Người dân ốm đau không đi khám bệnh

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

L ập bảng kê cá nhân

5. S ử dụng dịch vụ y tế

5.4. Người dân ốm đau không đi khám bệnh

Kết quả khảo sát cho thấy có 37,3% số người ốm không đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh trong đó 36,5% số người không đi khám mà tự đi mua thuốc ở hiệu thuốc về tự điều trị, 0,8% số người không đi khám và cũng không mua thuốc. Trên đây gọi chung là những đợt ốm đau không đi khám bệnh. Nhưng khi hỏi những người không bị ốm đau trong 12 tháng qua, nếu bị ốm thì họ có đi khám bệnh không? Tổng hợp kết quả trả lời chung thì số người ốm đau không đi khám bệnh sẽ đạt tỷ lệ 59% cao hơn nhiều so với con số trên (37,3%).

Lý do hiện tượng ố m đau không đi khám, có 95,6% số người trả lời là do ốm đau nhẹ, không cần thiết phải khám, 5,4% số người trả lời không có thời gian, 1,7% số người trả lời không có bảo hiểm y tế, 2,8% số người trả lời thiếu tiền, 0,2% số người trả lời không có hộ khẩu, 0,5% số người cho rằng bệnh viện xa, 0,8% số người đánh giá dịch vụ y tế chất lượng kém và 2,3% có lý do khác. Như vậy trong các lý do ốm đau không đi khám bệnh nêu trên, lý do ốm nhẹ, không cần thiết chiếm tỷ lệ cao, chứng tỏ người dân còn chủ quan với bệnh tật khi bị ốm đau. Có thể nhiều loại ốm đau không thực sự nghiêm trọng cần đến y, bác sĩ.

60

Lý do ốm đau không đi khám bệnh giữa TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sự khác biệt không nhiều, đáng chú ý là lý do thiếu tiền của Hà Nội là 1,5% thấp hơn TP Hồ Chí Minh (3.8%); thiếu thời gian của Hà Nội là 1,8% thấp hơn TP Hồ Chí Minh (7,3%), ốm nhẹ không đi khám ở Hà Nội là 96,6% cao hơn TP Hồ chí Minh (95,1%). Lý do không đi khám bệnh khi ốm không có khác biệt theo giới tính nam nữ và theo nhóm tuổi. Hiện tượng này đối với dân di cư có sự khác biệt với dân thường trú chủ yếu là do thiếu tiền, tỷ lệ người dân thường trú thiếu tiền là 2% nhưng người dân di cư thiếu tiền là 15,3%, ngoài ra người dân di cư còn ở xa bệnh viện, hưởng chất lượng dịch vụ y tế kém vì đa số đi khám bệnh ở bệnh viện quận/ huyện. Đối với nhóm người nghèo khi ốm đau không đến bệnh viện khám ngoài lý do bệnh nhẹ, lý do thiếu tiền cũng chiếm tỷ lệ 7,5%, đây là một áp lực rõ rệt cho những gia đình có thu nhập thấp.

5.5. Bảo hiểm y tế

Các loại bảo hiểm y tế gồm BHYT bắt buộc, BHYT cho đối tượng chính sách, BHYT cho đối tượng học sinh, sinh viên, BHYT cho người nghèo, BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi, bảo hiểm y tế cho các đối tượng khác.

Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế chung của 2 thành phố đạt 62,3% trong đó Hà Nội là 71,8%, TP Hồ chí Minh là 57,1% thấp hơn TP Hà Nội. Không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ về BHYT (63,6% so với 61%). Trẻ em có BHYT cao hơn so các nhóm tuổi; tỷ lệ trẻ em có BHYT từ 0-4 tuổi là 85%; từ 5-9 tuổi có BHYT là 95% ; từ 10-14 tuổi có BHYT là 92%. Dân số trong độ tuổi lao động có BHYT nhiều nhất là nhóm từ 15-19 tuổi (67%) nhóm này bao gồm học sinh, sinh viên tham gia BHYT tự nguyện, nhóm tuổi từ 40-44 tuổi có BHYT thấp nhất trong các nhóm tuổi (40,5%).

Bảo hiểm y tế có liên quan đến tình trạng đăng ký hộ khẩu. Đối với người dân thường trú, tỷ lệ người có Bảo hiểm y tế đạt 66% cao hơn nhiều so với dân di cư (43,4%),

Trẻ em nhóm từ 0-4 tuổi , nhóm từ 5- 9 tuổi, nhóm 25-29 tuổi và nhóm người cao tuổi 60 tuổi trở lên tham gia bảo hiểm y tế nhiều hơn nhóm tuổi khác với tỷ lệ tương ứng: 11,8%, 10,9% , 10,3% và 9,8%.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)