị - tư tưởng.

KẾT LUẬN

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thời làm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [9, tr. 284]. Trong quá trình đổi mới tư duy thì vấn đề nâng cao năng lực nắm bắt và xử lý thông tin DLXH được xem là vấn đề mấu chốt nhất để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng. Nâng cao năng lực nắm bắt DLXH của cán bộ tuyên giáo nhằm giải quyết tốt các vấn đề lớn của cuộc sống đang đặt ra, đòi hỏi người cán bộ tuyên giáo phải vừa nắm vững lý luận, đường lối để sáng tạo trong vận dụng, vừa sát thực tiễn để tổng kết bổ sung hoàn thiện lý luận. Do vậy, việc nâng cao năng lực nắm bắt DLXH cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở Thái Nguyên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong điều kiện hiện nay.

Năng lực nắm bắt DLXH là khả năng nhận thức khoa học, sáng tạo, đó là khả năng vận dụng các thao tác tư duy để phân tích, tổng hợp, so sánh, khái qt hóa, trừu tượng hóa nhằm đem lại những tri thức đúng đắn, phản ánh đối tượng trong tính chỉnh thể, rút ra được quy luật tồn tại, vận động và phát triển của sự vật. Năng lực nắm bắt DLXH vừa bị ảnh hưởng của những điều kiện khách quan, vừa bị ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ quan của chủ thể nhận thức. Đó là yếu tố bẩm sinh, yếu tố tiềm ẩn của năng lực nắm bắt DLXH ; môi trường kinh tế - xã hội; quá trình giáo dục, đào tạo…, là những yếu tố khách quan tác động mạnh mẽ đến năng lực tư duy. Quá trình hoạt động thực tiễn được coi như là điều kiện để năng lực nắm bắt DLXH phát triển và nâng cao, là động lực thúc đẩy chủ thể tư duy khơng ngừng rèn luyện năng lực nhận thức của mình.

Năng lực nắm bắt DLXH được ví như là “chìa khóa” mở ra cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Năng lực nắm bắt DLXH giúp cho đội

ngũ cán bộ tuyên giáo nắm được thực chất quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cụ thể hố đường lối, chủ trương, chính sách đó thành chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng nắm bắt, đánh giá tình hình thực tiễn, tổng kết thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện đường lối. Nâng cao năng lực nắm bắt DLXH sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo nâng cao khả năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tập hợp, cổ vũ, động viên, tổ chức quần chúng trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh. Hơn nữa, nâng cao năng lực nắm bắt DLXH sẽ góp phần nâng cao trình độ về mọi mặt, khắc phục tư duy siêu hình, bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí đáp ứng u cầu từ thực tế cơng tác của đội ngũ cán bộ tuyên giáo trong điều kiện hiện nay.

Để nâng cao năng lực nắm bắt DLXH cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và cán bộ; Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác nâng cao năng lực nắm bắt DLXH trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ tuyên giáo; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tuyên giáo; tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban Tuyên giáo các cấp thành, thị, huyện uỷ; đổi mới và hoàn thiện các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ tuyên giáo… Thực hiện tốt những giải pháp nêu trên sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng và kiện tồn đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên vững mạnh tồn diện, đáp ứng u cầu cơng tác tư tưởng của Đảng nói chung và của đảng bộ tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong giai đoạn mới – giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w