Ti ếp cận giáo dục

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)

L ập bảng kê cá nhân

4.Ti ếp cận giáo dục

Phần này của báo cáo sẽ trình bày kết quả điều tra UPS-2009 liên quan đến trình độ giáo dục, tiếp cận các dịch vụ giáo dục, miễn giảm học phí, lý do không đi học, chi phí giáo dục và một số các thông tin khác có lien quan. Các kết quả được phân tổ theo các nhóm dân cư khác nhau đặc biệt là nhóm dân di cư và thường trú nhằm nêu bật sự khác biệt trong các nhóm này.

4.1. Tình trạng biết chữ của người dân

Theo kết quả khảo sát nghèo đô thị, dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ đạt 96,6% trong đó nam 97,8%, nữ 95,5%8

8

Khái niệm biết chữ đó là một người biết đọc, biết viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc

ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài

. Hà Nội có t ỷ lệ dân số biết chữ của cao hơn TP Hồ Chí Minh (98% so với 95,8%). Tỷ lệ nam biết chữcao hơn nữ một chút (96,9% so với 94,8%). Đáng

50

chú ý, ngay trong số trẻ em từ 10- 14 tuổi là các em trong độ tuổi học trung học cơ sở, tỷ lệ biết chữ chỉ đạt 97,3% trong đó tỷ lệ biết chữ của nam cao hơn nữ (97,8% so với 96,8%).

Tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ không có sự khác biệt mấy theo tình trạng đăng ký hộ khẩu. Kết quả khảo sát cho thấy dân thường trú đạt 96,6% so với 96,5% của dân di cư. Người di cư vào Hà Nội có tỷ lệ biết chữ cao hơn TP Hồ Chí Minh (98,9% so với 95,8%).

4.2. Bằng cấp giáo dục cao nhất của dân số từ 15 tuổi trở lên

Thông tin về bằng cấp giáo dục cao nhất của người dân chia theo thành phố và tình trạng hộ khẩu trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Dân số chia theo trình độvăn hóa, thành phố và trình trạng đăng ký hộ khẩu

Đvt: % TP. Hà Nội Chí Minh TP. Hồ Dân thường trú Dân di cư Không bằng cấp 4,4 12,1 9,3 9,7 Tiểu học 7,5 21,5 15,3 22,8 Trung học cơ sở 27,7 28,1 26,9 32,6 Trung học phổ thông 36,3 25,0 29,7 25,6 Cao đẳng 2,5 2,1 2,1 2,8 Đại học 19,3 10,9 15,5 6,2 Thạc sĩ 1,6 0,2 0,8 0,2 Tiến sĩ 0,7 0,1 0,4 -

Tính chung số người không có bằng cấp là 9,4%, tốt nghiệp tiểu học 16,7%, tốt nghiệp trung học cơ sở 28%, tốt nghiệp trung học phổ thông 28,9%, cao đẳng 2,2% từ đại học trở lên 13,7%.

Số liệu trên cho thấy có sự khác biệt giữa hai thành phố về bằng cấp cao nhất của người dân đạt được. Nhìn chung dân cư Hà Nội có bằng cấp cao hơn TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ người không có bằng cấp hoặc có bằng cấp thấp (tiểu học, trung học cơ sở) của Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh; tuy nhiên Hà Nội lại có tỷ lệ cao hơn về dân cư đạt các bằng cấp cao.

Bằng cấp cao nhất đạt được cũng có sự khác biệt về giới tính với tỷ lệ nam giới không có bằng cấp thấp hơn nữ giới (6,9% so với 12,3%). Tuy nhiên nam giới lại có tỷ lệ có bằng cấp trung học phổ thôngvà đại học trở lêncao hơn nữ giới (lần lượt là 30,6% so với 27,5% và 15,9% so với 11,9%);

Đồng thời, có sự khác biệt rõ rệt về trình độ học vấn giữa dân thường trú với dân di cư. Nhìn chung dân thường trú có trình độ học vấn cao hơn.

51

Bằng cấp cao nhất của những người trong độ tuổi lao động (bao gồm nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ 15 tuổi đến 55 tuổi theo Luật lao động của nước ta) như sau: tỷ lệ người lao động không có bằng cấp chiếm gần 10% trong tổng số người lao động; lực lượng lao động trẻ khoẻ từ 20- 39 tuổi có trình độ học vấn cao hơn người lớn tuổi.Ví dụ: nhóm từ 25-29 tuổi có trình độ dưới phổ thông trung học là 35%; nhóm trên 40 tuổi trở lên con số này là 60%. Trình độ học vấn thấp của người lao động ở trình độ tiểu học, trung học cơ sở vẫn có thể trở thành người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng hầu hểt làm công việc lao động chân tay, khó có cơ hội kiếm nhiều tiền và có thu nhập cao.

Kết quả điều tra UPS-09 cũng cho thấy mối tương quan thuận giữa trình độ học vấn với mức sống của hộ gia đình.

Bảng 4.2. Dân số chia theo trình độvăn hóa và 5 nhóm thu nhập chung

Đvt: % Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Không bằng cấp 18,5 12,4 8,9 5,1 2,7 Tiểu học 22,6 22,7 16,5 14,6 7,6 Trung học cơ sở 34,9 31 30,4 27,9 16,2 Trung học phổ thông 21,7 28,4 32,1 32 29,8 Cao đẳng 0,7 1,4 3,2 1,7 4,1 Đại học 1,4 4,2 8,9 17,3 36,5 Thạc sĩ 0,13 0,1 0,3 0,6 2,3 Tiến sĩ - - 0,1 0,6 0,8

Tỷ lệ người có bằng cấp thấp giảm đi khi thu nhập tăng lên và, ngược lại, tỷ lệ người có bằng cấp cao hơn (từ trung học phổ thông trở lên) tăng lên khi thu nhập tăng.

4.3.Trình độ chuyên môn của dân số từ 15 tuổi trở lên

Có 69,7% dân số từ 15 tuổi trở lên chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn. Số người có trình độ chuyên môn bao gồm: Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 5,3%, công nhân kỹ thuật dài hạn 1,4%, trung cấp nghề 2,4%, trung học chuyên nghiệp 4% và cao đẳng nghề 0,5%, cao đẳng 2%, và người có trình độ từ đại học trở lên 14,7% .

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa qua các trường lớp đào tạo chuyên môn của Hà Nội 57,5%, TP Hồ Chí Minh 76,1% cao hơn Hà Nội. Trình độ chuyên môn của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh. Cụ thể ở Hà Nội, số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật 18,6%, có trình độ cao đẳng 2,3%, có trình độ từ đại học trở lên 21,6%. Con số này của TP Hồ Chí Minh tương ứng là: 10,3%; 1,9% và 11,1%.

Trình độ chuyên môn với giới tính cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ người không có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn của nữ giới nhiều hơn nam giới (74,8% so với 63,8%); tỷ lệ nam giới có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nữ giới (36,2% so với 25,2%), tỷ lệ nam giới có trình độ cao đẳng, đại học trở lên cũng cao hơn nữ giới (19,5% so với 15,3%).

52

Trình độ chuyên môn theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động cho thấy tỷ lệ người chưa qua đào tạo chuyên môn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Con số này cao nhất ở nhóm 15-19 tuổi là 97,5% vì nhóm này đang trong độ tu ổi đi học, nhóm 24-24 tuổi 71,2%, nhóm 40-44 tuổi 73,9%, nhóm 60 tuổi trở lên 80,6%. Số lao động trong tuổi qua đào tạo có bằng cấp chuyên môn, kỹ thuật chiếm 30,3% tổng số lao động trong tuổi. Tỷ lệ này còn thấp so với mức bình quân chung cả nước là 38% năm 2009 nên chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của hai thành phố lớn nhất nước.

Trình độ chuyên môn với tình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập có sự khác biệt như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.3. Dân số chia theo trình đ ộ chuyên môn, thành phố, trình trạng đăng ký hộ khẩu và nhóm thu nhập Đvt: % TP Hà Nội TP Hồ Chí Minh Dân thường trú Dân di cư Nhóm 1 (nghèo) Nhóm 5 (giàu) Chưa qua đào t ạo chuyên môn 57,5 76,1 67,9 77,5 89,7 41,3 Công nhân kỹ thuật ngắn hạn 6,5 4,7 5,2 5,7 3,4 5,0 Công nhân kỹ thuật dài hạn 2,2 0,9 1,4 1,2 1,1 0,9

Trung cấp nghề 3,5 1,8 2,6 1,4 1,2 3,1

Trung học chuyên nghiệp 5,9 3,0 3,9 4,6 2,0 5,4

Cao đẳng nghề 0,6 0,4 0,5 0,6 0,4 1,2

Cao đẳng 2,3 1,9 1,9 2,6 0,6 3,5

Đại học 19,3 10.9 15,5 6,2 1,4 36,5

Thạc sĩ 1,6 0,2 0,8 0,2 0,1 2,3

Tiến sĩ 0,7 0,1 0,4 - - 0,8

Số liệu trên cho thấy tỷ lệ người chưa qua đào tạo chuyên môn của dân thường trú thấp hơn so với dân di cư. Tỷ lệ người có trình độ chuyên môn từ công nhân kỹ thuật ngắn hạn, công nhân kỹ thuật dài hạn, trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề của dân thường trú và dân di cư có tỷ lệ bằng nhau là 13,5%. Nhưng có sự khác biệt đáng kể giữa dân thường trú với dân di cư về trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Tỷ lệ người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học và trên đại học của dân thường trú đạt 18,6%, còn dân di cư chỉ đạt 9% thấp hơn dân thường trú gần 10% .

Kết quả khảo sát cũng cho thấy trình độ chuyên môn có mối quan hệ với nhóm thu nhập, trình độ chuyên môn của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ giàu. Tỷ lệ người có bằng chuyên môn kỹ thuật (kể từ công nhân kỹ thuật ngắn hạn đến cao đẳng nghề) của nhóm hộ giàu cao hơn nhóm hộ nghèo (15,7% so với 8,1%). Đáng chú ý tỷ lệ người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học của nhóm hộ giàu đạt 39,6%, nhóm hộ nghèo chỉ đạt 1,3%, thấp hơn nhóm hộ giàu 38,3%; tỷ lệ người chưa qua đào tạo chuyên môn của nhóm hộ giàu là

53

41,3%, nhóm hộ nghèo 89,7% cao hơn nhóm hộ giàu 48, 4%. Như vậy người nghèo ít cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao.

4.4. Đi học đúng tuổi của dân số 18 tuổi trở xuống

Tỷ lệ đi học đúng tuổi là tỷ trọng trẻ em trong độ tuổi một cấp học đang đi học đúng cấp đó9

Chi phí học tập có sự khác biệt nhiều giữa dân thường trú với dân di cư và giữa nhóm hộ nghèo với nhóm hộ giàu. Chi phí học tập bình quân 1 người trong 12 tháng qua của dân thường trú 1,799 triệu đồng, của dân di cư 0,516 triệu đồng. Như vậy chi phí học tập của dân thường trú gấp 3,5 lần so với dân di cư.Chi phí học tập bình quân 1 người trong 12 tháng qua của nhóm hộ nghèo (nhóm 1) là 0,466 triệu đồng, nhóm cận nghèo (nhóm 2) là

.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi chung của dân số từ 18 tuổi trở xuống là 96,6% trong đó TP Hà Nội đạt 99,1%, TP Hồ Chí Minh đạt 95,2%. Như vậy mức độ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi của TP Hồ Chí Minh thấp hơn TP Hà Nội.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi của nam giới thấp hơn nữ giới (94,7% so với 98,7% )

Tỷ lệ đi học đúng tuổi của cấp mẫu giáo đạt 99,8%; cấp tiểu học đạt 99,2%, cấp trung học cơ sở đạt 92,9% và cấp trung học phổ thông đạt 90,9%. Nói chung tỷ lệ đi học đúng tuổi ở các cấp học của hai đô thị lớn đạt khá cao.

Tỷ lệ đi học đúng tuổi có sự khác biệt giữa người dân thường trú với dân di cư. Tỷ lệ đi học đúng tuổi của dân thường trú đạt 97%, của dân di cư đạt 92,3%. Tỷ lệ đi học đúng tuổi của nhóm hộ nghèo đạt 98%, nhóm cận nghèo đạt 93,8%, nhóm trung bình đạt 96,7% nhóm khá đạt 96,2% và nhóm giàu đạt 98%. Như vậy sự khác biệt giữa các nhóm không nhiều, đáng chú ý giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo không có sự cách biệt. Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo thu hẹp do người nghèo đã nhận thấy tác dụng của giáo dục với việc làm và thu nhập nên họ quan tâm và tạo điều kiện cho con em đến trường.

4.5. Chi phí giáo dục đào tạo

Chi phí giáo dục và đào tạo bao gồm các khoản chi học phí, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất và các khoản đóng góp khác. Theo kết quả khảo sát, chi phí học tập bình quân 1 người trong 12 tháng qua là 1,413 triệu đồng, trong đó TP Hà Nội là 1,462 triệu đồng và TP Hồ Chí Minh là 1,388 triệu đồng.

Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì chi phí cho học tập của hộ cao. Mức chi cho học tập bình quân 1 người trong 12 tháng của chủ hộ có trình độ: tiến sĩ là 6,628 triệu đồng, thạc sỹ là 3,332 triệu đồng, đại học là 3,282 triệu đồng, cao đẳng là 1,041 triệu đồng, phổ thông trung học là 1,231 triệu đồng, trung học cơ sở là 1,244 triệu đồng, tiểu học là 0,984 triệu đồng, không bằng cấp là 0,394 triệu đồng.

9Theo quy định của Luật giáo dục trẻ em học đúng tuổi mẫu giáo từ 3-5 tuổi, độ tuổi cấp tiểu học từ 6-10 tuổi, độ tuổi cấp trung học cơ sở từ 11-14 tuổi, độ tuổi cấp trung học phổ thông 15-17 tuổi.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 53)