Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 44 - 60)

2.2.1.1. Dư luận xã hội góp phần nâng cao hiệu quả công tác lý luận

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội thiết thực phục vụ hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh nói chung và nhiệm vụ cơng tác tun giáo nói riêng, nên ngay từ năm 1999, thực hiện hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã tổ chức mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội, phân công một cán bộ thuộc Phịng Tun truyền phụ trách cơng tác Nghiên cứu dư luận xã hội và là cộng tác viên của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội - Ban Tuyên giáo Trung ương. Nhờ đó, cơng tác theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng và dư luận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với các chủ trương, chính sách và những vấn đề xã hội mang tính thời sự, bức xúc trên địa bàn tỉnh rất kịp thời và thường xuyên.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu dư luận xã hội trong tình hình hiện nay, Ban Tuyên giáo tỉnh đã tổ chức kiện toàn đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội với số lượng 50 đồng chí cơng tác ở Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị uỷ, đảng ủy trực thuộc và các đồn thể chính trị - xã hội của tỉnh; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên và cán bộ tuyên giáo các huyện, thành, thị ủy, đảng ủy trực thuộc. Qua đó, các cấp ủy đảng đã nhận thức rõ hơn về vị trí, tầm quan trọng của cơng tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội; đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội cơ sở ngày

càng phát huy tác dụng trong việc theo dõi, nắm bắt và phản ánh thông tin, phục vụ tốt cơng tác tham mưu, định hướng kịp thời tình hình tư tưởng và dư luận trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.

Hằng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động tổ chức các cuộc điều tra, nắm bắt dư luận xã hội về những chủ trương, chính sách lớn của tỉnh; triển khai hàng chục đợt điều tra xã hội học với hàng ngàn phiếu điều tra về nhiều nội dung, chủ đề khác nhau, góp phần vào cơng tác phân tích, nhận định, đánh giá, dự báo tình huống và tham mưu định hướng tư tưởng, dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh.

DLXH đã có những ảnh hưởng nhất định đến việc xây dựng chính sách ở cấp độ địa phương cơ sở, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ. Chẳng hạn, các vấn đề về ơ nhiễm môi trường, những vấn đề như đường xá tốt hơn, trường học tốt hơn, hoặc nhiều bệnh viện hơn. Đó là những vấn đề thuộc về chất lượng cuộc sống, liên quan đến lợi ích chung nhất của đa số người dân. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên đã phát phiếu điều tra xã hội học về vấn đề đánh giá tác dụng của công tác DLXH đối với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng.

Kết quả thu được từ cuộc điều tra được thể hiện qua:

Biểu 2.1..Cơng tác dư luận xã hội đã có tác dụng thế nào đến việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở tỉnh Thái Nguyên

A= 81% 81% B= 9%

Nguồn: Qua khảo sát tại Hội nghị báo cáo viên của tỉnh Thái Nguyên năm 2011

Như vậy, kết quả của cuộc điều tra cho thấy có 81% ý kiến cho rằng: Nắm bắt DLXH giúp tìn ra những vấn đề mới, giải pháp mới cho công tác lý luận; 9% ý kiến cho rằng: Xử lý thông tin DLXH để phục vụ nhiệm vụ lãnh đạo công tác lý luận; 10% ý kiến cho rằng: Sử dụng kết quả phân tích DLXH để kiểm tra sự phù hợp của lý luận đối với thực tiễn; giúp bổ sung kiến thức nhằm hoàn chỉnh lý luận. Kết quả ấy cho thấy tất cả mọi người được điều tra đều đánh giá cao sự ảnh hưởng của DLXH đối với công tác tư tưởng.

Để công tác nắm bắt tâm trạng, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và tham mưu xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề tư tưởng và dư luận xã hội nảy sinh trên địa bàn tỉnh, cùng với công tác điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội và hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cũng rất quan tâm thực hiện các biện pháp công tác tư tưởng khác, như:

Tăng cường công tác thông tin định hướng tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thông qua việc tổ chức các hội nghị báo cáo viên, hội nghị công tác tuyên giáo định kỳ và đột xuất; thông qua các bản tin định kỳ phục vụ sinh hoạt chi bộ và phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý để thơng tin tình

hình thực hiện các chủ trương, chính sách lớn, những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế đang được dư luận quan tâm nhằm giúp các địa phương, đơn vị và đội ngũ cán bộ tuyên giáo, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp chủ động trong tham mưu định hướng tư tưởng và dư luận xã hội, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động. Thông qua phát huy hoạt động của đội ngũ báo cáo viên các cấp đã góp phần quan trọng trong định hướng tư tưởng, giải thích thơng suốt dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Trong những năm qua công tác nắm bắt DLXH trên địa bàn tỉnh luôn được Ban Thường vụ các cấp uỷ quan tâm. Hàng quí, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ thường xuyên thực hiện các cuộc điều tra DLXH trên tất cả các lĩnh vực (thông thường sử dụng 1000 phiếu), với các nội dung: Cuộc vận động hai

không của ngành giáo dục trong hai năm học vừa qua; Nhận thức, thái độ của người dân đối với việc phòng chống dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; Dư luận của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Thực trạng đời sống văn hoá của học sinh, sinh viên,…. Qua các đợt thăm dò, Ban tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo

trình Ban Thường vụ và các Sở, Ban ngành liên quan. Những số liệu tổng hợp được đã trực tiếp phục vụ công tác tham mưu cho Ban Thường vụ đề ra các biện pháp, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội X của Đảng.

- Xử lý thơng tin dư luận xã hội: Khơng có thơng tin DLXH thì khơng có

căn cứ, luận cứ để đưa ra các dự báo, định hướng DLXH để cung cấp chất liệu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền làm cơ sở để có những quyết định và các giải pháp đúng đắn cho thích hợp với tình hình thực tiễn. Thơng tin DLXH đối với đội ngũ cán bộ tuyên giáo được ví như những ngun liệu đối với nhà máy, khơng có nguyên liệu không thể sản xuất được. Đặc biệt, thông tin ở cơ

sở nhiều và mang tính chất sự vụ, nhiều khi nội dung thơng tin ít hay nói cách khác giá trị thông tin không cao nhưng chứa đựng nhiều tình tiết vụn vặt, mặt khác có những sự vụ liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người nhà lãnh đạo, quản lý. Do đó, người cán bộ tuyên giáo phải có thái độ khoa học và nghị lực, tức là phải có thái độ khách quan, thái độ tơn trọng, có nhu cầu nắm bắt thơng tin DLXH cao thì mới có thể tổ chức xử lý được thơng tin trái chiều một cách nhanh chóng chính xác và kịp thời. Mặt khác, dựa vào những thông tin DLXH đã nắm bắt được, người cán bộ tuyên giáo phải thực hiện quá trình tổng hợp, khái qt, đánh giá, phân tích tình hình ở cơ sở của mình để tìm ra nguyên nhân chủ yếu, biết được khả năng, thế mạnh cũng như hạn chế của địa phương mình đối với việc thực hiện những nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề có hiệu quả.

Để có được thơng tin DLXH đầy đủ, người cán bộ tuyên giáo phải sát với dân, gần dân để nắm được tình hình thực tế, ý kiến nguyện vọng của dân để từ đó có phương pháp XLTT chính xác kịp thời. Thơng tin dư luận mà đội ngũ này xử lý không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn họ quản lý mà còn ảnh hưởng đến các tỉnh, các huyện trong cả nước. Chất lượng hoạt động của CBTG phụ thuộc vào q trình nắm bắt và XLTT của chính bản thân đội ngũ này. Người cán bộ tuyên giáo phải có khả năng thu thập thơng tin một cách nhanh nhạy, kịp thời, chính xác những vấn đề nảy sinh có liên quan đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương. Thực chất đây là quá trình vận dụng quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”. Thực tiễn luôn luôn vận động, phát triển và nảy sinh nhiều vấn đề, do vậy người lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng không ngừng nắm bắt, thu thập thông tin và XLTT phải dựa trên kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc, hiểu thấu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, hịa mình vào phong trào quần chúng. Thơng tin DLXH nằm trong thực tiễn cuộc sống, vì vậy người cán bộ tun giáo phải có q trình chuẩn bị cơng phu, nghiêm

túc thu thập thơng tin từ chính cuộc sống hằng ngày để từ đó đưa ra được phương án giải quyết tối ưu nhất.

Có thể nói, việc nắm bắt thơng tin DLXH và XLTT DLXH là bước quan trọng đầu tiên đối với hoạt động của cán bộ tuyên giáo. Nếu khơng nắm được tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh….ở cơ sở một cách thường xuyên thì người cán bộ tun giáo khơng thể hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Thơng tin DLXH được CBTG cấp cơ sở xử lý đầy đủ, chính xác là cơ sở để các cấp uỷ đảng, chính quyền, xây dựng nghị quyết, quyết định quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn ở cơ sở.

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, DLXH là vừa là đối tượng vừa là phương tiện của quá trình quản lý xã hội. DLXH là một hiện tượng tinh thần của xã hội nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của xã hội ấy. Bắt đầu bằng những vấn đề của thực tiễn, có liên quan đến những lợi ích, nhu cầu của các cá nhân trong cộng đồng, DLXH phản ánh thái độ, nhu cầu, mong muốn của cộng đồng. Cán bộ tuyên giáo phải là người nắm rõ nhất những nhu cầu, mong muốn, thái độ, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng đó.

Trong q trình quản lý xã hội, nhiều khi những chính sách, biện pháp của chính quyền khơng phản ánh, đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Thì DLXH lúc đó trở thành một cơng cụ để người dân có thể đưa tiếng nói của mình tới chính quyền. Thơng tin DLXH lúc đó phải được xem là một thực tiễn phản ánh quá trình quản lý xã hội của chính quyền. Lúc này, người CBTG, với kỹ năng XLTT và vai trị trách nhiệm của mình trở thành cầu nối quan trọng để chuyển tiếp thông tin 2 chiều từ cấp chính quyền đến với cộng đồng và ngược lại.

Q trình quản lý xã hội khơng phải là q trình một chiều, ở đó, các chính sách được đưa xuống và người dân thực thi một cách thụ động. Bản

thân quá trình quản lý xã hội vốn đã mang tính hai chiều: thể hiện những chính sách, biện pháp của chính quyền để đáp ứng những đòi hỏi của người dân, của sự tồn tại xã hội. Song, quá trình này khơng phải bao giờ cũng hồn hảo, sự khơng hồn hảo này có thể bắt nguồn từ những lý do chủ quan hoặc khách quan, từ người làm chính sách tới những người thực thi, nhưng thông tin DLXH là nguồn phản hồi những kết quả của các tác động của những chính sách hay biện pháp mà nhà quản lý hoặc chính quyền đưa ra.

- Sử dụng kết quả phân tích dư luận xã hội: Trên thực tế, nhiều thông tin

về dư luận xã hội ở cơ sở do cộng tác viên cung cấp đã giúp Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ nhanh nhạy nắm bắt tình hình tư tưởng, tham mưu giúp lãnh đạo xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề cịn sơ xuất, sai sót trong quản lý, điều hành của chính quyền cấp dưới; cũng như xử lý kịp thời những phần tử quá khích gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Như trong giải quyết những mâu thuẫn, dẫn đến khiếu kiện căng thẳng trên diện rộng, thậm chí manh động chống người thi hành công vụ kéo dài, thông tin về dư luận xã hội từ cơ sở là một “kênh” đáng tin cậy và kịp thời góp phần giúp lãnh đạo giải quyết kịp thời công tác tư tưởng nảy sinh trong cộng đồng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hay việc xuất hiện một “đạo lạ” trong tỉnh, thông tin về dư luận xã hội đóng vai trị như một “tín hiệu sớm” giúp Ban Tun giáo Tỉnh uỷ tham mưu kịp thời, đúng hướng để lãnh đạo đưa ra những quyết định đúng đắn, khắc phục nhanh chóng, hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng…

Ví dụ: Cơng dân ở huyện Đại Từ và thành phố Thái Nguyên có đường điện cao thế 220kv Thái Nguyên - Tuyên Quang chạy qua khiếu nại về việc bị nhiễm điện nhưng không được di dời. Bộ Công nghiệp và nay là Bộ Cơng thương đã 2 lần cử đồn kiểm tra xuống đo và có kết luận: các chỉ số đều thấp hơn quy định và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đoàn đại biểu

Quốc hội đơn vị tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã đến tận nơi kiểm tra và thấy rõ: có nhiễm điện, đường điện có tiếng réo khơng an tồn. Nguyện vọng của các hộ dân vẫn lo lắng và đề nghị hỗ trợ di dời ra khỏi hành lang an toàn lưới điện. UBND tỉnh đã có văn bản số 1116/UBND-GPMB, ngày 24/8/2007 gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 106/2005/NĐ-CP, ngày 17/8/2005 của Chính phủ để phù hợp với thực trạng của hành lang đường điện; bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp và khơng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Nhưng điều làm những cán bộ nghiên cứu, nắm bắt dư luận trong tỉnh yên tâm và vững vàng trong công việc là ln được các đồng chí lãnh đạo đánh giá đúng mức và cho rằng công tác nắm bắt, nghiên cứu phản ánh dư luận xã hội đã góp phần tích cực giúp cấp uỷ về công tác tư tưởng, nhất là kịp thời giải quyết những vấn đề tư tưởng nảy sinh ở địa phương, đơn vị, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo sự đồn kết, thống nhất để phát triển.

2.2.1.2. Dư luận xã hội góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tuyên truyền - Nắm bắt DLXH, thời gian vừa qua cơng tác tư tưởng gặp nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến cơng tác nắm bắt DLXH. Tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên; tình trạng đình cơng của cơng nhân, khiếu kiện tập thể đơng người diễn ra ở nhiều nơi và có xu hướng khơng giảm; tình trạng tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa được ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả; các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước bằng nhiều cách thức khác nhau can thiệp vào nội tình đất nước; các quan điểm sai trái, thù nghịch xuất hiện nhiều trên Internet; xu hướng xa rời lý tưởng và giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ngày càng thể hiện rõ, nhất là trong thanh, thiếu niên. v.v…Những khó khăn, thách thức trên khơng phải là nhỏ và có tác động ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển chung của tỉnh. Song điều đáng

Một phần của tài liệu Ths-CTH-Dư luận xã hội với việc nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Thái Nguyên hiện nay (Trang 44 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w