) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện
14. Các gi ả i pháp c ủa Nhà nước và nghèo đô thị
Tỷ lệ nghèo ở Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh không cao có thể nói là thấp so cảnước nếu tính theo chuản nghèo quốc gia, tuy nhiên do đặc điểm đô thị, tuy mức nghèo về thu nhập thấp hơn nhưng xét những khía cạnh klhác như tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, khó khăn do rủi ro hay cú sốc kinh tế, điều kiện sống còn nhiều vấn đề cần phải có chính sách, đầu tư và giài quyết.
Việc áp dụng tính toán Chỉ số MPI dựa trên kết quảĐiều tra Nghèo đô thị với 8 chiều đói nghèo là: thu nhập, giáo dục, y tế, tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, chất lượng và diện tích nhà ở, dịch vụ nhà ở, tham gia các hoạt động xã hội, an toàn xã hội đã cho thấy ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất ở hai thành phố là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, thoát nước và rác thải), và tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp.
Đối với dân di cư, an sinh xã h ội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa chiều, tiếp đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Chiều tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội cũng là chiều thiếu hụt đáng lưu ý đối với người di cư. Vấn đề thiếu hụt về y tế cũng cần chú trọng.
Với tỷ lệ dân di cư cao ở hai thành phố, Hà Nội: 11,4% và thành phố Hồ Chí Minh: 20,6% đối với dân di cư cần phải có giải pháp hỗ trợ nhất định mới có thể nâng mức sống và giảm nghèo cho toàn bộcư dân đang sinh sống trên địa bàn.
Chương trình xóa đói gi ảm nghèo của hai thành phố đã có những giải pháp giúp đở hộ nghèo như:
143
- Các giải pháp hỗ trợ về kinh tế góp phần nâng thu nhập cho hộ nghèo như hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi và tín dụng nhỏ; hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư; hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc làm.
- Các chính sách ưu đãi xã hội giúp cho hộnghèo như hỗ trợ về y tế, cấp thẻ bảo hiểm y tếcho người nghèo; hỗ trợ giáo dục, miễn và giảm học phí ởcác cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; hỗ trợ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở (thành phố Hà Nội), xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở (thành phố Hồ Chí Minh); hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo,…
Trên cơ sở những phát hiện từ kết quả khảo sát nghèo đô thị ở hai thành phố, khuyến nghị một số giải pháp như sau:
(i) Nhà nước cung cấp giáo dục, miễn giảm học phí
Dân nghèo đi liền với trình đ ộ học vấn, trình đ ộ chuyên môn thấp nên chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo, những người mà điều kiện để tiếp cận với giáo dục còn khó khăn là quan trọng và cần thiết để tạo cơ hội vững chắc cho việc thoát nghèo của họ.
Kết quả khảo sát nghèo đô thị cho thấy tuy chính quyền hai thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo điều kiện cho trẻđến trường, hạn chế tỷ lệ trẻ em bỏ học nhưng vẫn có 2,3% trẻtrong độ tuổi 10-14 hiện đã thôi học và đi làm kiếm sống. Đối với nhóm hộ nghèp nhất, cứ100 em trong độ tuổi 10-14 có 6 em đã thôi học và đi làm kiếm sống, còn trẻ em di cư thì có 15/100 em trong độ tuổi 10-14 phải nghĩ học và đi làm kiếm sống.
Cần có chính sách hỗ trợ giáo dục cho tất cả hộ nghèo hiện đang sinh sống ở thành phố không phân biệt dân thường trú hay dân di cư. Tạo điều kiện cho con em các hộdân di cư có cơ hội vào học trường công lập các cấp phổ thông như con em hộ thường trú. Như được tham gia xét tuyển hay thi tuyển vào các trường trung học cơ sở hay trung học phổ thông công lập của thành phố.
Chính sách miễn giảm học phí mới áp dụng đối với người nghèo trong danh sách của hai thành phố, vẫn còn tỷ lệ dân nghèo di cư chưa nhận được sự hỗ trợnày, đặc biệt khi con em dân di cư khó vào học ởcác trường công lập. Tỷ lệ con em dân di cư học ở các trường tư thục, dân lập cao: 36% học trường tư thục, dân lập. Điều này cho thấy thiếu hộ khẩu có thể là một rào cản khi muốn được tiếp nhận theo học ởtrường công. Chi phí cho giáo dục là gánh nặng cho các hộ nghèo nói chung, đặc biệt là dân di cư vì ngoài học phí họ còn phải chi phí cho các đóng góp và chi phí học tập khác của con em.
Có chính sách tạo điều kiện cho con em hộ nghèo sau khi tốt nghiệp các cấp học phổ thông đều được đào tạo chuyên môn, có bằng cấp nghề nghiệp nhất định để đảm bảo cuộc sống vững vàng sau này. Cần tính đến tính hiệu quả, thiết thực của các chương trình hỗ trợđào tạo nghề. Có chính sách hỗ trợ học nghề theo các ngành nghề phù hợp nguyện vọng của cá nhân đồng thời phù hợp với nhu cầu lao động nhằm giúp người học dễ dàng tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
144
Kết quả khảo sát nghèo đô thị cũng cho thấy có 41,5% người nghèo, 45,4% người dân di cư khi ốm đau không đi khám chữa bệnh chủ yếu là do thiếu tiền, do không có thẻ BHYT, do không có thời gian,…
Tỷ lệ khám bệnh ở trạm y tếphường/xã (10,2%), bệnh viện quận/huyện (33,5%) thấp hơn tỷ lệ khám bệnh ở các bệnh viện thành phố(43,7%). Theo điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình VLSS 2008, kết quả có 42% trạm y tế thiếu trang thiết bị, 70% số cán bộ có trình độ trung cấp. Hầu hết bệnh viện quận/huyện ở thành phố Hồ Chí Minh vừa mới được thành lập trên cơ sở các phòng khám đa khoa c ủa quận/ huyện trước đây. Do đó, công tác y tếở các trạm y tế xã/ phường cũng như bệnh viện quận/huyện cần được quan tâm đầu tư trang thiết bị, cán bộ y tế và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để phục vụcho người dân. Vẫn còn 37,7% người dân chưa có thẻ bảo hiểm y tế, Tỷ lệ này ở Hà Nội là 28,2%, Tp. Hồ Chí minh là 42,9%. Nhóm hộ nghèo, cận nghèo có số người tham gia bảo hiểm y tế thấp hơn nhóm hộ giàu. Tỷ lệ dân di cư không có thẻ bảo hiểm y tế cao (56,7%). Lý do chính là thiếu tiền và không biết mua bảo hiểm y tếởđâu. Có sự khác biệt khá lớn về chi tiêu y tế giữa người dân thường trú với người dân di cư, giữa người giàu và người nghèo và chi phí y tế là gánh nặng đối với dân nghèo.
Để giải quyết vấn đề trên cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợnhư mở rộng diện bao phủ thẻ Bảo hiểm y tế đểngười dân nghèo, dân di cư dễ tiếp cận với dịch vụ y tế.
Làm tốt công tác tuyên truyền về ích lợi của thẻBHYT để người dân có hiểu biết đầy đủ về thẻ bảo hiểm y tế.
(iii) Nhà nước tăng cưòng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lợi đối với người
lao động
Tình trạng làm việc không có hợp đồng lao động chỉ thỏa thuận miệng ở người lao động thuộc nhóm hộ nghèo (73,3%), nhóm dân di cư (60,3%) là phổ biến, điều này đã không đảm bảo được quyền lợi người lao động. Người lao động chịu thiệt thòi do không đư ợc hưởng các chếđộ mà một người lao động có hợp đồng lao động không xác định hoặc xác định thời gian được hưởng.
Lao động làm việc không có hợp đồng lao động, người nghèo gặp nhiều rủi ro và không ổn định trong công việc. Cần tăng cường giám sát, kiểm tra các cơ sở, đơn vị có sử dụng lao động trong việc thực hiện Luật Lao động về ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động. Có biện pháp chếtài đối với các đơn vị không thực hiện đúng và đầy đủ chế độ với người lao động. Tuyên truyền cho người lao động hiểu được quyền lợi của người lao động để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình.
(iv) Nhà nước cung cấp các dịch vụ nhà ở cho hộgia đình
Dịch vụ nhà ở bao gồm dịch vụ điện, nước, thoát nước và rác thải một trong ba lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất ở hai thành phố. Người nghèo, người di cư phải trả tiền điện cao hơn, tiền nước cao hơn do không được kết nối trực tiếp với điện lưới quốc gia mà phải câu nhờ điện của hộ khác hoặc do không có hộ khẩu nên phải trả tiền nước cao hơn người có hộ khẩu, được cấp định mức nước sử dụng hàng tháng.
145
Người nghèo, người di cư sinh sống ở các khu vực hệ thống cấp nước chưa đến, sử dụng nước giếng khoan là chủ yếu và có rất ít hộ có hệ thống lọc nước giếng này.
Nhà nước nên có biện pháp cải thiện tình trạng sử dụng điện, nước của dân nghèo và dân di cư: mở rộng hệ thống cấp nước; tạo điều kiện cho người nghèo, người dân di cưđược hưởng chế độ giá điện, nước như chế độ giá đối với hộ dân có hộ khẩu. Giảm bớt gánh