1% tăng trưởng GDP của toàn quốc thì Hà Nội đóng góp 0,15% và TP Hồ hí Minh đóng góp 0,32%.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Hay nói cách khác Hà Nội đóng góp 15% và TP Hồ Chí Minh đóng góp 32% vào tốc độ tăng trưởng của toàn

quốc.

. Tăng trưởng kinh tế làm chênh lệch ngày càng lớn về tình trạng nhà ở giữa các nhóm thu nhập, đồng thời quá trình đô thị

82

hóa và di dân mạnh mẽ khiến cho vấn đề nhà ở và môi trường sống ngày càng trở thành gánh nặng đối với người nghèo. Một nghiên cứu gần đây cho thấy nếu tiêu chí đánh giá nghèo ở Việt Nam được bổ sung thêm tiêu chuẩn về tình trạng nhà ở xuống cấp và điều kiện sống kém bên cạnh các tiêu chí về thu nhập và chi tiêu thì tỷ lệ nghèo ở đô thị sẽ tăng lên gấp vài lần so với hiện tại12

Điều kiện sống chật chội ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống tinh thần, môi trường sống, đồng thời cũng hạn chế tăng thu nhập của người nghèo để có thể tận dụng/kết hợp sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh để cải thiện thu nhập (Baharoglu,2002)

.

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mặc dù có những đặc điểm địa lý, dân số và nhà ở khác nhau do lịch sử để lại, nhưng đều đang đối mặt với những khó khăn chung như hạ tầng đô thị yếu kém và không đồng đều, giá nhà đất cao so với mặt bằng thu nhập của người dân, chính sách và thủ tục hành chính trong sở hữu nhà, đất còn nhiều bất cập.

Điều tra UPS-09 cung cấp những thông tin về nhà ở và điều kiện sinh hoạt, không phải mọi khía cạnh về nhà ở đều được quan sát và thu thập, chẳng hạn như giấy tờ sở hữu nhà, chi phí sở hữu hoặc thuê nhà hay diện tích nhà dùng cho kinh doanh, tuy nhiên những thông tin đã có cũng tương đối toàn diện để nghiên cứu các vấn đề như diện tích nhà ở bình quân và tình trạng nhà ở; tình trạng sở hữu nhà và các đặc trưng theo nhóm di cư /thường trú và nhóm thu nhập; điều kiện sống của người dân, bao gồm cung cấp nước sạch, năng lượng và sử dụng năng lượng, xử lý chất thải… và đánh giá của người dân về môi trường sống xung quanh.

8.1. Hiện trạng nhà ở

Diện tích nhà

13

. Kết quả điều tra cho thấy diện tích ở bình quân một nhân khẩu tại 2 thành phố là 17m2/người, trong đó Hà Nội là 15,7m2

và TP Hồ Chí Minh là 17,7m2

. Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (Tổng cục Thống kê, 2010), thì diện tích nhà ở bình quân một nhân khẩu toàn quốc là 16,7m2 14

12

Nguyễn Thị Hiền và cộng sự trong khảo sát 4 thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ cho rằng

nếu xét đến những yếu tố trên thì tỷ lệ nghèo đô thị ở Cần Thơ vào khoảng 30% chứ không chỉ có 2,4% vào

năm 2002.

. Tuy nhiên con số bình quân chưa cho t hấy hết những đặc điểm quan trọng về hiện trạng nhà ở tại hai thành phố thể hiện trong bảng dưới đây:

13

Baharoglu, D.and C. Kessides Washington, D.C. March 2004.

14 Phương pháp điều tra về nhà ở trong Tổng điều tra dân số và nhà ở là điều tra toàn diện còn UPS 09 là điều tra chọn mẫu nên kết quả điều tra về nhà ở của hai cuộc điều tra này có sự chênh lệch nhất định. điều tra chọn mẫu nên kết quả điều tra về nhà ở của hai cuộc điều tra này có sự chênh lệch nhất định.

83

Bảng 8.1: Dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu

Diện tích nhà ở bình quân 1

nhân khẩu (m2/người)

Tỷ lệ dân số chia theo diện tích nhà ở bình quân 1 nhân khẩu (%) Dưới 7m2 7 đến dưới 16m2 16m2 trở lên Chung 17,0 29,1 36,3 34,6 Hà Nội 15,7 25,7 40,4 33,9 TP Hồ Chí Minh 17,7 30,7 34,4 34,9 Nhóm thu nhập Nhóm 1 13,3 34,5 40,7 24,8 Nhóm 2 13,0 30,8 39,2 30,0 Nhóm 3 12,7 34,3 39,8 25,9 Nhóm 4 18,1 31,4 34,0 34,6 Nhóm 5 25,5 17,1 30,1 52,8 Tình trạng hộ khẩu Dân thường trú 20,3 16,8 39,1 44,1 Dân di cư 8,4 61,7 29,0 9,3

Một tiêu chí đo lường mức độ cấp thiết về nhu cầu nhà ở là tỷ lệ nhân khẩu có diện tích ở dưới 7m2. Trung bình hai thành phố có 29,1% số hộ thuộc diện này (Hà Nội là 25,7% và TP Hồ Chí Minh là 30,7%). Những hộ gia đình không ở trong hoàn cảnh cấp thiết nhất về chỗ ở (từ 7m2đến dưới 16m2

/nhân khẩu) chiếm 36,3% tổng số hộ được khảo sát.

Theo nhóm thu nhập, diện tích nhà ở bình quân nhân khẩu thuộc các nhóm có thu nhập trung bình trở xuống là vào khoảng 13m2

, trong khi 2 nhóm thu nhập cao nhất lần lượt là 18,1m2 và 25,5m2. Điều này gợi ý rằng sự thay đổi về mặt thu nhập, từ “nghèo”, “cận nghèo” sang “trung bình” không có ảnh hưởng nhiều đến mức độ chật chội về chỗ ở. Chỉ có những hộ gia đình có thu nhập và tích lũy thuộc loại khá giả nhất mới có điều kiện mở rộng chỗ ở cho gia đình.

Có tới 34,5% số hộ nghèo nhất sống trong diện tích nhỏ hơn 7m2

/nhân khẩu. Tỷ lệ này tương ứng là 30,8% ở nhóm cận nghèo và 34,3% ở nhóm thu nhập trung bình, nhưng giảm xuống chỉ còn 31,4% đối với nhóm thu nhập khá và 17,1% đối với nhóm giàu nhất. Hơn 1/3 dân số có thu nhập trung bình trở xuống sống trong những điều kiện nhà ở tối thiểu. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc định hướng lại chính sách nhà ở của 2 thành phố trong tương lai đối với người nghèo.

Một vấn đề đáng chú ý khác là sự chênh lệch về diện tích ở giữa các hộ gia đình có hộ khẩu và không có hộ khẩu tại nơi sinh sống. Nói chung những hộ gia đình không có hộ khẩu sống trong điều kiện chật chội hơn hơn mức trung bình (bình quân nhân khẩu 8,4m2

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)