văn hoá - đạo đức và đời sống tinh thần của nhân dân.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa đã chỉ ra mục tiêu của sự nghiệp văn hóa là “phải làm sao cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”, nghĩa là cũng nhấn mạnh đến sự gắn bó hữu cơ giữa văn
hoá với kinh tế và đời sống. Dân gian có câu: “Có thực mới vực được đạo”.
Đây là điều dễ nhận thấy: Khi đời sống vật chất (thuộc về lĩnh vực văn hoá vật chất) - hệ quả trực tiếp của kinh tế - được đảm bảo và dần dần nâng cao thì những địi hỏi về văn hóa tinh thần cũng tăng lên theo. Các nhu cầu vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc, chăm sóc sức khỏe…) mà thiếu đi, khơng đảm bảo thì đương nhiên các nhu cầu tinh thần bị hạn chế theo. Vì vậy u cầu xóa đói giảm nghèo, đặc biệt ở nơng thơn, vùng sâu, vùng xa, vùng các dân tộc thiểu số là tiền đề quan trọng bậc nhất để xây dựng, phát triển văn hóa đồng đều ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng và trên cả nước nói chung. Đời sống văn hóa các khu vực cơng nghiệp mới cũng là một trọng tâm, khi mà điều kiện ăn ở của công nhân, đặc biệt là những người nhập cư từ các vùng nơng thơn nghèo, cịn q thấp kém. (Kinh tế khu công nghiệp phát triển, nhưng đời sống vật chất, tinh thần của người cơng nhân hồn tồn chưa tương xứng). Chừng nào tăng trưởng kinh tế còn chủ yếu diễn ra theo chiều rộng (dựa vào khai thác tài nguyên, đất đai, lao động giá rẻ, gia cơng hàng hố có hàm lượng cơng nghệ thấp...), hiệu quả đầu tư thấp thì hậu quả tất yếu là nhập siêu, thâm hụt ngân sách, lạm phát, tiền lương thực tế bị giảm sút. Tình trạng này chắc chắn khơng phải là điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện đời sống văn hóa.
Sự tha hóa xuống cấp về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã dẫn tới hệ luỵ sự xuống cấp, tha hóa của đạo đức xã hội nói chung. Chính vì vậy mà việc “xây dựng, chỉnh đốn Đảng” đã trở thành nhiệm vụ then chốt. Khơng thực hiện tốt nhiệm vụ này, tồn bộ cơ đồ của sự nghiệp đổi mới có nguy cơ bị đe dọa, đổ vỡ.
Thực hiện nhiệm vụ này khơng có con đường nào hiệu quả hơn là đặt tồn bộ HTCT - trong đó Đảng giữ vai trị hạt nhân - dưới sự giám sát của nhân dân, của pháp luật. Và ở đây dân chủ hóa, cơng khai hóa là bài thuốc có sức mạnh vạn năng.
Khơng thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu nền tảng đạo đức của xã hội bị xói mịn ở phần cơ bản nhất. Nếu khơng kịp thời ngăn chặn, thì đó sẽ là một hiểm họa cho xã hội. Bởi vậy, khi nói tới sự cần thiết xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, chúng ta phải bắt đầu đi từ xây dựng, đổi mới và hoàn thiện HTCT, từ xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của xã hội là kinh tế.
Đổi mới HTCT, trước hết là đổi mới cơ chế, cải cách luật pháp sao cho nhân dân thực sự được làm chủ; mọi hoạt động của hệ thống quyền lực được đặt dưới sự giám sát hiệu quả của nhân dân thơng qua các thiết chế phi chính phủ, thơng qua báo chí và DLXH.
Trong hồn cảnh hiện nay ở nước ta nói chung và ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Vấn đề xây dựng cơ sở vật chất nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hoá - đạo đức và đời sống tinh thần của nhân dân cần tập trung vào một số lĩnh vực sau:
Một là, đẩy mạnh hoạt động thông tin cổ động: Đây là hoạt động rất
quan trọng trong công tác xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, là phương tiện đắc lực trong hoạt động tuyên truyền, đấu tranh chính trị, củng cố hệ thống xã hội. Thông qua hoạt động này, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến được với người dân để mọi người có thể làm theo.
Hai là, phát triển các loại hình Câu lạc bộ: Là mơ hình hoạt động theo
nhóm, sở thích, nghề nghiệp, giới tính... Hoạt động này mang tính tự nguyện và phụ thuộc vào thời gian rỗi của mỗi người, kinh phí hoạt động mang tính xã hội hố.
Ba là, xây dựng và phát triển hiệu quả hoạt động của các thư viện, phòng
đọc sách báo: Việc xây dựng phòng đọc sách ở cơ sở nhằm phục vụ cho quần chúng nhân dân đã có nhiều chuyển biến tốt, có sự đầu tư khá đồng bộ về cơ sở
vật chất, sách báo phục vụ cho nhu cầu thư viện, thu hút đông đảo số lượng bạn đọc.
Bốn là, bảo vệ di tích lịch sử văn hố, giáo dục truyền thống lịch sử và
cách mạng (giáo dục truyền thống). Trong thời gian qua, hoạt động này diễn ra ở cơ sở rất phong phú, thu hút sự quan tâm của quần chúng nhân dân như “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các chuyến du khảo về nguồn, đến các khu di tích, các chuyến về nguồn của thế hệ trẻ, các Câu lạc bộ truyền thống...
Năm là, tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng. Đây là hoạt động
sôi nổi nhất hiện nay vì nó đáp ứng kịp thời nhu cầu của quần chúng thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi... đã tạo nên sự tươi mới cho hoạt động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở.
Sáu là, xây dựng nếp sống mới. Hoạt động này gắn liền với cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ... mang tính tổng hợp, nội dung rộng, thể hiện trên nhiều mặt kinh tế, văn hoá...
Bảy là, phát động các phong trào hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi,
giải trí. Hoạt động này rất đa dạng nhưng cần quan tâm đến các trị chơi dân gian, các mơn truyền thống phù hợp với từng lứa tuổi, nghề nghiệp...
Tám là, tổ chức nhiều các hoạt động xã hội, từ thiện. Đây là hoạt động
mang tính tình nguyện cao. Trong những năm qua, chúng ta đã có những mơ hình hoạt động rất hiệu quả như các lớp xố mù chữ, lớp học tình thương, các cuộc vận động cho những vùng gặp bão lũ, thiên tai...
Như vậy, chỉ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững với mục tiêu hướng về phục vụ cho lợi ích của số đông, không tạo ra sự cách biệt giầu nghèo qúa lớn, bảo đảm môi trường được bảo vệ; chỉ trên cơ sở một nền chính trị lành mạnh, dân chủ, cơng khai, minh bạch mà văn hóa với tư cách là
nền tảng tinh thần của xã hội mới có thể được xây dựng và phát triển vững chắc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hoá - đạo đức và đời sống tinh thần của nhân dân, đòi hỏi phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả hoạt động công tác tư tưởng trên các lĩnh vực chính trị- xã hội, quốc phịng - an ninh, đối ngoại… các CBTG phải thường xuyên gắn bó với cơ sở để trực tiếp nghe dân, đối thoại với dân, có gắn bó với cơ sở mới hiểu và đánh giá sát sườn nhất, nắm bắt thông tin mới nhất, cảm xúc chân thật nhất, nắm chắc thơng tin DLXH nhất. Tiêu chí trong mỗi địa phương, đơn vị là phải được việc, được người, được tổ chức thì cơng tác tun giáo mới đạt hiệu quả. Do đó, cơng tác DLXH của CBTG lấy mục tiêu dân yên, Đảng ổn, nội bộ đoàn kết là điều nhắm tới trong xã hội hiện tại và lâu dài.