Amartya Kumar Sen, nhà kinh t ế họ c Ấn Độ,

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện

19 Amartya Kumar Sen, nhà kinh t ế họ c Ấn Độ,

, để sinh sống, con người cần đáp ứng nhu cầu tinh thần và vật chất tối thiểu. Dưới ngưỡng tối thiểu này, con người bị coi là sống trong nghèo đói. Cách được sử dụng phổ biến để đánh giá một cá nhân đang sống trên hay dưới ngưỡng tối thiểu này là thu nhập. Lý do thu nhập được sử dụng làm chỉ tiêu đo lường là về nguyên tắc một người có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo (theo thu nhập) được coi là có khả năng mua được những yếu tố có thể

104

cho họ một mức sống vật chất, tinh thần tối thiểu để sinh sống. Chi tiêu cũng thường xuyên được sử dụng để thay thế thu nhập trong đánh giá tình trạng nghèo về tiền này.

Tuy nhiên, sử dụng thu nhập/chi tiêu làm một công cụ duy nhất đánh giá nghèo đói có nhiều hạn chế. Ví dụ như, không phải một số yếu tố quan trọng không thể mua được và không phụ thuộc vào tiền nhiều hay ít như một số dịch vụ công về giáo dục, y tế, đường xá và cơ sở hạ tầng khác, an sinh xã hội, v.v... Nếu thu nhập có cao hơn ngưỡng nghèo thì cũng không có gì đảm bảo rằng khoản tiền đó được phân bổ cho những yếu tố quan trọng tối thiểu của cuộc sống; thay vì phân bổ tiền cho giáo dục và chăm sóc y tế, thu nhập có thể bị chi cho rượu/bia, hoặc dù có tiền nhưng cũng không thể tiếp cận được tới một số dịch vụ do các rào cản khác nhau. Hơn nữa, một số yếu tố quan trọng với cuộc sống con người như được tham gia và hòa nhập vào các hoạt động xã hội và cộng đồng, an ninh, vị thế trong xã hội, v.v.. không thể đo được bằng thu nhập.

Đánh giá nghèo đói theo cách tiếp cận đa chiều ngày càng phổ biến. Bên cạnh chiều/khía cạnh kinh tế,nghèo đa chiều bao một loạt các thiếu hụt mà hộ gia đình và các cá nhân có thể phải chịu, bao gồm giáo dục, y tế, việc làm, nhà ở, an ninh, v.v… Việc lựa chọn các chiều và chỉ tiêu thể hiện các chiều thiếu hụt phụ thuộc vào mục đích và đối tượng đánh giá.

Trong điều kiện của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trung bình 7-8%/năm) và tốc độ giảm nghèo (về kinh tế) mạnh trong thập kỷ vừa qua, mối quan tâm về các khía cạnh xã hội ngày càng tăng. Việc đảm bảo phát triển kinh tế đi đôi với tăng trưởng phúc lợi xã hội cùng việc tạo các cơ hội công bằng cho các bộ phận dân cư khác nhau trở nên vấn đề cốt yếu. Cách tiếp cận đa chiều trong đánh giá nghèo đói là cách tiếp cận phù hợp, đặc biệt ở khu vực đô thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi có khả năng xóa được tình trạng nghèo đói về vật chất trong thời gian gần.

Có rất nhiều phương pháp đo lường nghèo đói đa chiều đã được xây dựng. Trong đó có cả cách tính Chỉ số nghèo đói con người (HPI) do Annand và Sen (1997) xây dựng; cùng với Chỉ số phát triển con người (HDI), HPI được trình bày trong các báo cáo phát triển con người (HDR) của Liên hợp quốc. Báo cáo Phát triển con người năm 2010 sử dụng một chỉ số mới thay thế cho HPI, được gọi là Chỉ số nghèo đa chiều (MPI). Chỉ số này do Viện nghiên cứu vấn đề nghèo đói và sáng kiến phát triển con người của đại học Oxford (OPHI) và Cơ quan báo cáo phát triển con người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây dựng dựa trên phương pháp đo lường nghèo đa chiều của Alkire và Foster (2007)20

Phương pháp Alkire và Foster (2007) xác định “ai nghèo?” bằng cách xem xét một số khía cạnh đời sống mà người dân có thể chưa được đáp ứng đầy đủ nhu cầu tối thiểu, hay gọi là

. Do một số ưu điểm của phương pháp Alkire và Foster (2007) như có thể phân tích chia theo từng nhóm dân cư, từng chiều/chỉ tiêu thiếu hụt, khả năng so sánh theo thời gian, v.v… nên báo cáo nghèo đô thị này cũng sẽ sử dụng phương pháp này để đánh giá tình trạng nghèo ở 2 thành phố.

10.2.1. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều

20 MPI gồm 3 chiều thiếu hụt (giáo dục, y tế và mức sống) và 10 chỉ số đo lường. Tham khảo thêm trong

105

bị thiếu hụt, sau đó tổng hợp các thông tin này để phản ánh được tình trạng nghèo đói trong xã hội theo các nhóm phân tổ khác nhau.

Trước hết xác định các chiều thiếu hụt và các chỉ số phản ánh của mỗi chiều. Sau đó xác định ngưỡng nghèo mà dưới ngưỡng đó, một cá nhân s ẽ bị coi là thiếu hụt. Ví dụ, một chiều là “tiếp cận dịch vụ giáo dục” thì chỉ số có thể là “trình độ giáo dục cao nhất” và ngưỡng nghèo có thể là “tốt nghiệp tiểu học”; những người chưa tốt nghiệp tiểu học sẽ bị coi là thiếu hụt về giáo dục.

Sau đó tính chỉ số đếm đầu người (Headcount) theo từng chiều thiếu hụt:

H=q/n

Trong đó q là số người được xác định thiếu hụt về một chiều nào đó và n là tổng số người. Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng chỉ số đếm đầu thì chỉ xem xét được riêng rẽ từng chiều nghèo đói và không thay đổi khi một người ngày càng thiếu hụt nhiều khía cạnh hơn. Hơn nữa chỉ số đếm đầu cũng không phân tổ được theo các chiều thiếu hụt. Do vậy cần sử dụng thêm một nhóm thước đo khác nữa để khắc phục những hạn chế trên.

Phương pháp Alkire Foster sử dụng nhóm các chỉ số (M0, M1, M2) làm thước đo.

M0 là chỉ số đếm đầu điều chỉnh thể hiện cả quy mô và mức độ nghèo

M0=H*A

Trong đó A là khoảng cách nghèo trung bình, thể hiện số thiếu hụt trung bình mà một người nghèo đang phải chịu. Trong tính toán có thể dùng các quyền số khác nhau cho các thiếu hụt để thể hiện tầm quan trọng khác nhau đối với đời sống của đối tượng nghiên cứu.

M1, M2 là các chỉ số mở rộng: M1 thể hiện quy mô, mức độ và chiều sâu của nghèo đói; M2

thể hiện quy mô, mức độ, chiều sâu và tính bất bình đẳng giữa những người nghèo. Để tính được M1 M2 cần có các biến số liên tục.

Trong khuân khổ của báo cáo này, hai chỉ số H và M0 được sử dụng trong phân tích kết quả điều tra (do các biến số được lựa chọn hầu hết là các biến nhị phân).

10.2.2. Lựa chọn các chiều thiếu hụt và chỉ tiêu đánh giá nghèo đa chiều

Việc lựa chọn các chiều thiếu hụt, chỉ số phản ánh và ngưỡng nghèo để đo lường nghèo đói đa chiều trong báo cáo này dựa trên một số tiêu chí sau:

- Các mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs)

- Các luật hiện hành (ví dụ: luật phổ cập giáo dục tiểu học, luật lao động, luật bảo hiểm y tế, luật bảo hiểm xã hội, v.v…)

- Chính sách của hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh (ví dụ: chính sách về diện tích nhà ở)

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)