) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện
95 T ỷ lệ hộ có đồ
9.2. Các lo ại đồ dùng chủ yếu
Tỷ lệ hộ có các đồ dùng chủ yếu chia theo loại đồ dùng có lẽ là chỉ tiêu tốt hơn để phản ánh đặc điểm, nhu cầu sử dụng đồ dùng lâu bền của hộ và tình trạng chênh lệch trong mức sống. Một số đồ dùng lâu bền có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt, vừa cho mục đích sản xuất kinh doanh cải thiện thu nhập của hộ gia đình.
Có thể phân nhóm đồ dùng lâu bền thành các nhóm chính: - Phương tiện đi lại (ô tô, xe máy, xe đạp)
- Phương tiện giải trí và sinh hoạt (đầu đĩa, ti vi, dàn nghe nhạc, máy ảnh, quay phim) - Các đồ dùng tiện ích gia đình (tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt, bình tắm nước
nóng bếp ga, lò vi sóng, máy xay sinh tố/máy ép trái cây, nồi điện)
- Kết nối thông tin (máy vi tính, điện thoại cố định, kết nối Internet, Điện thoại di động)
Phương tiện đi lại
Ba phương tiện cá nhân được sử dụng chủ yếu là xe máy, xe đạp và ô tô. Xe máy là một trong những đồ dùng lâu bền phổ biến nhất (chỉ sau tivi và điện thoại di động). Tỷ lệ hộ có xe máy là khá cao ở cả hai thành phố với 77,2% hộ có xe máy ở Hà Nội và 78,3% ở TP Hồ Chí Minh. Những loại hộ có tỷ lệ xe máy cao hơn là hộ có hộ khẩu ở TP đang khảo sát (91,3%) và những hộ có thu nhập cao nhất (91%). Vì xe máy là phương tiện di chuyển chủ yếu ở thành phố, nên những hộ nghèo không có xe máy sẽ gặp khó khăn trong việc buôn bán, kinh doanh, hoặc đơn giản là tìm việc làm ở xa nơi ở nhưng có thể có thu nhập cao hơn.
96
Thống kê về số đồ dùng lâu bền trên 100 hộ dân cho thấy rõ hơn mức độ sở hữu xe máy. 77,9% hộ ở hai thành phố có xe máy và số xe máy trên 100 hộ là 138 chiếc, như vậy đa số các hộ nếu đã sở hữu xe máy thì thường có 2 chiếc. Và các hộ có hộ khẩu tại thành phố được khảo sát thì bình quân một hộ có 1,7 chiếc. Theo 5 nhóm thu nhập, mỗi hộ thuộc nhóm nghèo nhất có 0,9 chiếc xe máy, nhưng nếu thu nhập khá hơn chút ít (chuyển lên nhóm 2), tỷ lệ sở hữu xe máy tăng lên đạt 1,35 chiếc /hộ. Trang bị xe máy trong các nhóm thu nhập tăng dần đến nhóm giàu nhất là 1,72 chiếc/hộ. Kết luận sơ bộ từ quan sát này là việc sở hữu xe máy là nhu cầu thiết yếu của người nghèo đô thị, và họ lập tức gia tăng số lượng xe máy sở hữu lên gấp 1,4 lần khi có điều kiện tốt hơn về thu nhập.
Bảng 9.2: Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện vận tải (%)
Loại phương tiện vận tải
Xe máy Xe đạp Ô tô Tổng số 77,9 42,2 3,5 Nam 84,8 43,9 4,0 Nữ 68,6 40,0 2,8 Tình trạng hộ khẩu Tại thành phố khảo sát 91,3 51,8 5,0 Tại tỉnh/thành phố khác 46,9 19,8 0,0 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 63,6 50,6 0,1 Nhóm 2 79,5 47,0 1,3 Nhóm 3 77,0 49,4 0,5 Nhóm 4 76,7 38,1 3,6 Nhóm 5 91,0 28,9 10,6
Ở cả hai thành phố, sở hữu ô tô không phải là phổ biến đối với các hộ gia đình, kể cả đối với nhóm thu nhập cao nhất, Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 3,5% số hộ có ô tô, tập trung ở các hộ có hộ khẩu tại thành phố khảo sát (5%) và các hộ có thu nhập cao nhất (nhóm5- 10,6%), Bình quân 100 hộ có 3,93 xe ô tô, riêng 20% hộ giàu nhất thì 100 hộ có 10,5 hộ có xe ô tô và số lượng ô tô sở hữu là 12,3 chiếc, Từ số liệu thống kê trên, có thể thấy các chính sách có liên quan đến sở hữu ô tô (thuế, lệ phí, bãi đ ỗ xe công cộng và hạ tầng giao thông) thực sự chỉ có ảnh hưởng đến một bộ phận rất nhỏ các hộ gia đình ở đô thị- những nhóm thu nhập giàu nhất, Trong khi đó những chính sách tương tự liên quan đến sử dụng xe máy lại có tác động đến hầu hết các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ có thu nhập từ trung bình trở xuống,
97
Phương tiện giải trí
Bảng 9.3: Tỷ lệ hộ sở hữu các phương tiện giải trí (%)
Loại phương tiện giải trí
Đầu đĩa Tivi màu Dàn nghe nhạc Máy quay phim, máy ảnh Tổng số 59,3 79,4 27,3 16,9 Nam 64,5 84 32,1 17,2 Nữ 52,2 73,1 20,9 16,4 Tình trạng hộ khẩu Tại thành phố khảo sát 74,5 96,2 35,4 22,7 Tại tỉnh/thành phố khác 24,0 40,3 8,6 3,3 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 43,1 70,3 12,8 2,4 Nhóm 2 61,1 83,6 23,8 6,1 Nhóm 3 61,7 78,6 25 10,6 Nhóm 4 57,3 77,5 27,1 17,3 Nhóm 5 71,5 86,3 44,9 42,7
Bốn loại phương tiện giải trí được thống kê là đầu đĩa, ti vi màu, dàn nghe nhạc và máy nhr, máy quay phim, Trong 4 loại này thì ti vi màu là đồ dùng phổ biến nhất, với 79,4% số hộ có loại tài sản này và cứ 100 hộ dân thì có 105 ti vi màu, Tỷ lệ này có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập, nhưng không quá chênh lệch như các đồ dùng lâu bền khác.
Ở mức độ kém phổ biến hơn là đầu đĩa, với tỷ lệ 59,3% số hộ sở hữu, Các loại tài sản khác như dàn nghe nhạc, máy ảnh, máy quay phim không phổ biến lắm, có thể là do tương đối đắt tiền hơn, hoặc do mức độ sử dụng chúng cũng ít hơn, Với các loại tài sản này, có sự chênh lệch đáng kể theo nhóm thu nhập, Chỉ có 2,4% hộ nghèo nhất có máy ảnh, máy quay phim và 12,8% có dàn nghe nhạc, Trong khi tỷ lệ tương ứng ở nhóm giàu nhất là 42,7% và 44,9%,
Tiện ích gia đình
Các loại đồ dùng cho sinh hoạt phổ biến nhất là bếp ga (79% số hộ có), nồi cơm điện (83,2%), mức độ phổ biến của các đồ dùng này một phần là do tần suất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày cao, đồng thời giá trị của chúng cũng tương đối thấp. Máy giặt là tiện ích cũng tương đối phổ biến, với 41,9% số hộ sở hữu, tuy nhiên chỉ có 7,4% hộ không có hộ khẩu có máy giặt. Tỷ lệ sở hữu máy giặt cũng chênh lệch lớn giữa các nhóm thu nhập, trong đó nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 18,8%,
Bình nước nóng là đồ dùng có mức độ phổ biến rất khác nhau ở 2 thành phố với 47,1% số hộ ở Hà Nội có bình tắm nước nóng, trong khi chỉ có 19,1% ở TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ hộ
98
có máy điều hòa cũng chênh lệch nhiều ở hai thành phố: Hà Nội là 35% và TP Hồ Chí Minh là 20%), một phần chênh lệch này có lẽ do đặc điểm khí hậu của hai thành phố khác nhau, Hà Nội có mùa đông lạnh hơn và mùa hè lại nóng hơn nhiều so với TP Hồ Chí Minh. Những đồ dùng lâu bền ít cấp thiết và giá trị cao như máy điều hòa, lò vi sóng nói chung ðều có sự chênh lệch khá lớn trong tỷ lệ sở hữu giữa các nhóm thu nhập, và nói chung tất cả các nhóm hộ không có hộ khẩu ở thành phố ðýợc khảo sát ðều có tỷ lệ ðồ dùng lâu bền thấp hõn rất nhiều so với hộ có hộ khẩu tại nõi khảo sát. Tình trạng thường xuyên thay đổi chỗ ở hoặc nơi ở tạm và thu nhập thấp là những nguyên nhân dẫn đến việc sở hữu các đồ dùng này tương đối thấp.
Bảng 9.4: Tỷ lệ hộ sở hữu các loại đồ dùng gia dụng (%)
Loại đồ dùng gia dụng
Tủ lạnh Máy điều hòa nhiệt
độ Máy giặt Bình tắm nước nóng Tổng số 60,3 25,0 41,9 28,4 Hà Nội 66,1 35,0 44,5 47,1 TP Hồ Chí Minh 57,5 20,0 40,6 19,1 Tình trạng hộ khẩu Tại thành phố khảo sát 80,6 34,5 56,7 39,5 Tại tỉnh/thành phố khác 13,2 3,0 7,4 2,6 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 41,6 5,3 18,8 9,9 Nhóm 2 61,8 10,4 32,9 18 Nhóm 3 62,1 21,0 39,4 27,6 Nhóm 4 58,7 28,5 45,5 29,4 Nhóm 5 75,4 53,6 67,6 52,2
Kết nối với bên ngoài
Thiết bị thông tin liên lạc ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong đời sống, Tuy nhiên, ngoài vấn đề về chi phí lắp đặt/mua thiết bị và chi phí sử dụng hàng tháng, có những rào cản từ phía nhà cung cấp đối với hộ gia đình trong việc kết nối qua bên ngoài, Chẳng hạn như việc có thuê bao điện thoại cố định hoặc kết nối internet sẽ dễ dàng hơn nếu hộ gia đình có hộ khẩu hoặc chỗ ở thường xuyên và ổn định,
Số liệu điều tra cho thấy có tới 87, 3% số hộ gia đình có điện thoại di động, Và bình quân mỗi hộ gia đình có tới 1,64 máy điện thoại di động. Điện thoại di động là phương tiện phổ biến tới 70,8% số hộ nghèo nhất, và bình quân mỗi hộ gia đình trong nhóm này có 1,1 điện thoại. Tỷ lệ sở hữu điện thoại di động có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập, trong đó nhóm giàu nhất có 96,40% số hộ sở hữu điện thoại di động và bình quân cứ 100 hộ thuộc
99
nhóm giàu nhất có 201 máy điện thoại. Nhưng mức chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong tỷ lệ sở hữu điện thoại di động tương đối thấp, và có thể nói cùng với xe máy, điện thoại di động là đặc trưng thứ hai trong sở hữu và sử dụng đồ dùng lâu bền của hộ gia đình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Khác với điện thoại di động, điện thoại cố định có chi phí sử dụng rẻ hơn, nhưng bất tiện hơn trong sử dụng, đồng thời lại đòi hỏi một số điều kiện nhất định để kết nối. Tỷ lệ hộ có điện thoại cố định tương đối thấp hơn so với điện thoại di động với 54% số hộ. Tỷ lệ này cao hơn ở Hà Nội (65,8%) và thấp ở TP Hồ Chí Minh (48,1%). 73,7% hộ có hộ khẩu tại TP khảo sát sở hữu điện thoại cố định nhưng với hộ có hộ khẩu ở tỉnh, thành phố khác chỉ có 8,2%.
Bảng 9.5: Tỷ lệ hộ sở hữu các loại thiết bị kết nối với bên ngoài (%)
Loại thiết bị kết nối với bên ngoài Máy vi tính Điện thoại cố định Internet Kết nối Điện thoại di động Tổng số 37,0 54,0 25,0 87,3 Hà Nội 42,4 65,8 31,1 86,6 TP Hồ Chí Minh 34,3 48, 1 22,02 87,6 Tình trạng hộ khẩu Tại thành phố khảo sát 47,7 73,7 32,9 90,2 Tại tỉnh/thành phố khác 11,9 8,2 6,8 80,7 5 nhóm thu nhập Nhóm 1 13,7 42,1 5,4 70,8 Nhóm 2 20,8 52,3 11,8 86,7 Nhóm 3 34,9 56,5 19,1 88,7 Nhóm 4 41,1 51,8 29,5 91,7 Nhóm 5 67,5 65,4 53,1 96,5
Máy vi tính là một phương tiện kết nối có hiệu quả, đồng thời cũng là phương tiện giáo dục/giải trí và sử dụng trong công việc, 37% hộ gia đình ở hai thành phố sở hữu máy vi tính (Hà Nội là 42,4% và TP Hồ Chí Minh là 34,3%) và bình quân mỗi gia đình có 0,47 chiếc. Chênh lệch trong tỷ lệ sở hữu máy tính giữa nhóm hộ nghèo nhất (13,7%) và giàu nhất (67,5%) là hơn 5 lần và giữa nhóm nghèo nhất và trung bình là gần 3 lần. Tính trên 100 hộ, thì bình quân mỗi 100 hộ nghèo nhất có 15,5 máy tính, trong khi 100 hộ giàu nhất có 92,8 máy và chênh lệch về số lượng máy tính giữa 2 nhóm lên tới trên 6 lần,
Kết nối Internet dễ dàng thực hiện hơn nếu hộ gia đình có 2 tài sản là máy tính và điện thoại cố định, mặc dù không nhất thiết (chẳng hạn kết nối bằng điện thoại di động hay công nghệ 3G). Chỉ có 25% hộ có kết nối Internet, cho thấy nhu cầu tiềm năng là khá lớn, 32,9% hộ có hộ khẩu tại thành phố được khảo sát có kết nối internet, trong khi với hộ không có hộ khẩu chỉ có 6,8%. Chỉ có 5,4% hộ nghèo nhất và 11,8% hộ nghèo có kết nối Internet, trong khi trên ½ hộ thu nhập cao nhất được tiếp cận với công nghệ này.
100
Ở cả hai thành phố, hầu hết các hộ gia đình đều sở hữu ít nhất một loại đồ dùng lâu bền và nếu bỏ qua sự khác biệt về chất lượng, tuổi thọ và giá trị của đồ dùng thì điều này cho thấy đời sống người dân có sự thoải mái và tiện nghi nhất định. Những đồ dùng phổ biến và có lẽ là quan trọng nhất với đời sống người dân ở hai thành phố là xe máy và điện thoại di động, và đây cũng là những tài sản ít có sự chênh lệch về mức độ sở hữu giữa các nhóm thu nhập. Những đồ dùng có tần suất sử dụng ít hơn, mức độ cấp thiết kém hơn và có giá trị cao hơn, như ô tô, dàn nghe nhạc, máy quay phim, chụp ảnh, máy điều hòa nhiệt độ,… có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhóm thu nhập. Bất bình đẳng về sở hữu tài sản thể hiện rõ ràng hơn qua tỷ lệ sở hữu những tài sản này.
Số liệu điều tra cũng cho thấy phương tiện kết nối ra bên ngoài của các hộ gia đình chủ yếu là điện thoại di động, do tính thuận tiện của việc kết nối và chi phí sử dụng. Trong khi những phương tiện kết nối giá rẻ hơn, nhưng lại đòi hỏi đáp ứng một số điều kiện nhất định như điện thoại cố định lại kém phổ biến hơn, đặc biệt với những hộ không có hộ khẩu. Máy vi tính và Internet là phương tiện kết nối tốt, và còn là phương tiện học tập, làm việc, giải trí, nhưng mức độ phổ biến còn thấp, và chủ yếu thuộc về các hộ gia đình có thu nhập cao nhất.
Cuối cùng, cũng lưu ý về một số loại đồ dùng có tỷ lệ sở hữu chênh lệch khá bất thường giữa 2 thành phố mà không tìm thấy sự giải thích hợp lý nào (chẳng hạn về tỷ lệ sở hữu ô tô). Và điều này đòi hỏi có sự xem xét đánh giá kỹ lưỡng hơn trong các điều tra thống kê tương tự và các nghiên cứu khác về đồ dùng lâu bền được tiến hành trong tương lai.
10. Nghèo đói
Một trong những mục tiêu cơ bản của Điều tra Nghèo đô thị là đánh giá mức độ và đặc tính của nghèo đói ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai đô thị lớn nhất Việt Nam. Mục này của báo cáo sẽ đi sâu khai thác bộ số liệu cuộc điều tra để mô tả thực trạng mức sống dân cư trên khía cạnh kinh tế (đánh giá dựa vào thu nhập), đồng thời phản ánh khía cạnh xã hội trong đời sống người dân. Nói một cách khác, quá trình phân tích sẽ sử dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều. Đây là cách tiếp cận toàn diện hơn phương pháp đánh giá mức sống chỉ dựa trên thu nhập/chi tiêu hoặc tài sản. Đặc biệt ở khu vực đô thị và khi nền kinh tế đã tăng trưởng đến một mức độ nhất định, nghèo đói về kinh tế không còn là vấn đề bức xúc nữa mà mối quan tâm sẽ ngày càng tăng lên đối với mức độ và tính bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nhà ở, v.v…), tiếp cận cơ hội việc làm, tham gia hệ thống an sinh xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, v.v…