Dùng lâu bền của hộ gia đình

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 95)

) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện

9. dùng lâu bền của hộ gia đình

Cùng với nhà ở, đồ dùng lâu bền là sự thể hiện trực quan và sinh động về mức độ giàu có của hộ gia đình. Tuy nhiên UPS-09 và các cuộc điều tra tương tự không cung cấp chi tiết thông tin về giá trị và hiện trạng thực tế (ví dụ mức độ mới/cũ) của các đồ dùng lâu bền, vì vậy khó có thể đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập trong việc sở hữu đồ dùng lâu bền.

94

Tuy vậy sở hữu đồ dùng lâu bền cũng vẫn là nội dung quan trọng phản ánh mức sống của người dân đô thị. Hai nhóm tài sản quan trọng nhất được phân tích là nhóm phương tiện đi lại (ô tô, xe máy) - những gia đình nghèo sở hữu các tài sản này có thể sử dụng cho cả mục đích kinh doanh để tăng thu nhập, hoặc cũng có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm công việc làm xa chỗ ở nhưng có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, các tài sản như máy vi tính, kết nối Internet và điện thoại cố định/di động cũng giúp cho người dân hòa nhập với xã hội thông tin, có khả năng tiếp cận và học hòi những kỹ năng cần thiết nâng cao chất lượng cuộc sống.

9.1. Sở hữu đồ dùng lâu bền

Hơn 95% hộ có ít nhất 1 loại đồ dùng lâu bền trong danh sách 20 loại đồ dùng được hỏi. Tỷ lệ sở hữu đồ dùng lâu bền cao hơn ở TP Hồ Chí Minh (97%) và thấp hơn ở Hà Nội (94,4%). Yếu tố thu nhập có thể ảnh hưởng tới sự khác biệt này, nhưng đặc điểm về dân số và yếu tố địa lý có lẽ cũng có tầm quan trọng nhất định (chẳng hạn khí hậu nóng hơn và nhà cửa chật chội hơn dẫn đến nhu cầu cao về mua sắm máy nhiệt độ điều hòa hoặc tủ lạnh).

Chia theo tình trạng đăng ký hộ khẩu thì tỷ lệ hộ sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền thấp đáng kể đối với các hộ có hộ khẩu ở tỉnh/thành phố khác. 87,6% số hộ có hộ khẩu ở tỉnh/TP khác sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền, trong đó ở Hà Nội là 77,2% và TP Hồ Chí Minh là 91,4%. Trong khi đó gần như tất cả các hộ có hộ khẩu tại nơi khảo sát đều có ít nhất một tài sản lâu bền. Nguyên nhân tỷ lệ sở hữu thấp ở các hộ không có hộ khẩu tại nơi ở hiện tại có thể do:

• Tình trạng không chắc chắn về chỗ ở. Các hộ đang thuê nhà, hoặc sống trong điều kiện chật chội về chỗ ở rất khó đầu tư mua sắm các loại đồ dùng lâu bền;

• Tình trạng thiếu an toàn về nhà ở. Ở chung trong các phòng trọ, phòng tập thể, lều, lán tạm cũng hạn chế việc mua sắm và sử dụng các tài sản có giá trị, trong đó có đồ dùng lâu bền.

• Thu nhập thấp của một bộ phân dân di cư không cho phép họ sở hữu các tài sản có giá trị. (Mối liên hệ giữa tình trạng hộ khẩu, mức độ chật chội của nhà ở, sở hữu nhà và loại nhà được trình bày trong Mục 9 về nhà ở; và mối liên hệ giữa tình trạng hộ khẩu, thu nhập và chi tiêu được trình bày trong Mục 8 về thu nhập và chi tiêu).

Bảng 9.1: Tỷ lệ hộcó đồ dùng lâu bền (%) Tỷ lệ hộ có đồ dùng lâu bền (%) Trong đó Hà Nội TP HMinh ồ Chí Chung 96,1 94,4 97,0 Tình trạng hộ khẩu Tại thành phố khảo sát 99,8 99,9 99,8 Tại tỉnh/thành phố khác 87,6 77,2 91,4

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)