Bên cạnh những kết quả đóng góp của DLXH đối với cơng tác tư tưởng thì cơng tác DLXH tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay cũng bộc lộ những mặt hạn chế nhất định. Tiến hành khảo sát ý kiến về những mặt hạn chế hiện nay của công tác DLXH tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: 59% ý kiến cho rằng hạn chế nằm ở khâu nắm bắt DLXH, 25% ý kiến cho rằng hạn chế nằm ở khâu xử lý thông tin DLXH và 16% ý kiến cho rằng hạn chế nằm ở việc sử dụng kết quả phân tích DLXH (Biểu 2).
Biểu 2.2 . Tỷ lệ phần trăm của những mặt hạn chế của công tác dư luận xã hội ở tỉnh Thái Nguyên năm 2011
A= 59% 59% B= 25%
Nguồn: Qua khảo sát tại Hội nghị báo cáo viên của tỉnh Thái Nguyên năm 2011
Điều đó cho thấy mặt hạn chế cơ bản của cơng tác DLXH tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay chính là nằm ở khâu nắm bắt DLXH. Mặc dù đã có một đội ngũ cán bộ được phân công phụ trách nắm bắt DLXH hoặc phối hợp nắm bắt, phản ánh DLXH nhưng hiệu quả công việc thu được chưa cao. Thông tin DLXH phản ánh về nhiều khi chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian, nội dung... Bên cạnh đó, khi đã nắm bắt được DLXH rồi, việc sử dụng DLXH phục vụ công tác tư tưởng nhiều khi vẫn không đạt kết quả như mong muốn vì hai khâu xử lý thơng tin DLXH và sử dụng kết quả phân tích thơng tin DLXH cịn nhiều bất cập.
Những hạn chế của cơng tác DLXH được thể hiện cụ thể như sau:
2.3.1.1. Dư luận xã hội đối với công tác lý luận
- Nắm bắt DLXH để phục vụ công tác lý luận tuy đã đạt được những kết
quả như trên, nhưng công tác nghiên cứu, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số mặt chưa thường xuyên và kịp thời: hoạt
động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội chưa đi vào nền nếp, nhất là thực hiện chế độ về giao ban, báo cáo, phản ánh và dự báo dư luận xã hội chưa đầy đủ, chính xác, thơng tin thu được cịn đơn giản; chưa có cơ chế và chính sách hợp lý cho hoạt động của đội ngũ cộng tác viên nên chưa phát huy được hiệu quả hoạt động… Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ công tác nghiên cứu dư luận xã hội cịn thiếu, nhất là cán bộ có trình độ chun mơn phù hợp với công việc này…
Hiện nay, công tắc nắm bắt DLXH nhằm tham mưu cho tỉnh để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu lý luận còn rất hạn chế, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là công tác cán bộ vừa thiếu vừa yếu. Những cán bộ có chun mơn nghiệp vụ hoạt động trong lĩnh vực tun giáo cịn rất hạn chế. Do đó, việc nắm bắt, phân tích và xử lý nhiều khi thiếu chủ động, không theo kịp các vấn đề phát sinh trong cuộc sống, còn bị động, lúng túng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhiệm vụ công tác tuyên giáo hiện nay, căn cứ Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện Thơng báo Kết luận của Ban Bí thư (khố X) về “Tăng cường năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt dư luận xã hội” nhằm đưa hoạt động nghiên cứu dư luận xã hội từ tỉnh đến cơ sở trở thành nền nếp, hiệu quả, góp phần nghiên cứu, đề xuất các biện pháp định hướng và hình thành dư luận xã hội tích cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương và tỉnh...
- Xử lý thông tin DLXH đây là cơng việc khó, địi hỏi người cán bộ tuyên giáo phải có một trình độ chun mơn nhất định, có kỹ năng, thành thạo nghiệp vụ. Tuy nhiên hiện nay trong tồn ngành tun giáo của tỉnh vẫn chưa có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành Xã hội học, hoặc các chuyên ngành gần. Đó là một dào cản lớn đối với công tác xử lý thông tin DLXH của tỉnh. Ở cấp tỉnh, Ban chỉ có một cán bộ được phân cơng tổng hợp DLXH hàng
tuần, cịn ở cấp cơ sở thì 100% là cán bộ tuyên giáo kiêm nghiệm nên việc xử lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân.
- Sử dụng kết quả phân tích DLXH: Yếu tố cơ bản hàng đầu để bảo đảm
thành cơng cho kết quả phân tích dư luận xã hội về hoạt động của ngành tuyên giáo của tỉnh trên các phương tiện truyền thơng đại chúng là các thơng tin báo chí về hoạt động của tỉnh cần bảo đảm tính chân thực và tính kịp thời. Vì thơng tin chân thực và kịp thời là những yếu tố đầu tiên tạo nên uy tín của nguồn tin, có vai trị là yếu tố tiền đề tạo nên sự quan tâm của dư luận, dẫn đến hoạt động thảo luận tập thể, từ đó, hình thành sự đánh giá xã hội về hiện tượng, sự kiện xã hội được thảo luận trên cơ sở mối quan tâm chung.
Bảo đảm tính cơng khai trong hoạt động cung cấp thơng tin có vai trị rất quan trọng để tăng cường hiệu quả của hệ thống báo chí đối với hoạt động của cơng tác tư tưởng. Thực hiện tính cơng khai trong hoạt động cung cấp thông tin, thực chất là làm đúng theo quan điểm của Đảng: “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” khi nhân tố này được coi như một tất yếu cần thiết để thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội. Mục tiêu nói trên chỉ có thể trở thành hiện thực khi có sự thống nhất giữa nhận thức và hành động được phản ánh toàn diện trong trạng thái của dư luận xã hội mà báo chí là một kênh quan trọng tạo nên. Do vậy, các phương tiên thông tin đại chúng là kênh thông tin quan trong chuyền tải các nội dung đã được xử lý thông qua việc phản ánh của DLXH đến với người dân, nhằm tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
2.3.1.2. Dư luận xã hội đối với công tác tuyên truyền
Nắm bắt DLXH để nắm bắt và định hướng dư luận xã hội nhanh chóng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước các cấp, tuyên truyền kịp thời các chủ chương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân; nhưng thực tế vừa qua cho thấy: có nơi khi “điểm nóng” xảy ra, thì cấp ủy và chính quyền cơ sở,
thậm chí kể cả cấp trên cơ sở mới thấy sự “hụt hẫng” trong nắm bắt thông tin, và lúc này mới nhận ra sự chậm trễ trong xây dựng đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội. Vì vậy, nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm cơng tác này thì ở nơi đó khơng hoặc ít xảy ra điểm nóng; những năm qua đã xảy ra một số vụ việc gây rối trật tự công cộng, một số vụ việc phức tạp gây bất ổn định xã hội v.v... Tất cả những vụ việc ấy đều xuất phát từ việc xem nhẹ hoặc chưa quan tâm đầy đủ đến công tác nắm bắt và định hướng dư luận xã hội.
Công tác xử lý thông tin DLXH chưa được chú trọng, nâng cao về chất lượng, chưa thực sự đáp ứng được nhiệm vụ giúp cấp uỷ, chính quyền có những cơ sở, phương hướng, biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả những vấn đề mà dư luận đang quan tâm. Năm 2010, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã chủ động hướng dẫn các đơn vị công tác nắm dư luận xã hội; thường xuyên nắm bắt, tổng hợp dư luận xã hội hàng tháng và đột xuất về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết với Thường thực Tỉnh uỷ và các đơn vị có liên quan. Nhiều vấn đề sau khi được phản ánh đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết và được nhân dân đánh giá cao như:
Tình hình tại Nhà máy may Shinwon, thị xã Sông Công; việc khám chữa bệnh của bà Phạm Thị Phú, phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công; dư luận của cựu chiến binh về việc giải quyết chế độ chính sách; dư luận nhân dân xã Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên về việc đền bù đất; dư luận về ô nhiễm môi trường của Nhà máy Kẽm Điện phân Sông Công,..
Sử dụng kết quả phân tích DLXH sử dụng kết quả nắm bắt dư luận xã hội để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội. Đó là việc cần có sự trao đổi thơng tin, nắm bắt phản hồi, phản ứng của công chúng trước các nội dung thông tin đưa ra. Tuy nhiên, cần phải nhanh chóng kịp thời cung cấp cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
nhân dân những thơng tin chính xác để định hướng dư luận xã hội. Công tác nắm và phản ánh dư luận xã hội được chú trọng, nâng cao về chất lượng, giúp cấp uỷ, chính quyền có cơ sở, phương hướng, biện pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả những vấn đề mà dư luận đang quan tâm đơi khi cịn chận. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chưa thường xuyên nắm bắt, tổng hợp tình hình báo chí hàng tuần; dư luận xã hội hàng tháng và đột xuất về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng trên địa bàn tỉnh, còn chậm đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết với Thường trực Tỉnh uỷ và các đơn vị có liên quan.
Nhiều vấn đề sau khi được phản ánh đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết và được nhân dân đánh giá cao như: việc người lao động ở Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Hà Nội (phường Cải Đan, thị xã Sông Công) ngừng việc tập thể đề nghị được tăng lương và quan tâm đến đời sống; tình trạng lấn chiếm lịng hồ ở Hồ Núi Cốc; xây nhà đón đền bù ở xã Phúc Xuân (TP Thái Nguyên); tình trạng khai thác vàng, khai thác cát sỏi trái phép ở một số địa phương; dịch lở mồm, long móng trên gia súc…
Từ những kết quả thu được của nắm bắt dư luận xã hội giúp cho cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc nhận ra và kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, ngăn chặn điểm nóng trên địa bàn. Việc xuất hiện các điểm nóng vừa qua cho thấy có nhiều nguyên nhân, trong đó có ngun nhân là cấp ủy, chính quyền nơi đó chưa chú ý lắng nghe dư luận xã hội, chưa thật sự quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, việc nắm bắt và định hướng dư luận xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của cấp ủy, chính quyền từng cấp, từng ngành, từng đơn vị.
2.3.1.3 Dư luân xã hội đối với công tác cổ động
Nắm bắt DLXH động viên cổ vũ mọi người, mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động, xã hội, nâng cao chất lượng hiệu quả sản
xuất. Chức năng hiệu triệu, cổ vũ sẽ tăng lên nếu như hoạt động của CBTG sâu sát tình hình, bám sát hơi thở cuộc sống ở cơ sở sẽ có tác động sâu sắc đến tình cảm của quần chúng nhân dân.
- Công tác xử lý thông tin DLXH hiện nay vẫn còn một số hạn chế như:
thơng tin về tình hình dư luận chưa kịp thời, chất lượng một số dự báo còn hạn chế chưa cập nhật, việc đề xuất kiến nghị, giải pháp chưa được quan tâm đầu tư; nghiệp vụ nắm bắt dư luận, tổng hợp thông tin dư luận của đội ngũ chưa đồng bộ; một số vấn đề bức xúc của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được phát hiện sớm và phản ánh kịp thời... Điều này có nguyên nhân do đội ngũ CBTG chủ yếu là kiêm nhiệm, việc luân chuyển, bổ sung CBTG chưa thường xuyên nên chất lượng, chuyên môn của CBTG còn yếu; chế độ còn hạn chế nên chưa động viên, tạo sự gắn bó trách nhiệm của CBTG... Do đó, cơng tác nắm bắt thơng tin, XLTT DLXH chưa kịp thời, một số thông tin nhiễu, nắm bắt và XLTT từ các thế lực thù địch còn chậm, lúng túng; quán triệt học tập nghị quyết cịn mang tính hình thức, kém hiệu quả; cơng tác tun truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến dân còn hạn chế, nhất là đồng bào vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số…
Thêm một vấn đề nữa là bộ phận làm công tác tuyên giáo ở cấp chỉ đạo, nhất là trong công tác điều tra, nắm bắt và nghiên cứu DLXH ở cấp tỉnh hiện nay vẫn chưa phải là một phịng chun mơn có chức năng chun trách. Ngồi ra, có một điểm chung nhất ở đội ngũ làm công tác điều tra, nắm bắt và nghiên cứu DLXH từ tỉnh xuống cơ sở hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm được đào tạo với nhiều chuyên ngành khác nhau, thậm chí có một số cán bộ có trình độ chun mơn ít có mối liên hệ với cơng tác DLXH… nên tính năng động và hiệu quả của cơng tác nắm bắt dư luận bị hạn chế. Vì vậy, những kết quả XLTT DLXH thu được qua công tác điều tra mới chỉ dừng lại ở mức phản ánh tình hình mà thiếu sự lý giải, phân tích, tham mưu, đề xuất, kiến nghị,
định hướng dư luận. Đáng chú ý là trong quá trình XLTT DLXH thu được ở một số địa phương chưa đảm bảo tính khoa học, khách quan của việc nghiên cứu DLXH nói chung và của điều tra phiếu nói riêng, có nơi chưa được thực hiện nghiêm túc. Việc xử lý, phân tích số liệu, hiện tượng phát phiếu và trả lời chưa đúng đối tượng vẫn còn phổ biến. Nên, chất lượng của các cuộc điều tra chưa cao.
- Sử dụng kết quả phân tích DLXH sẽ có sự cổ vũ, động viên đối với
các hành vi cao thượng, lên án những hành động thấp hèn. Vì vậy, để làm tốt cơng tác này cần đặc biệt coi trọng việc tuyên truyền về những tấm gương, các điển hình tiêu biểu. Cần huy động sức mạnh tổng hợp của dư luận xã hội để gây áp lực đối với các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn. Thực tế thời gian qua, dư luận xã hội đã phát huy tốt vai trị của mình trong phịng, chống tham nhũng, tệ nạn xã hội.