luận xã hội trong tình hình mới
3.3.1. Củng cố hệ thống tổ chức cơ quan tham mưu của Ban Tuyêngiáo về công tác dư luận xã hội giáo về công tác dư luận xã hội
Kiện tồn tổ chức, phân cơng cán bộ chuyên trách làm công tác DLXH trong hệ thống Ban tuyên giáo các cấp.
Chọ lựa cán bộ có đủ trình độ, năng lực làm cơng tác DLXH để bố trí vào chức danh cán bộ chuyên trách về DLXH
Xây dựng quy chế, chức năng, nhiệm vụ hoạt động, mối quan hệ công tác của bộ phận DLXH với các bộ phận khác trong ban tuyên giáo
3.3.2. Nâng cao năng lực tham mưu của Ban tuyên giáo về vai trò củadư luận xã hội trong tình hình mới dư luận xã hội trong tình hình mới
Để nâng cao năng lực tham mưu cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ huyện cịn phải có chiến lược đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ và sự hiểu biết nói chung cho đội ngũ cán bộ. Trình độ học vấn, chun mơn nghiệp vụ là nền tảng, là cơ sở để cán bộ tuyên giáo tiếp nhận các tri thức khoa học – chính trị. Trình độ học vấn càng cao khả năng tiếp nhận tri thức càng nhanh, chính xác; ngược lại, trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết hạn hẹp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức và nâng cao năng lực nắm bắt thơng tin DLXH. Có năng lực nắm bắt DLXH sẽ tạo cho cán bộ
có phương pháp tư duy biện chứng, tạo cơ sở định hướng hoạt động trí tuệ, thực hiện tốt các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa… tiếp cận tri thức ở trình độ cao.
Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác tư tưởng và xuất phát từ thực trạng hiện nay cho thấy: trình độ học vấn và trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên vẫn còn những bất cập và hạn chế. Đa phần đội ngũ này được trưởng thành từ thực tiễn, lại sống ở địa bàn nơng thơn, trình độ chun mơn chắp vá, yếu và thiếu về kiến thức khoa học tự nhiên – xã hội. Theo số liệu khảo sát đội ngũ BCV của tuyên giáo cấp tỉnh chỉ có 7% được đào tạo chuyên ngành Xã hội học và 89% được đào tạo từ nhóm chuyên ngành khoa học Xã hội & Nhân văn, 6% được đào tạo từ chuyên ngành khoa hoc tự nhiên và kỹ thuật, và chỉ có 3% cán bộ tuyên giáo được đào tạo từ chuyên
ngành công tác tư tưởng (Tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền). Điều này
phần nào phản ánh trình độ chun mơn cịn khá thấp của đội ngũ cán bộ tuyên giáo của tỉnh. Vì vậy, để nhận thức sâu sắc, thấu đáo bản chất khoa học và cách mạng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước địi hỏi người cán bộ tun giáo phải có một trình độ, kiến thức hiểu biết tổng hợp, sâu và rộng ở các chuyên ngành kinh tế, xã hội, kiến thức khoa học tự nhiên và kỹ thuật; khoa học xã hội và nhân văn; các vấn đề về con người và mơi trường… thì mới mong giải quyết tốt mối quan hệ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và công tác kinh tế.
Nâng cao trình độ học vấn, trình độ LLCT, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo là một nhiệm vụ chính trị vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài của cả hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở. Để có đội ngũ cán bộ tuyên giáo vững vàng về chính trị - tư tưởng, có đạo đức, lối sống tốt, có niềm tin tuyệt đối vào Đảng, có năng lực nắm bắt
DLXH, tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng, địi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, đồn thể chính trị xã hội phải quan tâm nhiều hơn nữa bằng sự chỉ đạo, bằng chế độ chính sách. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác DLXH, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình tự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, chun mơn nghiệp vụ và sự hiểu biết nói chung để nâng cao năng lực xử lý thông tin DLXH cũng như năng lực nắm bắt DLXH của mình.
Nâng cao năng lực tham mưu cho Ban Tuyên giáo về vai trị của cơng tác DLXH cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo của Đảng nói chung, đội ngũ cán bộ tuyên giáo cấp huyện tỉnh Thái Nguyên nói riêng về lâu dài phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và cán bộ. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc, Thái Nguyên hiện là một tỉnh có vị trí quan trọng trong q trình phát triển của đất nước, có những tiềm năng to lớn về điều kiện tự nhiên và xã hội, mức tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 11,11%/năm, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 17,4 triệu đồng.
Phát triển kinh tế - xã hội không chỉ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực trí tuệ – nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo định hướng XHCN. Thực hiện chiến lược giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, và bồi dưỡng nhân tài, có sự đầu tư thỏa đáng của toàn xã hội sẽ tạo ra sự chuyển biến nhanh, hình thành đội ngũ trí thức khoa học, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, lực lượng lao động có tay nghề cao. Thực hiện được chiến lược ấy là góp phần trực tiếp vào việc nâng cao trình độ cho xã hội, trong đó có đội ngũ làm cơng tác tư tưởng của Đảng, góp phần tạo ra lực lượng kế thừa có năng lực, trình độ làm cơng tác tuyên giáo ở địa phương và cơ sở.
Phát triển kinh tế - xã hội còn là điều kiện để các địa phương có nguồn ngân sách tái đầu tư cho cơng tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có chính sách đãi ngộ cho cán bộ tun giáo cũng như chính sách thu hút nguồn lực hoạt động trên lĩnh vực này. Người cán bộ tuyên giáo có cơ hội nâng cao trình độ của mình qua các nội dung, chương trình đào tạo văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao và chuyên sâu. Đồng thời, xã hội sẽ có điều kiện đầu tư phát triển các thiết chế phục vụ cho trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động và cổ vũ quần chúng (cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của người cán bộ tuyên giáo; tổ chức, nhân sự …). Có như vậy hoạt động của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên mới đảm bảo mơi trường ổn định, diễn ra có chất lượng, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại sẽ kích thích hoạt động trí tuệ, giúp người cán bộ tuyên giáo khẳng định trình độ và sức sáng tạo, thể hiện năng lực, tài năng của mình, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp nắm bắt DLXH.
Phát triển kinh tế - xã hội còn tạo ra nền tảng vật chất để phát triển thể lực, trí tuệ của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bởi lẽ, để có một phẩm chất cá nhân một mặt do yếu tố bẩm sinh di truyền và tư chất, mặt khác phụ thuộc vào những điều kiện xã hội. Khi có mơi trường xã hội tốt, tính ưu việt cao trong việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực của xã hội, tạo điều kiện để phát triển sức khỏe, thể chất, các phẩm chất sinh lý cá nhân, là một trong những tiền đề sinh học rất quan trọng, là cơ sở vật chất, là nền tảng tự nhiên giúp trí tuệ con người phát triển một cách bền vững.
Trong những năm gần đây hoạt động của đội ngũ cán bộ tun giáo gặp khơng ít những khó khăn địi hỏi phải giải quyết thấu đáo cả bằng lý luận và
thực tiễn: hệ thống XHCN sụp đổ, phong trào cộng sản và cơng nhân quốc tế thối trào, vậy lý tưởng về một chế độ mà chúng ta đang xây dựng sẽ đi về đâu? Trình độ phát triển các quốc gia XHCN tụt hậu nhiều so các nước phương Tây tư bản chủ nghĩa (TBCN); tính vượt trội năng suất lao động của các quốc gia XHCN so với TBCN ở chỗ nào? Trong nước, trong tỉnh tệ tham nhũng, quan liêu vẫn còn diễn biến phức tạp; trí tuệ và nguồn lực chưa được quan tâm đúng mức, trình độ lực lượng sản xuất thấp, lại không đều, tệ nạn xã hội, nạn thất nghiệp, đói nghèo, ơ nhiễm mơi trường ln gia tăng, phân hóa giàu – nghèo trong xã hội ngày càng lớn, biểu hiện rõ nhất là giữa thành phố và nông thôn; giữa cán bộ và nông dân… Tất cả những hiện tượng ấy gây ảnh hưởng hết sức tiêu cực đến đời sống tâm lý, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung, đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở Thái Nguyên nói riêng.
Như vậy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và cán bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực nắm bắt DLXH của đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thái Nguyên.