M ức độ/cường độ làm việc của nhóm dân s ố hoạt động kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 70)

L ập bảng kê cá nhân

6.5.M ức độ/cường độ làm việc của nhóm dân s ố hoạt động kinh tế

6. Vi ệc làm

6.5.M ức độ/cường độ làm việc của nhóm dân s ố hoạt động kinh tế

Số giờ làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất bình quân chung là 50,7 giờ/tuần, trong đó lao động nam 51,3 giờ/tuần, nữ 50 giờ/tuần. Số giờ làm việc của lao động có hợp đồng không xác định thời hạn là 46,6 giờ/tuần, trong khi đó lao động không có hợp đồng làm việc đến 52,5 giờ/tuần.

Đáng chú ý là lao động di cư làm việc nhiều hơn lao động có hộ khẩu 10 giờ/tuần: 58,2 giờ so với 48,3 giờ. Mặc dù, tính bình quân, lao động di cư có trình độ chuyên môn thấp hơn, tiền lương tiền công thấp hơn so lao động có hộ khẩu nhưng do làm việc với cường độ cao hơn đã giải thích tại sao khoảng cách/chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm dân cư này tương đối thấp.

Số giờ làm việc của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ giàu nhưng chênh lệch không nhiều (49,1 so với 50,6 giờ/tuần). Số giờ làm việc của nhóm dân di cư có xu hướng ngược lại, lao động thuộc nhóm hộ di cư nghèo nhất có số giờ làm việc bình quân cao hơn lao động thuộc nhóm hộ di cư giàu nhất (60,5 so với 57 giờ tuần).

Mẫu nghiên cứu cũng cho thấy có 87% lao động làm một việc và 8% lao động làm hai việc tại cùng thời điểm. Tỷ lệ lao động làm cùng lúc hai công việc ở Hà Nội (15%) cao hơn thành phố Hồ Chí Minh (5%) đáng kể. Trong khi lao động nam và nữ có tỷ lệ làm hai việc cùng lúc như nhau thì tỷ lệ lao động làm nhiều hơn hai việc của lao động có hộ khẩu (9,9%) cao hơn lao động di cư (2,4%). Trong khi 15% lao động thuộc nhóm thu nhập thấp nhất làm hai việc tại cùng thời điểm thì chỉ có 6% lao động thuộc nhóm thu nhập cao nhất làm hai việc. Đáng chú ý là những người có trình độ chuyên môn cao như thạc sĩ hoặc tiến sĩ có tỷ lệ làm hai việc cùng lúc cao (thạc sĩ: 13%, tiến sĩ: 32%) có lẽ do họ đã có cơ hội làm thêm công việc ưa thích hoặc công việc có thu nhập khá.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 70)