Đối phó với các cú sốc/rủi ro

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 117 - 121)

) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện

11. Đối phó với các cú sốc/rủi ro

Năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp sản xuất giảm sút đã buộc phải cắt giảm chi phí, lao động bị sa thải hoặc cắt giảm hợp đồng. Đồng thời, năm 2008 và 2009 việc tăng giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng hoá tiêu dùng đã có những tác động đặc biệt đến người nghèo, là

118

nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội. Người nghèo ở khu vực đô thị càng chịu ảnh hưởng bất lợi của việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, trong khi giá cả lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác vẫn ở mức cao. Nhiều người cho biết đã phải cắt giảm chi tiêu, bán tài sản, phải đi vay tiền hoặc phải cắt giảm chi phí giáo dục,… để giải quyết khó khăn. Để giải quyết một cách hiệu quả việc giảm nghèo đô thị, cần phải hiểu một cách thấu đáo về những rủi ro và các cú sốc đã tác động đến người nghèo trong năm qua, những cách họ sử dụng để đối phó và giảm thiểu những tác động của nó. Từ đó, đưa ra những đánh giá, đề xuất biện pháp giúp giảm thiểu các rủi ro cho người nghèo ở đô thị.

11.1. Những rủi ro mà người dân gặp phải

Rủi ro mà các hộ gia đình/cá nhân gặp phải trong cuộc sống chia ra các loại: (i) do thảm họa thiên nhiên và sinh học; (ii) do các cú sốc kinh tế; và (iii) do nguyên nhân từ nội tại hộ gia đình/cá nhân.

Năm 2009 nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy thoái, vấn đề tăng giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu là khó khăn phổ biến nhất mà người dân thành phố gặp phải, cả đối với người có hộ khẩu ở thành phố, ở tỉnh thành phố khác. Có 64,8% hộ trả lời gặp phải khó khăn do tăng giá trong 12 tháng qua, tỷ lệ nàyở Hà Nội cao hơn TP Hồ Chí Minh (74,8% so với 59,8%). Hầu hết các hộ gia đình đều gặp phải khó khăn do giá tiêu dùng tăng tuy nhiên nhóm có thu nhập thấp và trung bình gặp khó khăn nhiều hơn (từ 68-70%) nhóm có thu nhập khá và cao (chỉ từ 54-66%). G

) hơn nhóm chủ hộ trẻ tuổi từ 15 đến 24 tuổi (39-56%).

Vấn đề về sức khoẻ là khó khăn đứng thứ hai mà người dân hay gặp phải, có đến 21% hộ và cá nhân gặp phải khó khăn này trong 12 tháng qua. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn về sức khỏe giảm dần theo các nhóm thu nhập, Tỷ lệ này của nhóm hộ nghèo nhất là 27,5% và nhóm hộ giàu nhất là 14,3%. Theo độ tuổi thì nhóm hộ/cá nhân mà chủ hộ có độ tuổi từ 55 tuổi trở lên cũng gặp khó khăn này nhiều hơn.

Thiên tai, dịch bệnh không phải là rủi ro lớn mà người dân hai thành phố hay gặp phải. Tỷ lệ hộ dân gặp phải khó khăn này chỉ là 1,7%, trong đó người sinh sống tại Hà Nội là 3,4%; sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh là 0,9%. Thiên tai dịch bệnh cũng là mối quan tâm nhiều hơn của người dân có độ tuổi từ 55 trở lên (3,1%) so với các nhóm khác.

119

Đồ thị11.1. Các khó khăn 12 tháng qua chia theo tình trạng hộ khẩu của chủ hộ

Chia theo trình độ học vấn của chủ h ộ thì loại rủi ro là kinh doanh suy giảm/thua lỗ tập trung nhiều ở nhóm chủ hộ có trình độ học vấn thấp. Trong 12 tháng qua, 10% đến 15% hộ kinh doanh suy giảm/thua lỗ thuộc về các hộ gia đình mà chủ hộ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống. Chia theo nhóm thu nhập thì tỷ lệ hộ kinh doanh suy giảm/thua lỗtrong 12 tháng qua tăng dần từ nhóm hộ nghèo nhất (9,4%) đến nhóm hộ giàu nhất (13,6%).

So sánh giữa hai thành phố, ngoài khó khăn về vấn đề tăng giá, người dân sống tại Hà Nội gặp nhiều khó khăn về sức khỏe, tiền lương chậm trả, thiên tai dịch bệnh, người thân gặp hoạn nạn. Trong khi đó, người dân sống tại TP Hồ Chí Minh lại gặp khó khăn về kinh doanh suy giảm/thua lỗ, mất việc nhiều hơn.

120

- Tỷ lệ gặp các loại khó khăn phụ thuộc vào số lượng người trong hộ và số người sống phụ thuộc.

Thường các hộ gia đình có ít người thì ít gặp khó khăn hơn các hộ đông người. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn các loại trong 12 tháng qua ở hộ có 1 người là 62,3%; ở hộ có 3 người là 76%; ở hộ có 4 người là 80,8% và ở hộ có 5 người trở lên là 81,1%.

Bảng 11.1. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người

sống trong hộ (%)

Chung

Số người sống trong hộ

1 người 2 người 3 người 4 người 5 người

trở lên

Tổng số 75,1 62,3 78,5 76,0 80,8 81,1

Loại khó khăn

- Tăng giá th ực phẩm/hàng tiêu dùng 64,8 50,3 65,6 66,1 70,7 73,3

- Mất việc 5,4 6,5 1,6 5,7 4,7 6,9

- Không được trả hoặc chậm trả tiền

lương, công 2,6 2,5 1,2 2,9 2,4 3,2

- Kinh doanh phá sản 0,5 - - 0,5 1,3 0,3 - KD suy giảm, thua lỗ 11,1 3,3 16,3 11,4 14,0 13,7 - Mất/giảm tiền được gửi 0,5 0,2 0,2 1,6 0,3 0,1 - Khó khăn về sức khoẻ 21,0 10,9 27,8 18,8 23,1 28,6 - Thiên tại, dịch bệnh 1,7 2,0 0,6 1,2 1,5 2,8 - Thành viên gia đình gặp khó khăn

cần giúp 4,2 5,0 3,9 3,3 4,0 4,4

- Các khó khăn khác 1,2 1,3 1,6 1,5 0,7 1,1

Những hộ gia đình có ít người ngoài những khó khăn về tăng giá, về sức khỏe họ còn phải trợ giúp người thân nhiều hơn. 50,3% hộ gia đình có 1 người gặp khó khăn về tăng giá thực phẩm, tỷ lệ này ở hộ có 3 người là 66,1% và ở hộ có 5 người trở lên là 73,3%. Ngược lại, tỷ lệ hộ gia đình có thành viên gặp hoạn nạn/khó khăn cần trợ giúp ở hộ gia đình có ít người lại cao hơn ở hộ giađình có nhiều người. 5,0% hộ gia đình có 1 người có thành viên gia đình gặp khó khăn/hoạn nạn cần trợ giúp so vớiở hộ có 2 người là 3,9%; hộ có 3 người là 3,3%; hộ có 4 người là 4,0%; hộ có 5 người trở lên là 4,4%. Hộ 1 người đa phần là các cá nhân sống một mình, là dân di cư vào thành phố, họ lên thành phố kiếm việc làm và phải trợ giúp cho người thân ở quê nhà.

Khó khăn liên quan đến sức khỏe thì hộ đông người bị ảnh hưởng nhiều nhất, đặc biệt từ 4- 5 người trở lên từ 23,1% -28,6%.

Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn c ũng có mối liên hệ với số người sống phụ thuộc tại hộ. Những hộ gia đình có ít người sống phụ thuộc sẽ gặp khó khăn ít hơn những gia đình còn lại.

121

Bảng 11.2. Tỷ lệ hộ gặp khó khăn trong 12 tháng qua chia theo loại khó khăn và số người

sống phụ thuộc tại hộ21

Chung

Số người sống phụ thuộc tại hộ

0 người 1 người 2 người 3 người 4 người

trở lên

Tổng số 75,1 68,6 76,6 83,3 76,0 89,4

Loại khó khăn

- Tăng giá thực phẩm/hàng tiêu

dùng 64,8 57,6 66,1 73,6 68,0 79,3

- Mất việc 5,5 5,5 5,9 4,7 4,0 12,2

- Không được trả hoặc chậm trả

tiền lương, công 2,6 2,3 2,6 2,3 3,3 6,1

- Kinh doanh phá sản 0,5 0,2 0,4 1,3 0,4 - - KD suy giảm, thua lỗ 11,1 9,37 12,35 12,79 9,81 11,47

- Mất/giảm tiền được gửi 0,5 0,2 1,2 0,3 - -

- Khó khăn về sức khoẻ 21,0 14,2 23,0 26,8 28,3 35,0 - Thiên tại, dịch bệnh 1,7 1,5 1,9 2,0 0,9 3,9 - Thành viên gia đình gặp khó

khăn cần giúp 4,2 5,2 3,7 3,1 1,5 10,2

- Các khó khăn khác 1,2 1,2 1,5 0,6 - 4,8

Hộ không có người sống phụ thuộc chỉ có 68,6% gặp khó khăn trong 12 tháng qua; tỷ lệ này ở hộ có 1 người là 76,6% và có 4 người phụ thuộc trở lên là 89,4%. Đối với hộ có nhiều người sống phụ thuộc thì khó khăn do tăng giá thực phẩm, mất việc chiếm tỷ lệ khá lớn so với hộ có ít người sống phụ thuộc. 79,3% hộ có 4 người trở lên sống phụ thuộc gặp khó khăn do tăng giá thực phẩm; tỷ lệ này ở hộ có 1 người sống phụ thuộc chỉ là 66,1% và ở hộ không có người sống phụ thuộc chỉ còn 57,6%. Tương tự, đối với khó khăn do mất việc là 12,2%; 5,9% và 5,5%.

Tỷ lệ hộ không có người sống phụ thuộc gặp khó khăn do thành viên gia đình hoạn nạn cần trợ giúp khá cao so với các hộ gia đình có 1-3 người sống phụ thuộc, chiếm 5,2%. Tỷ lệ này ở hộ có 1 người sống phụ thuộc chỉ là 3,7%; có 2 người sống phụ thuộc là 3,1 và có 3 người sống phụ thuộc là 1,5%. Điều này khá phù hợp với nhận định ở trên. Đây đa số là những cá nhân di cư vào thành phố, thuê nhà để sinh sống. Họ sống một mình, không cùng với gia đình và phải gửi tiền về trợ giúp cho người thân ở quê.

21

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 117 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)