Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đối với việc nghiên cứu, sử dụng dư luận phục vụ công tác tư tưởng

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 91 - 93)

cứu, sử dụng dư luận phục vụ công tác tư tưởng

Từ việc hiểu về DLXH và ý thức được tầm quan trọng của DLXH đối với công tác tư tưởng, cấp ủy sẽ coi trọng vai trò của việc nghiên cứu, sử dụng DLXH phục vụ công tác tư tưởng và đưa ra những quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo về vấn đề này:

Một là, từ nguồn thông tin phản hồi qua các kênh nắm bắt dư luận xã

hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý cần nắm chắc tâm trạng, suy nghĩ, nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân bằng việc sử dụng các kết quả này trong việc ra các quyết định về lãnh đạo, quản lý. Đây cần phải được xem là khâu thiết yếu trong quy trình ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách. Vì vậy, có thể có những vấn đề lớn khi cần thơng qua nên đưa nội dung dự thảo thăm dò dư luận xã hội hoặc lấy ý kiến của nhân dân.

Ví dụ: Năm 2011, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân về quốc hoa. Vấn đề này thực sự thu hút được sự quan tâm của nhân dân và nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm đề cử và bảo vệ cho quan điểm của mình về quốc hoa Việt Nam. Cuối cùng, sau khi tham khảo ý kiến của nhân dân, hoa sen hồng đã chính thức được chọn. Đa số người dân Việt Nam đều đồng tình với sự lựa chọn này vì hoa sen hồng gắn liền với lịch sử, văn hóa và tâm hồn Việt, thể hiện được nét đẹp của con người Việt Nam. Với những vấn đề như vậy, nếu như các cơ quan Trung ương áp đặt ý chí của mình thì hiệu quả quảng bá và tun truyền sẽ khơng đạt được, không thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của dư luận xã hội như là đưa ra xin ý kiến nhân dân

Hai là, sử dụng kết quả nắm bắt dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả

công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội.

Việc sử dụng kết quả nắm bắt DLXH ở đây là việc cần có sự trao đổi thơng tin, nắm bắt phản hồi, phản ứng của công chúng trước các nội dung

thông tin đưa ra để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng DLXH. Muốn vậy, cần phải nhanh chóng kịp thời cung cấp cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân những thông tin chính xác để định hướng dư luận xã hội.

Tâm lý giận giữ vì chủ quyền biển đảo quốc gia bị xâm phạm, tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam bị đe dọa bởi quân đội Trung Quốc, xen lẫn những hoang mang, hoài nghi, lo sợ... khi nghe những tin đồn về nguy cơ chiến tranh... là tâm lý có thật của người dân Việt Nam trong những tháng đầu năm 2011. Ban Tuyên giáo Trung ương đã kịp thời nắm bắt phản ứng tâm lý ấy của người dân nên đã đưa những thơng tin lịch sử chính xác xác nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với hai quần đảo mà Trung Quốc đang tranh chấp với Việt Nam là Trường Sa và Hoàng Sa; đồng thời, bằng các kênh tun truyền và thơng tin báo chí, Ban Tun giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các địa phương kịp thời quán triệt tới từng cơ quan, đơn vị, đảng viên, từng người dân về tình hình thực tế quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong vấn đề này, dập tắt tin đồn chiến tranh, trấn an tâm lý người dân.

Ba là, cần coi trọng công tác điều tra, nắm bắt DLXH, tư tưởng, tâm

trạng của nhân dân. Từ những kết quả thu được của nắm bắt dư luận xã hội giúp cho cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc nhận ra và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, ngăn chặn điểm nóng trên địa bàn.

Đây là việc cần được coi trọng ở cả cấp trung ương và địa phương. Mỗi địa phương, trong đó có Thái Nguyên, đều có những yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội mang tính đặc thù. Việc liên tục lắng nghe phản hồi từ nhân dân về một dự án, một cơng trình, một quyết định... sẽ đảm bảo cho các quyết sách của tỉnh sát thực tế, hợp lý, hợp tình, hợp lịng dân hơn.

Bốn là, cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành và từng đơn vị cần sử dụng kết quả nắm bắt dư luận xã hội, để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng,

chống tham nhũng, đánh giá hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng và đề ra các giải pháp phịng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội có tính khả thi. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của dư luận xã hội để gây áp lực đối với các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn. Thực tế thời gian qua, dư luận xã hội đã phát huy tốt vai trị của mình trong phòng, chống tham nhũng, tệ nạn xã hội.

Tỉnh uỷ nên ban hành quy định về việc tiếp nhận, sử dụng các thông tin DLXH đã được BTG các cấp tổng hợp, phản ánh phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành xã hội. Chú trọng cả việc thông tin hai chiều, phản ánh lại kết quả tiếp thu, xử lý các thông tin DLXH, thông tin về những vấn đề bức xúc mà các cơ quan, đơn vị đã tiếp nhận hoặc được báo chí nêu.

Năm là, cấp ủy và chính quyền các cấp, các ngành và từng đơn vị cần sử

dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức xã hội. Dư luận xã hội sẽ có sự cổ vũ, động viên đối với các hành vi tốt đẹp, cao thượng, lên án những hành động xấu xa, thấp hèn. Vì vậy, để làm tốt công tác này cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền về những tấm gương, các điển hình tiêu biểu cũng như tuyên truyền chống lại những biểu hiện trái đạo đức trong xã hội.

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w