Ảng 10.4 Hệ số tương qu an Kendall Tau b

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 117)

) và t ỷ lệ hộ sống trong điều kiện chật chội nhất cũng cao hơn với 61,7% số hộ này có diện

B ảng 10.4 Hệ số tương qu an Kendall Tau b

Hà Nội nhThu ập An sinh XH Dvụ nhà dtích nhà Clượng, Y tế An ninh Thgia

XH An sinh XH 0.1243* An sinh XH 0.1243* Dvụ nhà 0.2129* 0.1611* Clượng, dtích nhà 0.1157* 0.2093* 0.0949* Y tế 0.0852* 0.3109* 0.0874* 0.1379* An ninh -0.0433* -0.0627* -0.0372 -0.0670* -0.0396 Thgia XH 0.0528* 0.3018* 0.0003 0.3602* 0.2064* -0.0486* Giáo dục 0.1322* 0.0564* 0.0941* 0.0201 0.0915* 0.0424* 0.0039

Hồ Chí Minh nhThu ập An sinh XH Dvụ nhà dtích nhà Clượng, Y tế An ninh Thgia

XH An sinh XH 0.0864* An sinh XH 0.0864* Dvụ nhà 0.0311 0.0853* Clượng, dtích nhà 0.0686* 0.0910* -0.0111 Y tế 0.0845* 0.2770* 0.0869* 0.1329* An ninh -0.0148 0.0097 -0.0162 0.0387 -0.0332 Thgia XH 0.1042* 0.2732* 0.0347 0.3252* 0.2776* -0.0628* Giáo dục 0.0533* 0.0990* 0.0825* 0.0266 0.1544* -0.0155 0.0471* * Ý nghĩa ở mức 95%

Theo Bảng 10.4, hầu hết các hệ số tương quan đều có ý nghĩa ở mức 95%. Nhìn chung, ở Hà Nội mối tương quan giữa thu nhập và các chiều khác mạnh hơn so với TP Hồ Chí Minh; hệ số tương quan cao nhất là 0,21 giữa thu nhập và dịch vụ nhà ở, sau đó là 0,13 giữa thu nhập và giáo dục. Nhưng nhìn chung, các hệ số tương quan này đều rất thấp. Ở TP Hồ Chí Minh, các hệ số thể hiện hầu nhưkhông có tương quan gì giữa thu nhập và các yếu tố khác. Do vậy những chính sách tác động đến người nghèo thu nhập có thể không đến được những người có những thiếu hụt khác. An sinh xã hội dường như có tương quan nhiều nhất đối với một số chiều khác. Đáng ngạc nhiên là sau an sinh xã hội, tham gia các tổ chức và hoạt động xã hội có tương quan nhiều với các chiều khác (y tế, chất lượng/diện tích nhà, an sinh xã hội) ở cả hai thành phố. Điều này việc tác động đến khía cạnh tham gia xã hội của dân cư có thể sẽ đến được những nhóm dân cư đang chịu các thiếu hụt khác.

116

10.3. Tóm tắt kết quả

Những phân tích về tình trạng nghèo của hai thành phố trong phần này của báo cáo đã sử dụng hai cách tiếp cận là cách truyển thống sử dụng thu nhập và chuẩn nghèo thu nhập làm công cụ và cách tiếp cận mới đánh giá nghèo đa chiều (bao gồm cả chiều kinh tế và các chiều xã hội). Sau đây là một số kết quả chính:

- Tỷ lệ nghèo về thu nhập rất thấp ở cả 2 thành phố, trong đó thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ lệ nghèo thấp hơn Hà Nộ i đối với tất cả các chuẩn nghèo được sử dụng. Nông thôn luôn có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn khu vực thành thị của cả hai thành phố. Người di cư không hộ khẩu có tỷ lệ nghèo cao hơn người có hộ khẩu ở những chuẩn nghèo thấp; khi chuẩn nghèo tăng lên ở mức cao, không có sự khác biệt giữa tỷ lệ nghèo thu nhập của hai bộ phận dân cư này.

- Mặc dù có tỷ lệ nghèo thu nhập thấp hơn, TP Hồ Chí Minh có tỷ lệ nghèo cao hơn đối với tất cả các chiều thiếu hụt khía cạnh xã hội.

- Ở cả hai thành phố, bốn lĩnh vực thiếu hụt nhiều nhất là tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ nhà ở phù hợp (bao gồm dịch vụ điện, nước, nước và rác thải), tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp và thiếu hụt về giáo dục. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, không có thẻ bảo hiểm y tế cũng là một vấn đề cần quan tâm với tỷ lệ người không có bảo hiểm y tế là 42,8%.

- Ở cả hai thành phố, người dân ở khu vực nông thôn và người dân di cư chịu thiếu hụt ở tất cả các chiều nhiều hơn người dân thành thị và dân có hộ khẩu. Đáng chú ý là thiếu hụt về tham gia các hoạt động xã hội của người không có hộ khẩu rất cao và chênh lệch nhiều so với dân có hộ khẩu.

- Dân nghèo về thu nhập ở Hà Nội chủ yếu dồn lại ở những khu vực nông thôn với tỷ lệ rất cao trên 10%, trong khi ở thành thị chỉ gần 1%.

- Chỉ số nghèo đa chiều ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội, nông thôn cao hơn thành thị và người không có hộ khẩu cao hơn người có hộ khẩu. Đặc biệt, chỉ số nghèo đa chiều rất cao (Mo=0,29) đối với nhóm dân không có hộ khẩu đang có ít nhất một thiếu hụt. Hơn nữa, khi số chiều thiếu hụt càng tăng thì tỷ trọng dân không hộ khẩu càng tăng lên.

- Ở cả hai thành phố, 3 chiều đóng góp nhiều nhất vào chỉ số nghèo Mo là thiếu hụt về tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ nhà ở (điện, nước, thoát nước, thải rác, …) và thiếu hụt về chất lượng và diện tích nhà ở. Ở TP Hồ Chí Minh, thiếu hụt về giáo dục cũng đóng góp một phần đáng kể vào tỷ lệ nghèo đa chiều.

- Yếu tố thu nhập hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng phản ánh tính trạng nghèo đói đa chiều ở TP Hồ Chí Minh vì yếu tố này có tỷ lệ nghèo thấp, đóng góp thấp vào chỉ số nghèo đa chiều và không thay đổi khi số chiều thiếu hụt tăng lên.

- Đối với dân không có hộ khẩu, an sinh xã hội vẫn là yếu tố đóng góp hàng đầu vào chỉ số nghèo đa chiều, sau đó là chất lượng/diện tích nhà ở. Đáng chú ý, người di cư không hộ khẩu đang thực sự gặp phải vấn đề khó khăn trong tham gia các tổ chức và

117

hoạt động xã hội. Tuy nhiên, thu nhập không phải là yếu tố quan trọng và cũng không thay đổi gì khi số chiều thiếu hụt tăng lên.

- Đối với cư dân có hộ khẩu, bốn đóng góp lớn nhất vào chỉ số nghèo đa chiều lần lượt là an sinh xã hội, dịch vụ nhà, chất lượng/diện tích nhà và giáo dục. Tham gia vào các tổ chức và hoạt động xã hội hầu như không đóng góp gì mấy vào chỉ số nghèo.

- Thu nhập không có tương quan mấy đối với các chiều nghèo khác. Thay vì đó, anh sinh xã hội và tham gia các hoạt động xã hội thể hiện tương quan nhiều nhất với các chiều nghèo khác.

Những kết quả trên càng làm rõ thêm nhận định ban đầu rằng, đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, công tác giảm nghèo dựa trên tiêu chí kinh tế (thu nhập/chi tiêu) tỏ ra không phù hợp. Cách tiếp cận đa chiều có vẻ phù hợp hơn, theo đó đời sống của dân cư cần được đánh giá dựa trên một số khía cạnh kinh tế và xã hội và các chính sách giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân cần dựa trên cách đánh giá nhiều chiều này. Kết quả điều tra khuyến nghị một số lĩnh vực cả hai thành phố cần quan tâm đó là tăng cường tiếp cận hệ thống an sinh xã hội, cải thiện các dịch vụ liên quan đến nhà ở, nâng cao chất lượng và cải thiện diện tích nhà ở và tăng cường công tác giáo dục và phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho người dân. Bộ phận dân di cư không có hộ khẩu ở thành phố chiếm một phần lớn trong số những người nghèo của hai thành phố; cần có những chính sách dài hạn nhằm giúp họ thoát khỏi tình trạng thiếu hụt những điều kiện sống cơ bản.

Kết quả phân tích nghèo theo phương pháp đa chiều của báo cáo có thể sử dụng để lựa chọn ưu tiên một số chiều đóng góp nhiều nhất vào tình trạng nghèo để tập trung giải quyết. Việc lựa chọn ưu tiên có thể khác nhau giữa các thành phố, giữa thành thị và nông thôn, hay giữa các nhóm dân cư khác nhau (ví dụ: có hộ khẩu, không có hộ khẩu), đồng thời làm cơ sở để phân bổ ngân sách cho các lĩnh vực và địa phương khác nhau. Kết quả báo cáo cũng có thể làm cơ sở để khoanh vùng nhóm dân là đối tượng của chính sách giảm nghèo bằng cách xác định số chiều thiếu hụt tối thiểu để một người bị coi là nghèo. Số chiều có thể được lựa chọn ở mức thấp, bao phủ nhiều người hoặc có thể đặt ở mức cao mà chỉ bao gồm một số ít những người trong diện rất nghèo để làm đối tượng chính sách. Việc lựa chọn này hoàn toàn tùy thuộc vào chiến lược và ngân sách giảm nghèo của từng địa phương.

Báo cáo này giới thiệu phương pháp luận đá nh giá nghèo đa chiều và đưa ra các chiều thiếu hụt, cùng các chỉ số và chuẩn nghèo mang tính chất nghiên cứu. Bộ số liệu Điều tra Nghèo đô thị 2009 được sử dụng như bộ số liệu cơ sở. Trong tương lai, để hoàn thiện hơn về phương pháp luận, hai thành phố cần nghiên cứu kỹ lưỡng về các chiều, chỉ tiêu và chuẩn nghèo phù hợp, cũng như phương pháp luận theo dõi, đánh giá tình trạng nghèo đô thị tại hai thành phố.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá nghèo đô thị ở hà nội và thành phố hồ chí minh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)