Nâng cao năng lực nắm bắt và kỹ năng xử lý dư luận xã hội của đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 93 - 97)

đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên

Để thực thi những chỉ đạo của cấp ủy về việc nghiên cứu, sử dụng DLXH phục vục công tác tư tưởng, cần phải có một đội ngũ những cán bộ chun mơn có năng lực nắm bắt và kỹ năng xử lý DLXH. Đây sẽ là những người trực tiếp theo dõi, xử lý thông tin và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả đối với lãnh đạo một cách kịp thời. Từ những kết quả chuyên mơn ấy, cấp ủy có thể đưa ra những nhận định, quyết định sát với yêu cầu thực tế và yêu cầu công việc.

Để làm tốt công tác nắm bắt và kỹ năng xử lý DLXH của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Thái Nguyên, cần phải:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của

công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội cho các cấp uỷ Đảng nhất là ở cơ sở. Công tác dư luận xã hội phải gắn với công tác tư tưởng là một nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cấp uỷ Đảng. Thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ thiếu quan tâm, thiếu sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó cơng tác dư luận xã hội, công tác tư tưởng đạt hiệu quả thấp. Khi có “điểm nóng” xảy ra, cấp ủy và chính quyền cơ sở, thậm chí kể cả cấp trên cơ sở mới thấy sự cần thiết trong nắm bắt và định hướng dư luận xã hội. Còn nơi nào cấp ủy Đảng thường xuyên quan tâm, có các giải pháp để thực hiện tốt cơng tác này thì ở nơi đó khơng có hoặc ít xảy ra các vụ việc phức tạp.

Thứ hai, phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các

đoàn thể để làm tốt công tác dư luận xã hội. Cần xác định rõ, công tác dư luận xã hội là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể và của mỗi cán bộ, đảng viên. Trong đó, Ban Tuyên giáo các cấp là cơ quan tham mưu và trực tiếp giúp cấp uỷ quản lý, điều hành đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, tổng hợp, phân tích, định hướng dư luận xã hội.

Thực tế đã chứng minh, nếu coi cơng tác phân tích, định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ riêng của ban Tuyên giáo thì ban Tuyên giáo sẽ không thể bao quát và thực hiện được hết các cơng việc trong cơng tác DLXH. Nó địi hỏi sự phối hợp thực sự chặt chẽ của các ngành, các cấp, các đồn thể nói chung và mỗi cán bộ đảng viên nói riêng. Mỗi cộng tác viên DLXH sẽ là một kênh thông tin, là tai mắt của Ban Tuyên giáo, giúp cho Ban Tuyên giáo thu thập thơng tin, từ đó Ban Tun giáo sẽ tổng hợp và phân tích tình hình và có những ý kiến tham mưu đối với cấp ủy.

Thứ ba, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ ban

hành những văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, như: Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Quy chế, Quyết định về việc thành lập tổ cộng tác viên dư luận xã hội; quy định về chế độ họp giao ban hàng tháng, chế độ hỗ trợ xăng xe đi lại để cung cấp thông tin của công tác viên dư luận xã hội...

Thứ tư, tăng cường, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên dư luận

xã hội;

Như đã nói ở trên, các cộng tác viên DLXH chính là những cánh tay nối dài của Ban Tuyên giáo trong việc thu tập và cung cấp thông tin DLXH. Đội ngũ này làm việc có hiệu quả thì thơng tin DLXH sẽ được cung cấp và xử lý kịp thời. Ngược lại, nếu đội ngũ này lực lượng quá mỏng, hoặc hoạt động kém hiệu quả thì Ban Tun giáo sẽ khơng thể kịp thời tham mưu cho cấp ủy về các vấn đề DLXH trong trường hợp cần thiết.

Để tăng cường, củng cố, kiện toàn mạng lưới cộng tác viên DLXH, cần: Từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, đề xuất xử lý và định hướng dư luận xã hội.

Chú trọng xây dựng đội ngũ làm công tác dư luận xã hội ổn định, thường xuyên nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và đặc biệt là quan tâm tới chế độ bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên DLXH. Việc nắm bắt thông tin DLXH để phục vụ cho công tác tư tưởng không phải là việc nắm thông tin thông thường mà phải đạt được những yêu cầu chuyên mơn nhất định. Chính vì thế việc tập huấn, đào tạo, hướng dẫn những cộng tác viên DLXH về kỹ năng thu thập và xử lý thông tin là vô cùng quan trọng. Nếu làm được điều đó, đội ngũ cộng tác viên sẽ làm việc đều tay và xử lý thơng tin tốt hơn, tránh được tình trạng thơng tin q chung chung hay q

chi tiết, thậm chí sa vào tiểu tiết, thơng tin khơng khách quan, khơng phản ánh được tình hình chung hay thơng tin vụn vặt không cần thiết...

Chế độ đối với các cộng tác viên DLXH cho đến nay vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đặt ra. Đơn cử, khi nắm bắt được một thông tin, cộng tác viên DLXH không thể ngay lập thức đến báo cáo trực tiếp vì điều kiện đi lại, đường xá, thời gian; cũng không thể làm báo cáo bằng văn bản vì như vậy sẽ làm mất tính thời sự của thơng tin, việc liên lạc bằng các phương tiện thông tin khác như điện thoại... lại khơng được thanh tốn mà phải bỏ tiền túi... Đây chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong những hạn chế về chế độ đối với cộng tác viên DLXH nhưng những yếu tố đó cũng là những cản trở không nhỏ đối với các cộng tác viên DLXH khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

Nếu đảm bảo được chế độ đãi ngộ đối với các cộng tác viên DLXH, chắc chắn họ sẽ hoàn thành cơng việc của mình một cách tốt hơn, cung cấp những thơng tin kịp thời, sắc bén hơn phục vụ cho công tác DLXH. Tỉnh ủy Thái Nguyên cũng cần tham khảo để nâng cao mức phụ cấp công việc đối với đội ngũ cán bộ này để họ thực sự là cánh tay nối dài của ban Tuyên giáo trong việc nắm bắt thông tin DLXH.

Mỗi khi có thay đổi trong đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ cần kịp thời có cơng văn và ra quyết định bổ sung, kiện tồn để đội ngũ này ln ổn định và hoạt động hiệu quả.

Thứ năm, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chức năng phải thực

sự coi trọng thơng tin dư luận xã hội và có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề dư luận xã hội phản ánh. Hàng tháng, sau hội nghị giao ban, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đều có báo cáo tổng hợp tình hình dư luận trên địa bàn tỉnh đề nghị Tỉnh uỷ có ý kiến chỉ đạo và yêu cầu các đơn vị xem xét, giải quyết, trả lời bằng văn bản những vấn đề dư luận phản ánh. Hiện nay, hầu hết các vụ việc đã được xem xét, giải quyết, trong đó có những nội dung phức tạp, gây

nhiều bức xúc như: những vấn đề về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng; về môi trường; liên quan đến quyền lợi của người dân, người lao động; liên quan đến việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước… Một số vấn đề liên quan tới chính sách, pháp luật và các cơ chế cần có thời gian xem xét, nghiên cứu cũng được các cơ quan chức năng nghiêm túc tiếp thu, có hướng giải quyết, điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w