Lệ hộ chia theo D BQ nhân khẩu và

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 141 - 142)

) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện

T lệ hộ chia theo D BQ nhân khẩu và

người ở chung (%) 100,0 100,0 100,0 Dưới 4 m2 11,9 4,4 31,7 4 - 6 m2 17,2 12,4 30,0 7 - 9 m2 13,0 12,1 15,2 10 - 12 m2 12,8 14,3 8,8 13 - 15 m2 10,6 12,7 5,0 16 m2 trở lên 34,6 44,1 9,4 Loại nhà ở (%) 100,0 100,0 100,0 Trong đó: Nhà độc lập cho một hộ gia đình 61,6 75,8 23,8 Chung phòng /Chung nhà tập thể /Nhà trọ 15,7 2,8 50,0 Lều /Lán tạm 0,8 0,0 3,0 Nước

Nguồn nước ăn uống chính của dân thường trú là nước máy riêng (65,3%) và giếng khoan sâu và có bơm nước (24,9%), trong khi đó điều kiện nước ăn uống ở những ở những khu vực dân di cư sinh sống khó khăn hơn như chưa có nước máy riêng hoặc thiếu nguồn nước ngọt, nước hợp vệ sinh nên phải mua nước từ xitec hoặc nước đóng bình/đóng chai để ăn uống. Tỷ lệ dân di cư dùng nước máy riêng là 39,6%, giếng khoan sâu và có bơm nước: 28,9% và dùng nước mua xi téc hay nước đóng bình/chai: 30,9%.

Điện

Cũng như dân thường trú, hầu hết dân di cư đã sử dụng điện thắp sáng từ nguồn điện lưới quốc gia, tuy nhiên chỉ có 51% hộ dân di cư sử dụng đồng hồ điện kết nối trực tiếp với điện lưới quốc gia; 17,6% hộ kết nối trực tiếp nhưng dùng chung đồng hồ với hộ khác và 31,5% hộ không kết nối trực tiếp, dùng điện thông qua hộ khác những hộ này thường phải trả tiền điện với giá cao hơn so với hộ có kết nối trực tiếp. Tỷ lệ hộ thường trú có đồng hồ điện kết nối trực tiếp với điện lưới quốc gia 92,5%, hộ kết nối trực tiếp nhưng dùng chung đồng hồ với hộ khác 5,4% và chỉ có 2% hộ dùng điện thông qua hộ khác.

Vệ sinh

Về nhà vệ sinh, có 99,8% hộ di cư có sử dụng nhà vệ sinh, trong đó chủ yếu là sử dụng nhà vệ sinh tự hoại/bán tự hoại 91,5%. Tỷ lệ sử dụng nhà vệ sinh và loại nhà vệ sinh của dân thường trú và dân di cư xấp xỉ nhau. Nhưng có 2/3 dân di cư sử dụng nhà vệ sinh riêng còn 1/3 phải dùng chung nhà vệ sinh với hộ khác. Hộ thường trú thì có 91% sử dụng nhà vệ sinh riêng và 8,9% dùng chung nhà vệ sinh.

142

13.8. Đồ dùng lâu bền

Tỷ lệ hộ di cư có đồ dùng lâu bền là 87,6% so với tỷ lệ này của hộ dân thường trú là 99,8%. Tỷ lệ hộ di cư có các đồ dùng lâu bền phổ biến đều thấp hơn hộ thường trú như xe máy (46,9% so với 91,3%), tivi màu (40,3% so với 96,2%), tủ lạnh (13,2% so với 80,6%), bếp ga (53,4% so với 90,1%), điện thoại cố định (8,2% so với 73,7%), điện thoại di động (90,2% so với 80,7%). Với các đồ dùng lâu bền có giá trị cao và mức độ cấp thiết chưa cao lắm đối với đời sống hàng ngày thì chênh lệch tỷ lệ sở hữu những loại đồ dùng này giữa hộ di cư và hộ dân thường trú còn cao hơn như: 7,4% hộ di cư có máy giặt so với 56,7% hộ thường trú có, tương tự máy vi tính (11,9% so với 47,7%), máy điều hòa (3,0% so với 34,5%), bình tắm nước nóng (2,6% so với 39,5%), máy ảnh/máy quay phim (3,3% so với 22,7%),…

Tuy nhiên khi được hỏi về những khó khăn ở nơi đang ở, trừ ý kiến nơi đang ở có mùi hôi (10,3% hộ di cư trả lời có so với 8,3% hộ thường trú), tỷ lệ dân di cư trả lời có khó khăn ở nơi ở như tình trạng lụt, lội, mất điện, điện không ổn định, tiếng ồn, khói bụi, đường xá xung quanh nơi ở có chất lượng xấu, ô nhiễm do rác thải không được thu dọn, các tệ nạn xã hội,… đều thấp hơn dân thường trú. Có phải vì người dân di cư cam chịu/chấp nhận khó khăn hơn dân thường trú? Với tiền thuê nhà ít ỏi họ chấp nhận những khó khăn (nếu có) và điều kiện thấp kém của nơi ở.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)